Toàn cầu hóa là gì? Các công bố khoa học về Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là quá trình mà các quốc gia, kinh tế và xã hội trở nên ngày càng kết nối và tương tác với nhau trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này có thể xảy ra ...

Toàn cầu hóa là quá trình mà các quốc gia, kinh tế và xã hội trở nên ngày càng kết nối và tương tác với nhau trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này có thể xảy ra thông qua việc tăng cường giao thương quốc tế, sự phát triển của các công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như sự lan rộng của các nguyên tắc và giá trị văn hóa. Toàn cầu hóa có thể mang lại cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống cho mọi người, nhưng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực như tăng đàm phán và mất trật tự an ninh toàn cầu.
Toàn cầu hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh tế, văn hóa, chính trị, môi trường và xã hội. Trên mặt kinh tế, toàn cầu hóa giúp mở ra cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh và giúp tăng cường sự sản xuất và hiệu suất. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến sự chuyển đổi công nghiệp, thất nghiệp và sự mất mát việc làm trong một số lĩnh vực.

Toàn cầu hóa cũng có thể ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội thông qua việc truyền tải nguyên tắc, giá trị, và phong cách sống từ một quốc gia sang một quốc gia khác. Nó cũng tạo ra cơ hội cho việc giao lưu và trao đổi văn hóa, nhưng đôi khi cũng gặp phải sự mất mát và đe dọa cho các nền văn hóa địa phương.

Trên mặt chính trị, toàn cầu hóa có thể tạo ra các liên kết chính trị mới và ảnh hưởng đến quyền lực và chính sách của các quốc gia. Nó cũng tạo điều kiện cho hợp tác và đối thoại quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, lợi ích chung và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đối mặt với sự phản đối từ một số phong trào xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền lao động, bảo vệ môi trường và chủ quyền quốc gia. Những tranh cãi về tác động của toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra và cần sự cân nhắc kỹ lưỡng để tận dụng lợi ích và giải quyết nhược điểm của quá trình này.
Toàn cầu hóa cũng có ảnh hưởng đáng kể đến môi trường. Quá trình này đã tăng cường tình trạng ô nhiễm môi trường và sự suy giảm tài nguyên tự nhiên do sự tăng cường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên cấp độ toàn cầu. Các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và nước cũng có tác động xuyên quốc gia và đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết.

Ngoài ra, toàn cầu hóa cũng tạo ra cơ hội cho việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và nghiên cứu. Hợp tác giữa các quốc gia có thể tạo điều kiện cho trao đổi kiến thức, công nghệ và tài nguyên giữa các quốc gia, góp phần vào sự phát triển và cải thiện cuộc sống trên toàn cầu.

Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp và đa chiều, mà có cơ hội và thách thức của nó. Để đối mặt với những thách thức đồng thời khai thác các cơ hội, cần sự hợp tác và thảo luận không ngừng giữa các quốc gia, tổ chức và cộng đồng trên phạm vi toàn cầu.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "toàn cầu hóa":

Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa
Bài viết này bước đầu đưa ra các cơ sở lý luận dựa trên đặc điểm và các yêu cầu của chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó xây dựng hệ tiêu chí đánh giá loại chính sách này. Hệ tiêu chí này có thể được sử dụng để tiến hành đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa, vận dụng vào đánh giá chính sách ở Việt Nam và đưa ra các gợi ý hoàn thiện chính sách.
Đừng chỉ lo cho thế hệ tương lai: Tiếp cận nhân học về phát triển bền vững
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 2 Số 3 - Trang 320-329 - 2016
Nghiên cứu này là một phản biện nhân học đối với một cách hiểu phổ biến hiện nay trong giới hoạch định chính sách, và thậm chí trong một bộ phận của giới khoa học, về phát triển bền vững. Theo cách hiểu này, nguyên nhân chính của phát triển không bền vững là do các hoạt động và chương trình phát triển của thế hệ hiện tại có thể làm phương hại đến quyền lợi và sự sinh tồn của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, bài viết này cho rằng nguyên nhân chính của phát triển không bền vững cần phải được xem xét từ những tác động của phát triển ngay ở hiện tại, và thay vì nhấn mạnh vào việc không làm tổn hại đến thế hệ tương lai, chúng ta cần nhấn mạnh việc không làm tổn hại đến người khác và tôn trọng sự khác biệt như là nguyên tắc quan trọng nhất của phát triển bền vững. Qua đó, tôi lý giải vai trò đặc biệt quan trọng của nhân học, một khoa học đặc biệt nhạy cảm với cái khác và tôn trọng sự khác biệt, với việc đảm bảo tính bền vững cho quá trình phát triển hiện nay.
#Nhân học #phát triển bền vững #khác biệt #văn hóa #hiện đại hóa #toàn cầu hóa
Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng cà phê và sự tham gia của Việt Nam
Global value chains (GVCs) have gained unusual prominence in the research agendas of international and academic organisations devoted to the study of international trade and economics. The research has investigated the current context of coffee sector of Vietnam on the contemporary participation of Vietnam in the whole global coffee value chain. As a result, the research figures out that Vietnam is stuck in the very low value-added created stage because it is exporting coffee in the raw material form. The research also comes up with the conclusion about the high potential value added stage that Vietnam should move towards to affirm Vietnam’s coffee position and charisma in the world market. In order to achieve this goal, Vietnam coffee sector should concentrate on improving the quality of coffee instead of running after the coffee export volume and emphasize the importance of brand building and further investing in processing stage.
#chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) #giá trị gia tăng (VA) #sự tham gia #toàn cầu hóa #chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 3 Số 4 - Trang 530-532 - 2017
Theo một nghiên cứu độc lập của Huỳnh Văn Thông (2013), tỷ lệ người có độ tuổi dưới 30 có thói quen truy cập internet sau 22h là 78.2% và 42.8% trong đó thường xuyên truy cập internet sau 24h. Từ đó hình thành nên chu kỳ ngủ-thức kiểu “cú” (ngủ muộn dậy muộn) thay vì kiểu “chiền chiện” (ngủ sớm dạy sớm) như trước đây. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều ví dụ thú vị và “thường ngày” như đoạn dẫn trên trong cuốn sách “Văn hóa đại truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa” (Đặng Thị Thu Hương chủ biên) để thấy được truyền thông càng ngày càng tác động mạnh mẽ vào từng hoạt động bình thường của công chúng cũng như có ảnh hưởng sâu rộng đến một vấn đề nền tảng nhất trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn: Văn hóa. Cuốn sách này đặc biệt ở chỗ nó giới thiệu một cách đầy đủ và có hệ thống các lý thuyết đương đại của thế giới về truyền thông đại chúng và văn hóa đại chúng (mass culture) cũng như việc ứng dụng và kiểm nghiệm các lý thuyết đó vào thực tiễn Việt Nam thông qua các khảo sát công chúng (diện rộng với hàng nghìn bảng hỏi được phân bố theo địa lý) và phân tích nội dung (từ các chủ đề “hot” như người nổi tiếng  cho đến giá trị văn hóa được thể hiện như thế nào trên báo chí). Chính sự công phu trên làm cho cuốn sách trở thành một công trình đáng chú ý khi việc nghiên cứu truyền thông ở nước ta còn chưa quá phát triển so với sự tăng tốc nhanh chóng của ngành công nghiệp truyền thông trong bối cảnh kỹ thuật số và toàn cầu hóa. Cuốn sách được chia thành năm chương lớn, trong đó chương 1 giới thiệu các vấn đề lý thuyết chung và phương pháp nghiên cứu của toàn bộ nghiên cứu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào bối cảnh toàn cầu hóa của thế giới nói chung và kinh tế thị trường (định hướng XHCN) nói riêng tại Việt Nam; chương 2 giới thiệu văn hóa truyền thông đại chúng (VHTTDC) ở một số quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ); chương 3 phân tích VHTTDC Việt Nam nhìn từ kênh truyền thông đại chúng; chương 4 phân tích VHTTDC Việt Nam nhìn từ góc độ công chúng tiếp nhận, và cuối cùng chương 5 khuyến nghị các vấn đề của VHTTDV: Nhìn về phía tương lai. Chương 1 của cuốn sách rất có giá trị khi đưa ra được một cái nhìn tổng quan về các thuật ngữ quan trọng nhất: “văn hóa”, “truyền thông đại chúng” (TTDC), “văn hóa đại chúng” trong đó nhấn mạnh vào tính liên ngành khi tiếp cận vấn đề thông phương tiện TTDC (báo chí, internet,…). Hướng tiếp cận này nhấn mạnh vào ba khía cạnh chính: một là, chính các phương tiện TTDC là một hiện tượng văn hóa. Hai là, các phương tiện truyền thông là công cụ để truyền bá văn hóa. Ba là, văn hóa TTDC là giá trị sản phẩm do  phương tiện TTDC mang lại cho công chúng của mình. Đây là hướng tiếp cận hợp lý để có thể triển khai nghiên cứu liên ngành văn hóa-truyền thông, khác với quan niệm thông thường khi cho rằng phương tiện TTDC chỉ là vấn đề kỹ thuật hoặc hình thức. Từ đó, các tác giả tổng quan các nhóm lý thuyết chính hiện nay là: hướng tiếp cận từ lý thuyết về nghiên cứu văn hóa, hướng tiếp cận từ lý thuyết tâm lý học, hướng tiếp cận từ lý thuyết báo chí truyền thông, hướng tiếp cận từ lý thuyết hiện đại và hậu hiện đại. Quan trọng nhất, phần cuối của chương 1, các tác giả đã phân tích được bối cảnh hiện nay của ngành công nghiệp truyền thông, công nghiệp văn hóa Việt Nam (với các số liệu và phân tích chính sách vĩ mô rất chi tiết) trong các biến đổi phức tạp của thế giới toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường để thấy được các vấn đề thực tiễn cần được nghiên cứu nhằm “làm giàu cho nền văn hóa Việt Nam” và “ngặn chặn loại trừ khỏi cuộc sống xã hội  những mầm hại cỏ độc xâm nhập theo các kênh thông tin”. Chương 2 tổng kết qua các nét lớn trong văn hóa TTDC ở 3 quốc gia: Mỹ (có ảnh hưởng đến toàn cầu), Trung Quốc (có bối cảnh xã hội tương tự với Việt Nam), và Hàn Quốc (hiện tượng văn hóa TTDC đặc biệt nhất trong giai đoạn hiện nay). Tuy vậy, chương này mới đưa ra các hiện tượng ở từng nước riêng rẽ mà chưa có một cái nhìn xuyên suốt để chỉ ra các so sánh trực tiếp với Việt Nam (đối tượng nghiên cứu chính). Chương 3 và 4 tiếp cận văn hóa TTDC theo hai góc độ kinh điển với nghiên cứu truyền thông: kênh và công chúng. Điểm hấp dẫn nhất của hai chương này là đều có số liệu định lượng cụ thể và cập nhật (ai, giờ nào, thường tiếp xúc với kênh thông tin nào, tiếp nhận thông tin nhiều hay ít,…) đi kèm với các kết luận, từ đó giúp người đọc dễ dàng hình dung ra sự biến đổi liên tục của văn hóa thông qua TTDC. Hai chương rất sinh động khi đưa các vấn đề “nóng”, gây bức xúc như truyền thông sa đà vào hiện tượng người nổi tiếng dẫn đến “văn hóa giải trí mới”, xuất bản phẩm “ngôn tình” dẫn đến sự lệch lạc trong quan điểm của người trẻ,… Chương 4 còn công phu trong việc nghiên cứu toàn diện công chúng từ bối cảnh của công chúng cho đến sự thay đổi cụ thể các hành vi của công chúng trong quá trình “sống với” văn hóa TTDC. Chương 4 còn bước đầu chỉ ra các hướng cụ thể trong nghiên cứu công chúng hiện nay: công chúng với văn hóa giải trí, công chúng với văn hóa tiêu dùng và tiêu dùng văn hóa, công chúng và sự biến đổi ngôn ngữ trong quá trình truyền thông và những hệ lụy mà ngôn ngữ mới đó đem lại. Chương 5 hướng đến việc đưa ra các giải pháp vĩ mô về mặt chính sách sau khi đã rút ra các kết luận lớn từ thực tiễn của chương 3 và chương 4. Các giải pháp được đưa ra đồng bộ trên nhiều phương diện: luật pháp, đầu tư, giáo dục,… nhưng nhấn mạnh nhất vào việc phải có sự hợp tác và hiểu biết đồng thời từ cả các nhà quản lý, nhà báo và người dân-công chúng thụ hưởng và tiêu thụ truyền thông để hướng tới “văn hóa TTDC phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Tựu chung lại, đây là một chuyên khảo thành công với một lượng lớn lý thuyết được xử lý nhuần nhuyễn, khảo sát công phu với số lượng mẫu lớn, các kết luận chắc chắn đáng tin cậy bởi khả năng xử lý số liệu tốt, các phân tích sâu về mặt chính sách đều dựa trên việc trích dẫn hợp lý các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước cùng với sự hậu thuẫn của nhãn quan lý thuyết và số liệu thực tế. Chính vì thế, bất kỳ sinh viên ngành báo chí truyền thông, nhà báo, người thực hành và quản trị truyền thông,… đều nên lấy đây là một tài liệu tham khảo quan trọng.
Biến đổi bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 7 Số 3b - Trang 461-471 - 2022
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống với những nét văn hóa đặc trưng riêng có tạo nên bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng. Ngoài người Kinh, người Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, HMông, Hoa, v.v. chiếm số đông. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã có những tác động làm biến đổi không nhỏ đến bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây. Tuy nhiên, những biến đổi này chưa được nghiên cứu làm rõ. Bài viết tập trung làm rõ ba nội dung: i. khái quát đặc điểm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; ii. những biến đổi bản sắc văn hóa các dân tộc hiện nay ở Thái Nguyên; iii. cuối cùng, bài viết chỉ ra nguyên nhân và đánh giá. Ngày nhận 30/8/2021; ngày chỉnh sửa 15/12/2021; ngày chấp nhận đăng 30/12/2021
#Thái Nguyên #biến đổi #bản sắc văn hóa #dân tộc #toàn cầu hóa
Phát triển tư duy bậc cao và kĩ năng công nghệ cho sinh viên ngành ngoại ngữ thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Thời đại công nghệ thông tin (CNTT) và toàn cầu hóa đặt ra những đỏi hỏi ngày càng cao đối với việc đào tạo các công dân toàn cầu một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng và thái độ, trong đó có kĩ năng tư duy bậc cao và sử dụng CNTT. Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học nói chung và hình thức học tập e-Learning nói riêng đang là một yêu cầu cấp thiết vì nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên (SV) phát triển các kĩ năng thông tin, trong đó phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin được xem là các mức độ tư duy bậc cao. Bài viết gợi mở một số phương thức giúp sinh viên các khối ngành ngoại ngữ phát triển thêm các kĩ năng thông tin, sử dụng công nghệ và tư duy bậc cao trong việc sử dụng hiệu quả các hình thức dạy học cơ bản có ứng dụng CNTT. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
#công dân toàn cầu #tư duy bậc cao #toàn cầu hóa #CNTT #e-Leaning #ngoại ngữ #kĩ năng thông tin #giao tiếp #học tập suốt đời
VĂN HỌC DI DÂN NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Cho đến thời điểm gần đây nhất, khái niệm “văn học Nhật Bản” gần như chỉ dành cho những tác phẩm được sáng tác và xuất bản trên đất Nhật, bởi người Nhật thuần chủng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển xã hội và bối cảnh toàn cầu hóa, biên giới văn chương cũng được xét lại. Văn học di dân Nhật Bản dần có một vị trí nhất định trong dòng chảy văn chương Phù Tang. Cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Á, văn học hải ngoại Nhật thể hiện sự hòa nhập Đông – Tây và những tâm hồn tha hương luôn hoài vọng những giá trị truyền thống của dân tộc. Những tác phẩm này đã bộc lộ một tiếng nói khác của văn học đương đại Nhật Bản và mang tới nhiều triển vọng mới cho văn học hậu hiện đại trong quá trình biến dịch không ngừng của nó.
#immigrant Literature; globalization; borderless; popular culture.
VỊ TRÍ KHÔNG GIÁP BIỂN: THÁCH THỨC CHO PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Toàn cầu hóa chia sẻ cơ hội cho tất cả các quốc gia nhưng không phải quốc gia nào cũng có khả năng tiếp cận những cơ hội đó để vươn lên phát triển. Với vị trí địa lý thật đặc biệt, các quốc gia không giáp biển ở châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latin thật sự gặp khó khăn trong tiến trình hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp phong phú từ các nghiên cứu của các học giả và các báo cáo chính thức của các tổ chức có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quốc gia đang phát triển không giáp biển phải đối mặt với các thách thức như vận tải quá cảnh, chi phí vận chuyển và đầu tư nước ngoài. Từ đó, bài viết nhận diện một số vấn đề phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và đề xuất một số hàm ý chính sách cho sự phát triển của những quốc gia này.
#toàn cầu hóa #không giáp biển #bất lợi #thách thức
Đại dịch Covid-19 – kiểm nghiệm năng lực tư duy và hành động trong thế giới toàn cầu hóa
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn - Tập 6 Số 3 - Trang 295-312 - 2020
Đại dịch Covid-19 là một vấn nạn điển hình của thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Vì vậy, đây là một phép thử (test case) tốt để kiểm chứng mức độ trưởng thành của lối tư duy và hành động của các chính phủ cũng như của người dân các nước với tính cách là những chủ thể toàn cầu. Tiếp cận vấn đề từ góc độ văn hóa chính trị, tác giả bài viết tập trung kiểm nghiệm phương thức ứng phó điển hình đối với đại dịch Covid-19 của một số chính phủ và nhân dân một số nước trên ba chiều cạnh chính: nhận thức, bộc lộ thái độ và đánh giá. Trên cơ sở đó, tác giả cố gắng chỉ ra mức độ đáp ứng đối với nguyên tắc “tư duy toàn cầu, hành động địa phương” ( think globally, act locally ) - vốn được xem như nguyên tắc ứng xử cơ bản nhất của công dân toàn cầu. Nghiên cứu này được tiến hành khi đại dịch Covid-19 còn đang diễn ra nhằm kiểm nghiệm cả năng lực phán đoán khoa học của cách tiếp cận văn hóa chính trị. Ngày nhận 20/4/2020; ngày chỉnh sửa 29/5/2020; ngày chấp đăng 30/6/2020
#Covid-19 #tư duy toàn cầu #hành động địa phương #vấn đề toàn cầu #tiếp cận văn hóa chính trị.
Tổng số: 44   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5