U nguyên bào gan là gì? Các công bố khoa học về U nguyên bào gan

Nguyên bào gan là những tế bào cơ bản trong gan, có khả năng tự tái tạo và phục hồi chức năng của gan. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe...

Nguyên bào gan là những tế bào cơ bản trong gan, có khả năng tự tái tạo và phục hồi chức năng của gan. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của gan. Ngoài ra, nguyên bào gan cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý gan và có tiềm năng trong nghiên cứu về tế bào gốc.
Nguyên bào gan có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương do các bệnh lý như xơ gan, viêm gan, hoặc tác động của chất độc hại. Chúng được sử dụng trong điều trị cấy ghép gan cho những người bị tổn thương gan nặng. Quá trình này cho phép nguyên bào gan phục hồi và tái lập chức năng gan một cách tự nhiên.

Ngoài ra, nguyên bào gan cũng đang được nghiên cứu để điều trị một số bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch. Việc sử dụng nguyên bào gan trong các lĩnh vực này đều đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Điều này tạo ra triển vọng lớn cho việc áp dụng nguyên bào gan trong điều trị các bệnh lý khác nhau trong tương lai.
Ngoài việc sử dụng nguyên bào gan trong điều trị cấy ghép gan và nghiên cứu về các bệnh lý khác, nguyên bào gan cũng đang được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của chúng và cách chúng có thể được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh lý khác.

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên bào gan có khả năng thực hiện các chức năng khác nhau như chuyển hóa chất, sản xuất các protein quan trọng và giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Điều này tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị mới cho nhiều bệnh lý khác nhau sử dụng nguyên bào gan.

Tuy nhiên, việc sử dụng nguyên bào gan đang đòi hỏi nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trước khi chúng có thể được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn y học.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "u nguyên bào gan":

GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH HAI DÃY ĐẦU THU TRONG CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO GAN TRẺ EM
Mục đích: Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nguyên bào gan trẻ em.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 69 bệnh nhi dưới 15 tuổi, có chẩn đoán lâm sàng u gan, được chụp CLVT hai dãy đầu thu, có kết quả giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương thời gian từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 5 năm 2014.Kết quả: Không có đặc điểm riêng lẻ nào trên phim chụp CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu cùng cao. Đặc điểm vôi hóa trong u có độ đặc hiệu cao nhất là 90%, tuy nhiên độ nhạy là 34,7%. Kết hợp đặc điểm cấu trúc khối đặc trên CLVT với với yếu tố tuổi dưới 36 tháng có độ đặc hiệu 55%, độ nhạy 85,7%, kết hợp khối cấu trúc đặc với tuổi và AFP cao so với tuổi có độ đặc hiệu 80%, độ nhạy 85,7%, kết hợp lâm sàng và đặc điểm ngấm thuốc có độ đặc hiệu 67,3%, độ nhạy 95%. CLVT có giá trị trong đánh giá vị trí u, phân loại PRETEXT với chỉ số đồng thuận cao tương ứng là 0,856 và 0,65.Kết luận: Chẩn đoán UNBG cần phải kết hợp giữa hình ảnh CLVT và yếu tố tuổi, alfa-fetoprotein mới có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. CLVT có giá trị trong đánh giá vị trí u và liên quan u với các thành phần xung quanh.
#u nguyên bào gan #u gan trẻ em #hình ảnh u nguyên bào gan
U nguyên bào nuôi di căn ở não - gan - phổi được điều trị thành công: báo cáo ca lâm sàng
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 1 - Trang 178 - 180 - 2018
U nguyên bào nuôi sau đẻ thường di căn não, gan có tiên lượng rất xấu, tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Việc chẩn đoán xác định bệnh và giai đoạn không khó nhưng lựa chọn đúng phương pháp điều trị tại từng thời điểm cụ thể đối với thể lâm sàng này có vai trò quyết định tới kết quả điều trị. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân u nguyên bào nuôi sau đẻ thường có di căn não gan và có diễn tiến chảy máu trong ổ bụng do vỡ nhân di căn đã được điều trị thành công nhờ phẫu thuật và hóa trị.
#u nguyên bào nuôi di căn não gan #hóa trị #phẫu thuật.
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH CỦA U THẦN KINH ĐỆM LAN TỎA CỦA NÃO THEO PHÂN LOẠI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 2007
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các típ mô bệnh học u thần kinh đệm lan tỏa của não theo WHO 2007 và tìm mối liên quan giữa sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch với típ mô bệnh học và độ mô học. Vật liệu nghiên cứu: Bệnh phẩm, tiêu bản khối nến từ các trường hợp mổ u não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Chẩn đoán, phân loại và phân độ u não dựa theo phân loại của tổ chức y tế thế giới 2007. Phân tích đặc điểm phân bố về giới, tuổi. Hình ảnh mô bệnh học, độ ác tính của u não đánh giá theo thang độ ác tính. Khảo sát một số yếu tố hóa mô miễn dịch trong u não và mối liên quan đến độ ác tính như: IDH1, Ki67 và P53. Kết quả: Có 216 bệnh nhân từ 20-79 tuổi, nhóm 30 - 40 tuổi chiếm 25,5%, nam/nữ =1,16/1. Ba nhóm UTKĐLT của não thường gặp là: UNBTKĐ (38%), USB giảm biệt hóa (14,3%) và UTBTKĐ ít nhánh giảm biệt hóa (13,4%). Gặp nhiều nhất là độ 4 chiếm 38%. U thần kinh đệm lan tỏa độ 3 chiếm 35,6%, xếp thứ hai. U TKĐ lan tỏa độ 2 chiếm tỷ lệ ít nhất là 26,4%. Tỷ lệ bộc lộ Ki67 với u sao bào lan tỏa độ 2 là: 3,8±1,57, độ 3 là: 14,6±6,01 và độ 4 là: 32,4±12,90. Tỷ lệ bộc lộ IDH1 với u TKĐ độ 2 là cao nhất chiếm 89,5%. Tỷ lệ bộc lộ IDH1 với u TKĐ độ 4 là thấp nhất chiếm 31,7%. Tình trạng bộc lộ dấu ấn P53 của U nguyên bào thần kinh đệm là cao nhất 81,7%. Tình trạng bộc lộ dấu ấn P53 của u TKĐ lan tỏa độ 2 là thấp nhất chiếm 54,4%. Kết luận: UTKDLT gặp ở cả 2 giới, tỷ lệ nam/nữ =1.16/1, độ tuổi gặp nhiều nhất 30-40. Ba nhóm u não chính thường gặp là: UNBTKĐ, USB giảm biệt hóa và UTBTKĐ ít nhánh giảm biệt hóa. Độ mô học chiếm tỷ lệ cao nhất là độ 4 với 38%. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn IDH1 gặp nhiều nhất ở độ 2 với 89,5%. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn P53 gặp nhiều nhất ở độ 4 với 81,7%. Tỷ lệ bộc lộ Ki67 với u sao bào lan tỏa độ 2 là: 3,8±1,57, độ 3 là: 14,6±6,01 và độ 4 là: 32,4±12,90
#u thần kinh đệm lan tỏa #u nguyên bào thần kinh đệm #u sao bào #u tế bào thần kinh đệm ít nhánh và nhuộm hóa mô miễn dịch
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BƯỚC 2 BẰNG THUỐC ỨC CHẾ ĐIỂM KIỂM SOÁT MIỄN DỊCH – PEMBROLIZUMAB
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1A - 2022
Mục đích: Đánh giá kết quả bước đầu điều trị bệnh ung thư biểu mô tế bào gan bước 2 bằng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch- Pembrolizumab. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, thực hiện trên 35 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát được điều trị bước 2 với Pembrolizumab tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bênh viện K Trung Ương từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: trong tổng số 35 bệnh nhân tham gia nghiên cứu không có trường hợp nào bệnh đáp ứng hoàn toàn, 17.1% bệnh đáp ứng một phần, 42.9% trường hợp bệnh giữ nguyên, 40% trường hợp bệnh tiến triển, tỷ lệ kiểm soát bệnh là 60%. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển đạt 3.1 tháng. Kết luận: Điều trị Pembrolizumab bước 2 trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát có hiệu quả khá cao, mang lại lợi ích sống thêm cho người bệnh.
#Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát #Pembrolizumab #bước 2 #bệnh viện Ung bướu Hà Nội #bệnh viện K Trung ương
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ NÚT MẠCH CẦM MÁU CẤP CỨU UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN VỠ
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh trên cắt lớp vi tính và chụp mạch ung thư biểu mô tế bào gan vỡ và kết quả nútmạch cấp cứu.Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu đánh giá kết quả chụp và nút mạch cấp cứu cầm máu trên22 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan vỡ từ 01/2014 đến 6/2016 tại bệnh viện Việt Đức.Kết quả: 22/22 bệnh nhân được chẩn đoán u gan vỡ trên cắt lớp vi tính, được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) vànút mạch cấp cứu cầm máu, kích thước trung bình u theo đường kính lớn nhất 83.95mm. Hình ảnh chụp mạch: 7/22trường hợp (31.8%) có thoát thuốc động mạch, 2/22 (9.1%) có giả phình, 1/22 (4.6%) có thông động tĩnh mạch trongkhối, 12/22 trường hợp (54.5%) không phát hiện tổn thương mạch. Vật liệu nút mạch chủ yếu sử dụng Spongel trong18/22 (81.8%), keo sinh học Histoacryl 4/22 trường hợp (18.2%). Thành công về kỹ thuật và bệnh nhân ra viện trongtình trạng ổn định: 22/22 trường hợp 01 bệnh nhân suy gan và tử vong 1 tháng sau nút mạch.Kết luận: U gan vỡ có kích thước lớn, thường không kèm tổn thương chảy máu thể hoạt động. Điều trị nút mạchcầm máu đường động mạch trong ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát vỡ là phương pháp an toàn và hiệu quả.
#chụp mạch #nút mạch #ung thư tế bào gan nguyên phát #u gan vỡ
Nguyên bào nuôi sau đẻ di căn gan: báo cáo ca bệnh và tổng quan
Tạp chí Phụ Sản - Tập 20 Số 3 - Trang 162-164 - 2022
U nguyên bào nuôi sau đẻ thường có tiên lượng xấu do chẩn đoán muộn và khả năng kháng hóa chất cao. Việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm phát hiện bệnh phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng và vị trí tổn thương nhằm đảm bảo sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Kết luận: U nguyên bào nuôi di căn sau đẻ thường có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà vẫn bảo tồn được tử cung nếu không phát hiện tổn thương nguyên phát ở tử cung
#U nguyên bào nuôi sau đẻ #u nguyên bào nuôi sau đẻ di căn gan #hóa trị phối hợp
KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TỪ 6/2022 - 6/2023
Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam - Tập 3 Số 47 - Trang 75-81 - 2024
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 6/2022 - 6/2023.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các trường hợp được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023.Kết quả: Phẫu thuật đã được thực hiện cho 43 bệnh nhân. Tuổi trung bình: 55,1 ± 12,9 tuổi; 86,04% bệnh nhân là nam giới; tỷ lệ mắc viêm gan virus (B hoặc C): 93,02%. Chỉ số AFP tăng ở 65,12% trường hợp. Kích thước khối u trung bình: 5,19 ± 2,45 cm. Cắt gan lớn chiếm 48,84%. Thời gian phẫu thuật trung bình với cắt gan lớn: 238,15 ± 58,26 phút và 202,32 ± 52,18 phút với cắt gan nhỏ; Lượng máu mất trong mổ là 395,86 ± 98,96 mL với cắt gan lớn và 296,08 ± 88,12 mLvới cắt gan nhỏ. Thời gian nằm viện trung bình: 14,2 ± 3,6 ngày. Biến chứng gặp ở 8 (18,62%) bệnh nhân bao gồm: Chảy máu (2,33%), suy gan (2,33%), tràn dịch màng phổi (6,98%), rò mật (6,98%). Có 1 trường hợp (2,33%) tử vong trong thời gian nằm viện.Kết luận: Cắt gan theo giải phẫu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan có thể thực hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với độ an toàn cao và hiệu quả.
#Ung thư biểu mô tế bào gan #cắt gan theo giải phẫu #ung thư gan nguyên phát #cuống Glisson #HCC
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2020-2021
 Đặt vấn đề: Ung thư gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên khắp thế giới. Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát (UTTBGNP) là bệnh ung thư nguyên phát của gan, chiếm phần lớn các bệnh ung thư gan. Đo lường chất cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá CLCS và một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân UTTBGNP tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 20202021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 116 bệnh nhân UTTBGNP bằng bộ câu hỏi phỏng vấn với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân UTTBGNP có CLCS tốt chiếm 25%; trong đó, tỷ lệ bệnh nhân đạt CLCS tốt về tình trạng sức khỏe, mối quan hệ gia đình xã hội, tình trạng tinh thần, tình trạng chức năng, các vấn đề quan tâm khác tương ứng là 17,2%; 77,6%; 26,7%; 91,4% và 85,3%. Phân tích đa biến ghi nhận 2 yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân UTTBGNP là tình trạng xơ gan và uống thuốc giảm đau với OR lần lượt là 3,09 [CI95%: 1,04-9,19] và 3,32 [CI95%: 1,07-10,26]  (p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân UTTBGNP khá kém, đặc biệt, ở bệnh nhân có xơ gan và không uống thuốc giảm đau.
#Ung thư tế bào gan nguyên phát #chất lượng cuộc sống #An Giang
Nghiên cứu mối liên quan giữa giai đoạn bệnh, AFP, AFP-L3, siêu âm, CT xoắn ốc 3 thì với dấu ấn HBsAg ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan
Tóm tắt Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa giai đoạn bệnh, AFP, AFP-L3, siêu âm, CT xoắn ốc 3 thì với dấu ấn HBsAg ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, trên 65 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Kết quả: Bệnh nhân giai đoạn III, IV theo phân loại TNM; Child-Pugh B, C gặp ở nhóm có HBsAg (+) cao hơn nhóm HBsAg (-); sự khác biệt là có ý nghĩa (p<0,05). Tỷ lệ AFP-L3/AFP ở nhóm HBsAg dương tính 37,01 ± 18, cao hơn so với nhóm HBsAg âm tính 12,38 ± 14,59%. Sự khác biệt là có ý nghĩa với p<0,01. Siêu âm: 38,5% bệnh nhân có gan to; 16,9% có dịch ổ bụng; 12,3% huyết khối tĩnh mạch cửa. CT: Chủ yếu khối u ở gan phải (75,4%); 92,3% khối u có kích thước ≥ 6cm; 66,2% bệnh nhân có 2 khối u trở lên; 89,2% khối u tăng sinh mạch và ngấm thuốc mức độ vừa trở lên. Không có sự khác biệt về hình ảnh siêu âm và CT ở nhóm HBsAg (+) so với nhóm HBsAg (-) với p>0,05. Kết luận: Có mối liên quan giữa giai đoạn bệnh, AFP, AFP-L3 với dấu ấn HBsAg ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát, AFP, AFP-L3.
#Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát #AFP #AFP-L3
28. Giá trị của thuật toán GAAD trong hỗ trợ sàng lọc ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát trên bệnh nhân viêm gan B mạn có AFP < 20 ng/ml
Tạp chí Nghiên cứu Y học - Tập 181 Số 8 - Trang 256-264 - 2024
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đánh giá hiệu quả chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát trên đối tượng nguy cơ cao viêm gan B mạn được theo dõi định kỳ AFP âm tính (< 20 ng/ml) bằng thang điểm GAAD. Nghiên cứu thực hiện kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 225 bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan B mạn làm đủ xét nghiệm AFP và PIVKA II có AFP < 20 ng/mL được theo dõi từ 1/2022-7/2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Kết quả GAAD có độ nhạy cao hơn AFP và PIVKA II riêng lẻ trong hỗ trợ chẩn đoán sàng lọc ung thư biểu mô tế bào gan. Diện tích dưới đường cong AUC của GAAD là 0,854 (95% CI: 0,800 - 0,907) cao hơn PIVKA II là 0,800 (95% CI: 0,737 - 0,862). Điểm cắt tối ưu của GAAD là 1,09 với độ nhạy 86,3%, độ đặc hiệu 75,7%. Như vậy, thang điểm GAAD có thể là chỉ số hỗ trợ giúp tăng độ nhạy sàng lọc sớm ung thư biểu mô tế bào gan cho bệnh nhân viêm gan B mãn tính, đặc biệt những trường hợp AFP và PIVKA-II âm tính.
#Ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát #viêm gan B mạn tính #PIVKA-II #AFP #GAAD
Tổng số: 13   
  • 1
  • 2