Scholar Hub/Chủ đề/#đáp ứng buồng trứng kém/
Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng buồng trứng kém, bạn có thể cần tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù ...
Nếu bạn đang đối mặt với tình trạng buồng trứng kém, bạn có thể cần tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa sản phụ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc điều trị vấn đề hormone, phẫu thuật hoặc các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Bạn cũng có thể cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.
Khi buồng trứng kém hoạt động hoặc không hoạt động đúng cách, có thể gây ra các vấn đề về sinh sản và sức khỏe tổng thể. Các nguyên nhân có thể bao gồm tiền sử yếu tố di truyền, viêm nhiễm, tiểu đường, tiểu vùng tuyến giáp hay sử dụng một số loại thuốc.
Ngoài việc tư vấn và điều trị từ bác sĩ, bạn có thể cần tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng để áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Điều quan trọng là tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để tìm ra giải pháp phù hợp cho tình trạng của bạn và đảm bảo bạn có thông tin và hỗ trợ cần thiết để xử lý vấn đề buồng trứng kém.
Ngoài việc tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, bạn cũng có thể muốn xem xét một số phương pháp tự chăm sóc bản thân để hỗ trợ sức khỏe buồng trứng. Điều này có thể bao gồm:
1. Thực hiện các biện pháp giảm stress: Stress có thể ảnh hưởng đến cân nặng và hoạt động hormone, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng. Cố gắng thực hiện các kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, tập thể dục, v.v.
2. Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc tư vấn chuyên nghiệp để giúp duy trì tinh thần lạc quan và tích cực.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường lượng rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ sức khỏe buồng trứng.
Nhớ rằng việc điều trị và quản lý tình trạng buồng trứng kém tốt nhất sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tư vấn chuyên nghiệp.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng so sánh hiệu quả phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng corifollitropin α và menotropin với phác đồ follitropin β đơn thuần ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém Mục tiêu: So sánh hiệu quả phác đồ KTBT sử dụng Corifollitropin α với hp-hMG (Corifollitropin α + hp-hMG) và phác đồ sử dụng FSH tái tổ hợp đơn thuần (Follitropin β) ở bệnh nhân < 40 tuổi đáp ứng buồng trứng kém theo tiêu chuẩn Bologna.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng thực hiện trên 64 bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm dưới 40 tuổi, có tiền sử đáp ứng kém (≤ 3 noãn) và có AMH <1,1ng/ml hay AFC <7. Bệnh nhân được ngẫu nhiên nhận phác đồ KTBT sử dụng Corifollitropin α + hp-hMG hay Follitropin β. Kết cục chính là tỉ lệ thai diễn tiến. Kết cục phụ gồm số noãn chọc hút được, số chu kỳ bị hủy do đáp ứng quá kém, số chu kỳ có phôi chuyển, số chu kỳ có phôi trữ, số phôi và chất lượng phôi, tỉ lệ thai sinh hoá, thai lâm sàng và tỉ lệ hủy chu kỳ do biến cố bất lợi nghiêm trọng.
Kết quả: Nhóm Corifollitropin α + hp-hMG có dự trữ buồng trứng kém hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm Follitropin β (FSH ngày 2 lần lượt là 11,3 ± 6,3 so với 8,4 ± 4,0, p = 0,03). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thai diễn tiến giữa nhóm sử dụng phác đồ Corifollitropin α + hp-hMG và nhóm Follitropin β (15,4% so với 26,7%, p > 0,05) và các kết cục phụ khác của nghiên cứu.
Kết luận: Phác đồ Corifollitropin α + hp-hMG không hiệu quả hơn Follitropin β đơn thuần trong KTBT phụ nữ trẻ tuổi đáp ứng kém theo tiêu chuẩn Bologna. Cần nghiên cứu tiếp tục với cỡ mẫu lớn hơn để có kết luận chắc chắn.
#Kích thích buồng trứng #đáp ứng buồng trứng kém #corifollitropin α #hp-hMG #follitropin β
Kích thích buồng trứng kép trong thụ tinh ống nghiệm: liệu có thể là một chiến lược mới cho bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém? Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng để làm thụ tinh ống nghiệm là một trong những thách thức lớn nhất trong hỗ trợ sinh sản, vì số lượng trứng thu được ít hoặc không có dẫn đến tỉ lệ thành công rất thấp và hủy chu kỳ cao [10,37]. Mặc dù nhiều phác đồ kích thích buồng trứng đã được thành lập, nhằm cải thiện kết quả lâm sàng cho đối tượng này nhưng hiệu quả chưa rõ ràng. Một đánh giá của thư viện Cochrane đã kết luận rằng thiếu bằng chứng để hỗ trợ bất kỳ chế độ đặc biệt nào trong kích thích buồng trứng làm thụ tinh ống nghiệm ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém
So sánh giá trị dự đoán của AMH, FSH và AFC ĐỐI với đáp ứng kém và hủy chu kỳ do không nang phát triển ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm Giới thiệu: Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng (KTBT) có liên quan với số noãn thu được ít và tỉ lệ có thai thấp. Dự đoán đáp ứng kém trước điều trị có ý nghĩa quan trọng trong tư vấn và điều trị cho bệnh nhân, giảm gánh nặng tâm lý, thể chất và chi phí cho họ khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Mục tiêu: So sánh giá trị của AMH, FSH, AFC và xác định giá trị ngưỡng của các xét nghiệm này trong dự đoán đáp ứng kém với KTBT. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu trên 820 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được thực hiện cả 3 xét nghiệm AMH, FSH và AFC vào ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Đáp ứng kém được chẩn đoán ở 2 mức độ: ≤ 3 noãn chọc hút được và hủy chu kỳ do không nang noãn phát triển. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng kém (≤ 3 noãn) là 13,8% và hủy chu kỳ là 3,4%. AMH có giá trị dự đoán tốt nhất, kế đến là AFC và sau cùng là FSH. AMH ≤ 1,25 ng/ml (độ nhạy 86,7%, độ đặc hiệu 84,8%) dự đoán đáp ứng kém; AMH ≤ 0,77 ng/ml (độ nhạy 96,4%, độ đặc hiệu 84,4%) dự đoán hủy chu kỳ. Kết luận: AMH có giá trị tốt nhất trong dự đoán đáp ứng kém và hủy chu kỳ. Việc áp dụng kết quả nghiên cứu và giá trị ngưỡng của xét nghiệm vào thực hành lâm sàng cần xem xét thêm điều kiện của trung tâm và các dữ kiện lâm sàng khác của bệnh nhân.
#Giá trị dự đoán #AMH #FSH #AFC #đáp ứng kém với kích thích buồng trứng
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ CÓ THAI CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁP ỨNG KÉM VỚI KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét số lượng noãn và tỷ lệ có thai của người bệnh đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 60 trường hợp đáp ứng kém với kích thích buồng trứng đến khám và điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc Gia – Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 01/2021 đến 09/2021. Kết quả và bàn luận: Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi với tuổi trung bình 36,78 ± 4,95 năm và thời gian vô sinh khá dài 5,00 ± 2,87 năm. Các bệnh nhân đáp ứng kém kích thích buồng trứng thể hiện các chỉ số AMH trung bình thấp 1,04 ± 0,82 ng/ml và số nang thứ cấp ít 5,57 ± 1,48 nang. Số noãn chọc hút được trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 5,10 ± 2,27. Trong đó số noãn MII chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 4,23 ± 1,89. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm hCG dương tính 13,56%. Tỷ lệ thai lâm sàng 10,17%. Tỷ lệ thai tiến triển 8,47%. Tỷ lệ thai lưu: nhóm chứng có 1 trường hợp thai lưu chiếm 1,67%. Tỷ lệ thai sinh hóa có 2 trường hợp thai sinh hóa chiếm 3,39%.
#Đáp ứng kém #kích thích buồng trứng #thụ tinh trong ống nghiệm
Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng bằng phác đồ dài ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém Mục tiêu: (1)Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng ở bệnh nhận nhân có đáp ứng buồng trứng kém với kích thích buồng trứng bằng phác đồ dài. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đáp ứng buồng trứng kém.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân làm IVF có đáp ứng buồng trứng kém.
Kết quả: Nồng độ E2 ngày tiêm hCG từ 1000-2000 pg/ml chiếm tỷ lệ cao nhất là 39%. Nồng độ E2 ngày hCG trung bình 1435,33 ± 1046,59. Độ dầy niêm mạc tử cung trung bình là 11,57 ± 2,36. Số noãn trung bình thu được là 2,36 ± 0,67. Tỷ lệ thai lâm sàng là 29,96%. Tỷ lệ có thai lâm sàng ở phác đồ dài khi chuyển ≥ 2 phôi cao gấp 2,83 lần so với chuyển 1 phôi.
Kết luận: Đáp ứng kém với kích thích buồng trứng bằng phác đồ dài có tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai lâm sàng thấp.
Khuyến nghị: cần nghiên cứu giải pháp cải thiện kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở nhóm bệnh nhân này.
#FSH #LH #GnRH
So sánh kết quả trưởng thành noãn giữa hCG trigger và dual trigger trên những trường hợp đáp ứng buồng trứng kém So sánh kết quả trưởng thành noãn và kết quả tạo phôi giữa hai nhóm trưởng thành noãn bằng HumanChorionic Gonadotropin (hCG) và hCG kết hợp GnRH agonist (GnRHa) ở nhóm bệnh nhân đáp ứng kém tạiBệnh viện Phụ sản Trung ương. Các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém theo tiêu chuẩn Bologna điều trịtại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (HTSS) quốc gia, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương được chia thành hai nhóm.Nhóm chứng được trưởng thành noãn bằng hCG (10000UI) và nhóm can thiệp được trưởng thành noãn bằnghCG kết hợp GnRHa (6500UI + 0,2mg Triptoreline). Số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành,số phôi trung bình ở nhóm trưởng thành noãn bằng hCG kết hợp GnRHa (dual trigger) cao hơn nhóm trưởngthành noãn bằng hCG (p < 0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi giữa hai nhóm.Trưởng thành noãn bằng dual trigger làm tăng số lượng noãn thu được, số lượng noãn trưởng thành, số lượngphôi trung bình, cải thiện kết quả IVF (In vitro fertilization) trên các bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém.
#trưởng thành noãn #hCG kết hợp GnRHa #đáp ứng buồng trứng kém
Kích thích DouStim: cập nhật bằng chứng mới từ ESHRE Kích thích buồng trứng kép (DuoStim), ban đầu chỉ được đề xuất để bảo tồn khả năng sinh sản khẩn cấp ở bệnh nhân ung thư, nhưng hiện nay ngày càng được sử dụng nhiều trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trên lâm sàng, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có đáp ứng kém (POR), tuổi cao dự trữ buồng trứng giảm hay có chỉ định làm xét nghiệm di truyền tiền cấy ghép mà tạo được ít phôi. Nhờ vào lý thuyết mới về sóng tuyển dụng nang noãn, các nang noãn được chiêu mộ liên tục bởi các làn sóng tuyển mộ khác nhau, trong cùng một chu kỳ có hai đến ba làn sóng chiêu mộ, cho phép có thể thu được nhiều tế bào noãn hơn trong một chu kỳ IVF. Việc áp dụng thành công giao thức kích thích buồng trứng ở giai đoạn hoàng thể đã thúc đẩy nghiên cứu về DuoStim (kích thích cả giai đoạn nang trứng - FPS và hoàng thể - LPS) trong một chu kỳ kinh nguyệt để tối đa hóa số lượng tế bào noãn và phôi trong thời gian ngắn nhất có thể. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh khả năng tạo phôi nang nguyên bội thu được ở pha FPS và LPS là tương tự nhau khi được trigger bằng hCG. Hơn nữa, DouStim có thể giảm bớt căng thẳng về tinh thần và cảm xúc cho những phụ nữ có tiên lượng xấu không lấy được trứng trong FPS. Do đó, DouStim được coi là một phác đồ đầy hứa hẹn cho những người đáp ứng buồng trứng kém hay tạo được ít phôi mà có chỉ định sàng lọc phôi tiền làm tổ sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu được thêm các tế bào noãn và phôi nang trong một chu kỳ kinh nguyệt. Bằng chứng mới từ ESHRE về phác đồ DuoStim cho thấy tổng số tế bào noãn MII và số phôi chất lượng tốt ở bệnh nhân POR không có sự khác biệt so với hai chu kỳ IVF liên tiếp. Nhưng kích thích buồng trứng trong pha hoàng thể hiệu quả hơn kích thích pha nang noãn khi dùng Progestin để ức chế đỉnh LH trên bệnh nhân POR. Người bệnh có chỉ định làm xét nghiệm di truyền tiền cấy ghép cho các bệnh đơn bội và xét nghiệm thể dị bội (PGT-M/A) mà trước đó chỉ thu được ≤5 phôi nang, phác đồ Doustim có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
#đáp ứng buồng trứng kém #kích thích buồng trứng #DuoStim #phôi nang nguyên bội #IVF #PGT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA 2 PHÁC ĐỒ FLARE-UP VÀ ANTAGONIST VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN ĐỐI TƯỢNG BỆNH NHÂN CÓ TIÊN LƯỢNG ĐÁP ỨNG BUỒNG TRỨNG KÉM TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN QUỐC GIA Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị của 2 phác đồ Flare-up và Antagonist và nhận xét các yếu tố liên quan đến mức độ đáp ứng buồng trứng. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng. Cỡ mẫu nghiên cứu là 834 bệnh nhân trong thời gian từ năm 2014-2018.Kết quả: Tỷ lệ có thai sinh hóa ở phác đồ Flare-up là 4,5% và ở phác đồ Antagonist là 8,1% (p<0,05). Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ có thai lâm sàng tương đương nhau giữa 2 phác đồ. Ở cả 2 phác đồ, tuổi và AFC có giá trị tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém. Ở phác đồ Flare-up, FSH ngày 2 và E2 ngày 7 cũng có giá trị tiên lượng đáp ứng kém nhưng ở phác đồ Antagonist lại không có giá trị.Kết luận: Hiệu quả điều trị đối với nhóm bệnh nhân có tiên lượng đáp ứng kém của 2 phác đồ tương đương nhau. Tuổi và AFC là yếu tố có giá trị trong tiên lượng đáp ứng buồng trứng kém.
#Đáp ứng buồng trứng kém #Flare-up #Antagonist #yếu tố liên quan