Cận lâm sàng là gì? Các công bố khoa học về Cận lâm sàng

Cận lâm sàng là quá trình chuẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý dựa trên các phương pháp và kỹ thuật y khoa cụ thể như xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, chụp...

Cận lâm sàng là quá trình chuẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý dựa trên các phương pháp và kỹ thuật y khoa cụ thể như xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, chụp MRI, và các phương pháp khác. Cận lâm sàng giúp các bác sĩ và chuyên gia y khoa hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Cận lâm sàng cũng bao gồm việc thu thập thông tin về triệu chứng từ bệnh nhân, kiểm tra các dấu hiệu vật lý, và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về lịch sử sức khỏe của bệnh nhân và các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, cận lâm sàng còn bao gồm việc đánh giá kết quả của các xét nghiệm và quyết định điều trị phù hợp dựa trên các thông tin thu thập được.

Cận lâm sàng rất quan trọng để đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được chẩn đoán chính xác và điều trị tốt nhất. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi tiến triển của bệnh lý và hiệu quả của điều trị. Các bác sĩ và chuyên gia y khoa cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện cận lâm sàng để đảm bảo cho quá trình chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.
Cận lâm sàng cũng bao gồm việc đánh giá tình trạng tâm lý và tinh thần của bệnh nhân, vì tâm lý và tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị. Bác sĩ cận lâm sàng cũng có thể hỏi về lối sống và thói quen dinh dưỡng của bệnh nhân để hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng sức khỏe của họ.

Mục tiêu của cận lâm sàng là cung cấp thông tin chính xác và toàn diện nhất về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có thể đưa ra quyết định chẩn đoán và điều trị phù hợp. Cận lâm sàng là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc sức khỏe và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "cận lâm sàng":

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 498 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích một số yêu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 47 bệnh nhânsốc nhiễm khuẩn. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,4 ±15,2. Tuổi cao nhất là 92 và tuổi thấp nhất là 15. Giới tính nam chiếm tỷ lệ cao hơn 76,6%, nữ chỉ chiếm 23,4%.Đa phần các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có không có sốt hoặc sốt nhẹ. Sốt cao chỉ chiếm 23,4%, trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân không sốt chiếm cao nhất tới 61,7%. Vị trí ổ nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp chủ yếu là cơ quan hô hấp và tiêu hóa, trong đó hô hấp chiếm 44,7%, tiêu hóa là 34%. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn chỉ cho kết quả dương tính 17%. Gía trị trung bình lactat máu của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 6,82 ± 4,16. Đa số bệnh nhân có gái trị lactat máu > 6 mmol/l chiếm tỉ lệ 51,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa tình trạng rối loạn đông máu, thở máy xâm nhập và kết cục ra viện ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Kết luận: Bệnh nhân tuổi càng cao càng có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn cao hơn. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp nhất là cơ quan hô hấp, tỉ lệ cấy máu dương tính thấp. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa tình trạng rối loạn đông máu, thở máy xâm nhập và kết cục ra viện ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
#Lâm sàng #cận lâm sàng #yếu tố liên quan #sốc nhiễm khuẩn.
Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 4 Số 2 - Trang 08-14 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 04/2019 - 10/2019 trên 77 các bà mẹ và trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi vào nhập viện với chẩn đoán tiêu chảy nhiễm khuẩn tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi Nam Định. Sử dụng phương pháp khai thác hồ sơ bệnh án, khám thực thể, sử dụng kết quả xét nghiệm và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết. Kết quả: Dấu hiệu khởi phát: ỉa lỏng 50,6%, biểu hiện lâm sàng: phân nhày chiếm 54,9%, sốt là 66,2%. Lượng bạch cầu tăng là 36,4%, CRP dương tính chiếm tỷ lệ 50,6%, Canxi giảm là 94,9% và bạch cầu trong phân dày đặc: 28,6%. Kết luận: Dấu hiệu khởi phát hay gặp nhất ở trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn là ỉa lỏng và sốt, phần lớn trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn đi ngoài phân nhầy lẫn máu. Lượng hemoglobin trung bình: 99,2 ± 10,8 g/l, 50,6% có CRP dương tínhvà xét nghiệm phân có bạch cầu trong phân dày đặc: 28,6%, bạch cầu (+++): 36,4%, bạch cầu (++): 33,7%.
#Đặc điểm lâm sàng #cận lâm sàng #tiêu chảy nhiêm khuẩn #trẻ em
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NẤM PHỔI XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm nấm phổi xâm lấn điều trị tại trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 41 bệnh nhân nhiễm nấm phổi xâm lấn, điều trị tại Trung tâm Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai thời gian từ 01/2019 - 06/2021. Kết quả: Khoảng 2/3 bệnh nhân nhiễm nấm xâm lấn là nam giới, nhóm trên 60 tuổi chiếm 53,7%. COPD và Hen phế quản (31,7%), đái tháo đường týp 2 (24,4%) là những bệnh đồng mắc thường gặp. Lý do nhập viện rất đa dạng nhưng phổ biến làho có đờm (63,4%), khó thở (51,2%), mệt (36,6%), sốt (31,7%). Trên xét nghiệm vi sinh chủng nấm thường gặp nhất là Aspergilus fumigatus  (65,9%). Kết luận: Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm nấm xâm lấn đa dạng, không đặc hiệu, cần phải nghĩ tới nấm ở những bệnh nhân có yếu tố cơ địa có triệu chứng hô hấp dai dẳng không cải thiện với các biện pháp điều trị thông thường.
#Nhiễm nấm phổi xâm lấn #lâm sàng #cận lâm sàng
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ SƠ SINH
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK) ở trẻ sơ sinh. Đối tượng nghiên cứu: 133 trẻ sơ sinh được chẩn đoán và điều trị VMNNK tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2019 đến 30/06/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Trong số 133 bệnh nhân, 32 trẻ sơ sinh đượcchẩn đoán VMNNK sớm chiếm tỷ lệ 24%. Trẻ đẻ non mắc VMNNK sớm nhiều hơn trẻ đủ tháng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: thay đổi nhệt độ (63,1%), vàng da (53,3%) hay gặp ở trẻ đủ tháng; suy hô hấp (60,2%), thay đổi nhịp tim (60,2%), bú kém (95,5%), bỏ bú (61,7%), li bì (42,8%) hay gặp ở trẻ non tháng. Giá trị CRP tăng với trung vị là 31,4(81,6) mg/l. Đặc điểm dịchnão tủy với số lượng tế bào có trung vị là 78 (49-415) tế bào/mm3 , protein là 1,37 (0,97-2,27) g/l, glucose là 2,55 (1,75-3,18) mmol/l. 6/133 (4,5%). Bệnh nhân có kết quả cấy dịch não tủy dương tính. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của VMNNK sơ sinh thường không đặc hiệu và giống bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Trẻ sơ sinh có biểu hiện nhiễm trùng cần được nghĩ tới nguyên nhân VMNNK và nên được chọc DNT sớm. Kết quả nuôi cấy DNT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhưng tỷ lệ dương tính còn thấp.
#Viêm màng não nhiễm khuẩn #nhiễm khuẩn sơ sinh #sơ sinh.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2016 đến năm 2018
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 57 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết theo tiêu chuẩn Sepsis và ít nhất 2 lần cấy máu dương tính với S. aureus được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Bệnh chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân tuổi cao (64,9%), nam giới (64,9%). Các bệnh lý nền hay gặp: Đái tháo đường (42,1%), tăng huyết áp (31,6%), bệnh phổi mạn tính (29,8%). Các chủng S. aureus phân lập được có nguồn gốc bệnh viện chiếm 47,4%. Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn là 35,1% và tỷ lệ tử vong là 47,4%. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát hay gặp nhất là hô hấp (43,9%), theo sau là da, mô mềm (35,1%). Phần lớn bệnh nhân có tăng số lượng bạch cầu (73,7%) và nồng độ PCT > 10ng/ml (70,2%). Tỷ lệ S. aureus kháng methicillin là 47,4%. Các chủng S. aureus còn khá nhạy cảm với quinolone. 100% chủng S. aureus nhạy cảm hoàn toàn với vancomycin. Mức độ kháng kháng sinh của MRSA cao hơn MSSA và có ý nghĩa thống kê với moxifloxacin, levofloxacin, erythromycin, tetracyclin. Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do S. aureus có tỷ lệ sốc và tử vong cao. Gần 50% số chủng phân lập được là MRSA.
#Nhiễm khuẩn huyết #Staphylococcus aureus
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 102 đối tượng xơ gan do virus và không do virus. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan là 56,97±11,59, tỉ lệ nam/nữ là 5,8/1. Các nguyên nhân gây xơ gan đa phần là do viêm gan B, và do rượu. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nhóm xơ gan là chán ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, tuần hoàn bàng hệ với tỉ lệ  38,2%, 46,1%, 40,2% 40,2%. Các triệu chứng lâm sàng ít gặp là buồn nôn, ngứa, rối loạn tiêu hoá, gan to. Nồng độ trung bình AFP, AFP-L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan nói chung lần lượt là 86,8ng/mL, 6,2% và 246,98 mAU/mL. Nồng độ trung bình AFP, AFP-L3% và PIVKA-II ở nhóm bệnh nhân xơ gan có tăng một trong ba chỉ số là 163,99 ng/mL, 11% và 458,4 mAU/mL. Kết luận: Ở các bệnh nhân xơ gan; nồng độ AFP, AFP-L3 và PIVKA-II có thể tăng không cao nhiều so với người bình thường.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi
Tạp chí Phụ Sản - Tập 14 Số 4 - Trang 58-63 - 2017
Mục tiệu: (1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lạc nội mạc tử cung buồng trứng và (2) Đánh giá hiệu quả điều trị u lạc nội mạc tử cung buồng trứng bằng phương pháp mổ nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phương pháp mô tả cắt ngang, gồm 52 bệnh nhân được phẫu thuật khối u lạc nội mạc tử cung buồng trứng tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016. Kết quả: Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 20-29 tuổi chiếm tỷ lệ 53,8%, Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 30,2 ± 7,1 tuổi. Triệu chứng lâm sàng: đau bụng kinh chiếm tỷ lệ 73%, đau bụng vùng chậu 51,9%, vô sinh chiếm 9,6%, khám thấy phần phụ có khối u chiếm 78,8%, dính túi cùng Douglas 15,6%. Siêu âm: u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng trái (40,4%) gặp nhiều hơn buồng trứng phải (30,8%). Nồng độ CA 125 trung bình là 79,8±66,7. Phẫu thuật bóc u + gỡ dính u lạc nội mac tử cung buồng trứng chiếm 57,7%. Thời gian phẫu thuật trung bình là 60,9±20,8 phút. Điểm đau trung bình sau mổ 24 giờ là 3,8 ± 1,6. Thời gian nằm viện sau mổ 4,5 ± 1,5 ngày. Kết luận: U lạc nội mạc tử cung buồng trứng gặp chủ yếu ở độ tuổi sinh sản, triệu chứng thường gặp là đau bụng kinh và đau bụng vùng chậu. Phẫu thuật nội soi u lạc nội mạc tử cung buồng trứng mang lại hiệu quả tốt.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG CÓ CHÈN ÉP THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2021
  Đặt vấn đề: Bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là bệnh lý mạn tính gây đau, hạn chế vận động hoặc biến dạng cột sống thắt lưng. Trong đó chèn ép thần kinh là một hậu quả của thoái hóa cột sống phối hợp với thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Cộng hưởng từ (MRI) là phương tiện có giá trị trong chẩn đoán chèn ép thần kinh, từ đó có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và mối liên hệ trong thoái hóa cột sống thắt lưng có chèn ép thần kinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán xác định trên MRI là THCSTL có chèn ép thần kinh. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất và cũng là lý do vào viện của bệnh nhân là đau lưng chiếm 95%; teo cơ chiếm 5,9%; dấu hiệu Lasègue dương tính gặp với tỉ lệ là 53,9%. Hình ảnh cộng hưởng từ ghi nhận thoái hóa cột sống theo phân loại Modic: Modic 1 (20,6%), Modic 2 (70,6%) Modic 3 (8,8%); thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây chèn ép thần kinh chiếm 81,4%%; rễ thần kinh L5 bị chèn ép nhiều nhất chiếm 90%. Mối liên hệ giữa mức độ chèn ép rễ thần kinh trên lâm sàng và MRI: Hệ số tương quan Spearman r=0,57 (p<0,001). Kết luận: Có mối liên hệ giữa mức độ chèn ép rễ thần kinh trên lâm sàng và mức độ chèn ép rễ thần kinh trên MRI.
#Thoái hóa cột sống thắt lưng #chèn ép thần kinh #cộng hưởng từ
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG HỘI CHỨNG CAI RƯỢU NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng cai rượu nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 38 bệnh nhân có hội chứng cai rượu nặng với điểm CIWA-Ar≥20 điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 1/2018 đến tháng 7/2018. Kết quả: 100% gặp ở nam giới; tuổi trung bình 47,6±12,6; chủ yếu từ 40-60 tuổi (68,4%), thời gian nghiện rượu dài 18,7± 8,55năm; uống 500-700 ml/ngày tới 63,2%; hội chứng cai kéo dài trung bình 3,8 ngày. Đặc điểm lâm sàng: bệnh nhân có đầy đủ các dấu hiệu nặng theo thang điểm CIWA-Ar: dấu hiệu run (100%), lo âu (100%), vã mồ hôi (97,4%), kích động (92,1%), buồn nôn và nôn (28,9%), đau đầu (15,8%). Các rối loạn ảo giác: thính giác (92,1%), thị giác (89,5%), xúc giác (23,7%). Rối loạn định hướng ở 76,3% số bệnh nhân. Biến chứng viêm phổi (39,5%) và 15,8% số BN phải thở máy. Đặc điểm cận lâm sàng: Tăng CK, AST, ALT, lactat. Kết luận: Hội chứng cai rượu nặng với nhiều triệu chứng và biến chứng, cần hồi sức và điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực.
#hội chứng cai #thang điểm CIWA-Ar
Tổng số: 944   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10