Thất phải là gì? Các công bố khoa học về Thất phải

Không có thông tin cụ thể để đưa ra một giả định hoặc quyết định nào. Nếu có thông tin cụ thể hơn, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một câu trả lời chính xác hơn. Xin...

Không có thông tin cụ thể để đưa ra một giả định hoặc quyết định nào. Nếu có thông tin cụ thể hơn, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một câu trả lời chính xác hơn.
Xin lỗi, tôi không thể cung cấp thông tin cụ thể nếu không biết vấn đề hoặc ngữ cảnh cụ thể. Bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn để tôi có thể hỗ trợ được không?
Xin lỗi, nhưng bạn cần cung cấp thông tin cụ thể hoặc mô tả vấn đề một cách rõ ràng để tôi có thể hỗ trợ bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi cụ thể nào hoặc muốn chia sẻ thông tin với tôi, hãy nói rõ hơn để tôi có thể đưa ra sự giúp đỡ phù hợp.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "thất phải":

Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải
Tóm tắt Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm điện sinh lý và kết quả điều trị bằng triệt đốt năng lượng sóng tần số radio ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, có theo dõi dọc. Đối tượng gồm 100 bệnh nhân tuổi trung bình là 48,8 ± 14,3 (tháng) được chẩn đoán xác định ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017. Các bệnh nhân được hỏi bệnh, làm điện tim, thăm dò điện sinh lý, sau đó được triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio, đánh giá tai biến và theo dõi dọc sự tái phát ngoại tâm thu. Kết quả: Tại vị trí đốt thành công thời gian hoạt động điện thế thất sớm trung bình là 33,3 ± 3,8ms. Với thời gian hoạt động điện thế thất sớm là 31,5ms sẽ có giá trị xác định vị trí đốt thành công với độ nhạy 70,5% và độ đặc hiệu 85,7%. Đốt thành công ngay sau triệt đốt là 95%, trong 30 phút có 5,3% tái phát được triệt đốt thành công ngay sau đó, có 4,4% tái phát xa. Có 1% bệnh nhân có loạn nhịp thất nguy hiểm, 1% bệnh nhân có biến chứng tràn máu màng ngoài tim phải chọc hút. Kết luận: Thời gian hoạt động điện thế thất sớm là 31,5ms sẽ có giá trị cao xác định vị trí đốt thành công. Triệt đốt ngoại tâm thu thất bằng sóng năng lượng tần số radio có tỷ lệ thành công cao, tái phát thấp và ít biến chứng. Từ khóa: Điện sinh lý, triệt đốt năng lượng tần số radio, ngoại tâm thu thất đường ra thất phải.
#Điện sinh lý #triệt đốt năng lượng tần số radio #ngoại tâm thu thất đường ra thất phải
KẾT QUẢ NGẮN HẠN PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG DỌC GIỮA NÁCH BÊN PHẢI ĐIỀU TRỊ BỆNH THÔNG LIÊN THẤT DƯỚI HAI VAN ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 1 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tính khả thi và độ an toàn cũng như kết quả ngắn hạn sau phẫu thuật tim hở ít xâm lấn qua đường dọc nách giữa bên phải điều trị bệnh thông liên thất dưới hai van động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân được chẩn đoán thông liên thất dưới hai van động mạch được điều trị bằng phẫu thuật tim hở ít xâm lấn vá lỗ thông qua đường dọc giữa nách bên phải trong thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021 tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Có tổng số 24 bệnh nhân được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu, bao gồm 13 trẻ nam và 11 trẻ nữ. Cân nặng trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 8.1kg [khoảng tứ phân vị (TPV), 5.9 - 21.2 kg], tuổi trung bình là 10 tháng (TPV, 6 - 91.6 tháng). Kích thước trung bình của lỗ thông là 8.5 ± 2.8 mm. Có 5 bệnh nhân (20.8%) có ống động mạch, 1 bệnh nhân (4.2%) có thông liên nhĩ là tổn thương phối hợp. Có 3 trường hợp (12.5%) lỗ thông được vá qua đường nhĩ phải và 21 trường hợp (87.5%) lỗ thông được vá qua thân động mạch phổi. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 56.7 ± 20.9 phút, thời gian chạy máy trung bình là 73.8 ± 23.5 phút, thời gian thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 37.6 ± 8.3 phút và thời gian phẫu thuật trung bình là 161.5 ± 33.4 phút. Không có bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật, không có bệnh nhân cần chuyển sang đường mổ khác. Thời gian thở máy trung bình sau phẫu thuật là 10.6 ± 6.2 giờ, thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 8.5 ± 3.3 ngày. Có 3 bệnh nhân (12.5%) loạn nhịp sau phẫu thuật bao gồm 1 trường hợp nhịp nhanh bộ nối, 1 trường hợp nhịp chậm xoang cần tạo nhịp nhĩ tạm thời và 1 trường hợp cơn nhịp nhanh nhĩ. Không có bệnh nhân nào có shunt tồn lưu sau phẫu thuật. Khám lại được thực hiện với toàn bộ các bệnh nhân trong nghiên cứu cho thấy không có bệnh nhân nào bị biến dạng lồng ngực sau phẫu thuật với thời gian theo dõi trung bình là 17 ± 6.8 tháng. Tất cả các gia đình bệnh nhân đều hài lòng với đường mổ dọc giữa nách bên phải. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn qua đường dọc giữa nách bên phải điều trị bệnh thông liên thất dưới hai van động mạch là khả thi và an toàn, với kết quả tốt. Cần có thời gian theo dõi lâu hơn và số lượng bệnh nhân lớn hơn nhằm đánh giá chính xác hơn nữa hiệu quả của phương pháp điều trị này.
#thông liên thất dưới hai van động mạch #phẫu thuật ít xâm lấn #kết quả ngắn hạn
Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và kết quả triệt đốt ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm điện sinh lý và kết quả điều trị bằng triệt đốt năng lượng sóng tần số radio ở bệnh nhân ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, có theo dõi dọc. Đối tượng gồm 100 bệnh nhân tuổi trung bình là 48,8 ± 14,3 (tháng) được chẩn đoán xác định ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 8/2015 đến 8/2017. Các bệnh nhân được hỏi bệnh, làm điện tim, thăm dò điện sinh lý, sau đó được triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio, đánh giá tai biến và theo dõi dọc sự tái phát ngoại tâm thu. Kết quả: Tại vị trí đốt thành công thời gian hoạt động điện thế thất sớm trung bình là 33,3 ± 3,8ms. Với thời gian hoạt động điện thế thất sớm là 31,5 ms sẽ có giá trị xác định vị trí đốt thành công với độ nhạy 70,5% và độ đặc hiệu 85,7%. Đốt thành công ngay sau triệt đốt là 95%, trong 30 phút có 5,3% tái phát được triệt đốt thành công ngay sau đó, có 4,4% tái phát xa. Có 1% BN có loạn nhịp thất nguy hiểm, 1% BN có biến chứng tràn máu màng ngoài tim phải chọc hút. Kết luận: Thời gian hoạt động điện thế thất sớm là 31,5ms sẽ có giá trị cao xác định vị trí đốt thành công. Triệt đốt ngoại tâm thu thất bằng sóng năng lượng tần số Radio có tỷ lệ thành công cao, tái phát thấp và ít biến chứng.
#Triệt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio #đường ra thất phải #ngoại tâm thu thất nguyên phát.
Vai trò điện tim bề mặt trong đánh giá vị trí ngoại tâm thu thất nguyên phát xuất phát từ đường ra thất phải
Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị điện tim bề mặt trong đánh giá vị trí ngoại tâm thu thất nguyên phát xuất phát từ đường ra thất phải. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân ngoại tâm thu thất nguyên phát đường ra thất phải, tuổi trung bình là 48,8 ± 14,3 (tháng). Tất cả bệnh nhân được ghi điện tim bề mặt phân tích hình dạng từng thành phần sóng QRS, sau đó tiến hành thăm dò điện sinh lý và triệt đốt ngoại tâm thu để xác định vị trí ổ ngoại tâm thu thất tại đường ra thất phải. Kết quả: So với ngoại tâm thu thất thành trước, ngoại tâm thu thất vị trí thành sau có QRS  rộng hơn ở chuyển đạo DI, aVF. Với điểm cắt của biên độ sóng R ở DI > 0,26mV có giá trị chẩn đoán phân biệt ngoại tâm thu thất vị trí thành trước và thành sau thất phải. Biên độ sóng R ở DIII và AVF của ngoại tâm thu thất ở vị trí vùng cao đường ra thất phải cao hơn so với ngoại tâm thu thất khởi phát ở vị trí vùng thấp đường ra thất phải. Điểm cắt biên độ sóng R > 1,21mV tại AVF có giá trị chẩn đoán ngoại tâm thu thất ở vị trí vùng cao đường ra thất phải. Kết luận: Hình dạng sóng QRS của điện tim bề mặt có giá cao trong việc đánh giá các vị trí ổ ngoại tâm thu thất tại đường ra thất phải.
#Ngoại tâm thu thất #đường ra thất phải #điện tim bề mặt
9. Đánh giá phân suất tống máu thất phải bằng siêu âm tim 3D ở bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi
Tăng áp lực động mạch phổi (TALĐMP) là bệnh lý nặng nề, gây suy thất phải, là yếu tố chính gây tử vong. Siêu âm Doppler tim ba chiều (3D) là kĩ thuật mới được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá phân suất tống máu thất phải bằng siêu âm tim 3D và mô tả sự tương quan với một số chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất phải trên siêu âm tim 2D. Kết quả cho thấy phân suất tống máu thất phải trên siêu âm 3D trung bình ở bệnh nhân TALĐMP là là 40,1 ± 10,6%. Phân suất tống máu thất phải ở TALĐMP tiên phát thấp hơn so với TALĐMP thứ phát. Tỷ lệ phát hiện rối loạn chức năng tâm thu thất phải trên siêu âm cao nhất khi đánh giá bằng phân suất tống máu thất phải (3D RVEF) với 63,6%. 3D RVEF tương quan rất chặt chẽ với phân suất diện tích thất phải (p = 0,7587), tương quan chặt chẽ với chỉ số vận động vòng van 3 lá ( p = 0,6834). Kết luận: Phương pháp siêu âm Doppler tim 3D thất phải là một kĩ thuật mới, không xâm lấn, có thể thực hiện lặp lại, giúp tăng giá trị chẩn đoán chính xác chức năng tâm thu thất phải ở bệnh nhân TALĐMP.
#Tăng áp lực động mạch phổi #chức năng thất phải #siêu âm tim 3D
PHẪU THUẬT VÁ LỖ THÔNG LIÊN THẤT CÓ KÍCH THƯỚC LỚN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỔ TIM HỞ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỔ DỌC NÁCH GIỮA BÊN PHẢI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật vá lỗ thông liên thất (TLT) có kích thước lớn áp dụng phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn qua đường mổ dọc nách giữa bên phải tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021, có tổng cộng 93 bệnh nhân được chẩn đoán TLT lỗ lớn (kích thước tối thiểu của lỗ thông > 6.5mm) được phẫu thuật tim hở ít xâm lấn qua đường dọc nách giữa tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Tuổi phẫu thuật trung bình trong nhóm nghiên cứu là 11.2 tháng (IQR, 6.4-25.4), cân nặng trung bình là 7.7kg (IQR, 6.4-11.5). Tỷ lệ nam/nữ là 49/44. Kích thước trung bình lỗ thông trên siêu âm của nhóm nghiên cứu là 9,1 ± 1.8mm, áp lực động mạch phổi trung bình là 38,2±13,4 mmHg (min:20-max:85). Chiều dài đường rạch trung bình là 5,6±0,5cm (min:5-max:7). Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 51,6±12,4phút và thời gian chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể là 68,9±15phút, thời gian thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể là 37,1 ±8,6phút. Có 73 bệnh nhân (78.5%) vị trí lỗ thông nằm quanh màng, 19 bệnh nhân (20.4%) vị trí phần phễu hoặc dưới van động mạch phổi, và 1 trường hợp vị trí lỗ thông nằm tại buồng nhận. Lỗ thông được vá qua đường nhĩ phải ở 75 trường hợp (80.6%) và qua động mạch phổi là 18 trường hợp (19.4%). Không có bệnh nhân tử vong trong hoặc sau phẫu thuật, không có tử vong sau khi ra viện cho tới thời điểm hiện tại. Không có bệnh nhân nào cần mổ lại, không có trường hợp nào có block nhĩ thất cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Có 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 3 trường hợp xẹp phổi và 26 trường hợp có tràn khí dưới da. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 8 ngày (min:5-max:35). Kết quả kiểm tra sau mổ có 8 trường hợp shunt tồn lưu ngay sau phẫu thuật, tuy vậy với thời gian theo dõi trung bình là 13 ± 5,9 tháng (min:6-max:30) thì không có bệnh nhân nào có shunt tồn lưu sau phẫu thuật. Tất cả các bệnh nhân đều ổn định và lồng ngực phát triển bình thường ở 97% các trường hợp khám lại sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn điều trị các bệnh nhân có lỗ thông liên thất lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương là an toàn, khả quan và có hiệu quả về thẩm mỹ cao. Cần có nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và theo dõi lâu dài hơn để đánh giá chính xác hơn nữa kết quả lâu dài áp dụng phương pháp phẫu thuật này.
#phẫu thuật tim hở ít xâm lấn #thông liên thất lớn #đường nách giữa bên phải
HỞ VAN BA LÁ VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẤT PHẢI Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ CÓ TẠO HÌNH VAN BA LÁ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá tần xuất hở van ba lá (HoBL) và rối loạn chức năng thất phải (CNTP) sau phẫu thuật van hai lá có kèm sửa van ba lá (VBL) và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 109 bệnh nhân phẫu thuật van hai lá kèm sửa VBL tại Viện tim mạch Việt Nam từ 08/2018 đến 05/2021. Siêu âm tim đánh giá mức độ HoBL và CNTP (TAPSE, S’, FAC ) tại 4 thời điểm: ngay trước phẫu thuật và các thời điểm 1 – 3 tuần, 1 – 3 tháng, 6 -12 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: 109 bệnh nhân, tuổi trung bình 52, tỷ lệ nữ 68%, bệnh van tim do thấp chiếm 94,5%, tỷ lệ rung nhĩ 87%. Trước phẫu thuật, 49,5% HoBL vừa, 55,5% HoBL nặng, 47,7% rối loạn CNTP (FAC < 35%). Tại 3 thời điểm điểm 1 – 3 tuần, 1 – 3 tháng, 6 -12 tháng sau phẫu thuật, tỷ lệ HoBL mức độ vừa trở lên lần lượt là 23,5%, 30% và 32,3%, tỷ lệ rối loạn CNTP lần lượt là 52%, 30%, 23%. TAPSE, S’ bị giảm sau phẫu thuật không tương xứng với sự cải thiện FAC. HoBL nặng là yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ HoBL vừa trở lên 6 – 12 tháng sau phẫu thuật. HoBL thực tổn và có phối hợp tổn thương van động mạch chủ (ĐMC) làm tăng nguy cơ HoBL vừa trở lên 6 – 12 tháng sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy logistic đơn biến. Rối loạn CNTP trước phẫu thuật và áp lực động mạch phổi tâm thu (ALĐMP) > 50 mmHg làm tăng nguy cơ rối loạn CNTP sớm sau phẫu thuật. HoBL vừa sau mổ làm khả năng phục hồi CNTP sau mổ kém đi. Kết luận: HoBL mức độ vừa trở lên và rối loạn CNTP sau phẫu thuật van hai lá có sửa van ba lá xảy ra khá phổ biến. HoBL nặng, HoBL thực tổn, có phối hợp tổn thương van ĐMC và rối loạn CNTP trước phẫu thuật ảnh hưởng bất lợi lên tình trạng HoBL và rối loạn CNTP sau phẫu thuật.
#sửa van ba lá #hở van ba lá #rối loạn chức năng thất phải
KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN TẠO HÌNH VAN MỘT LÁ BẰNG MIẾNG VÁ POLYTETRAFLUOROETHYLENE (PTFE) CHO ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI TRONG PHẪU THUẬT SỬA CHỮA TRIỆT ĐỂ TỨ CHỨNG FALLOT
160 bệnh nhân phẫu thuật sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot đã được khảo sát, trong đó 109 bệnh nhân bảo tồn được vòng van ĐMP (68,1%)cao gấp 2 lần so với số bệnh nhân được tạo hình van ĐMP với màng PTFE 0.1mm (51 bệnh nhân, chiếm 31,9%). Phẫu thuật sửa chữa tứ chứngFallot có tạo hình van động mạch phổi một lá cho kết quả sớm và trung hạn tốt.
21. Nghiên cứu biến đổi hình thái, chức năng thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì có tăng áp động mạch phổi
Tăng áp động mạch phổi (TAĐMP) ở nhóm bệnh nhân tự miễn là yếu tố báo hiệu tiên lượng xấu của bệnh và gây ảnh hưởng nặng nề hơn so với nhóm bệnh nhân TAĐMP khác. Đánh giá biến đổi về hình thái và chức năng của thất phải (TP) có vai trò quan trọng trong xác định tiến triển bệnh, hướng dẫn quyết định điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân mắc bệnh tự miễn có tăng áp động mạch phổi. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nhằm đánh giá sự biến đổi hình thái, chức năng thất phải trên bệnh nhân xơ cứng bì (XCB), lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT). Nghiên cứu tiến hành trên 194 bệnh nhân phát hiện ra 64 bệnh nhân có TAĐMP trên siêu âm tim tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Viện Da liễu Trung ương từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 8 năm 2020. Kết quả cho thấy bệnh nhân LPBĐHT có sự tăng bù trừ chức năng tâm thu thất phải ở phân nhóm TAĐMP nhẹ sau đó giảm dần ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi cao hơn, có sự rối loạn chức năng tâm trương TP ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi tăng dần. Trong khi, bệnh nhân XCB, chức năng tâm thu TP giảm dần ở các phân nhóm có mức áp lực động mạch phổi tăng dần, chức năng tâm trương có xu hướng rối loạn ngay khi chưa có TAĐMP và mức độ rối loạn có xu hướng tăng dần theo mức tăng áp lực động mạch phổi.
#tăng áp động mạch phổi #thất phải #lupus ban đỏ hệ thống #xơ cứng bì
Tổng số: 49   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5