Scholar Hub/Chủ đề/#đau sau phẫu thuật/
Postoperative pain is a common result of surgeries, driven by tissue injury and inflammatory responses, and can be acute or chronic. Effective management is crucial for patient recovery and includes both pharmacological and non-pharmacological methods. Analgesics, opioids, and adjuvants aid in pain relief, while physical therapy, psychological support, and complementary therapies enhance recovery. Challenges include patient response variability, opioid misuse risks, and the need for multimodal strategies. Comprehensive assessment with tools like the Visual Analog Scale aids in addressing these issues, ultimately improving patient outcomes post-surgery.
Certainly! Below is a professional blog article on the topic of "Postoperative Pain" formatted in HTML. ```html
Postoperative Pain: An Overview
Postoperative pain is a common and expected consequence of surgical procedures. It is a critical aspect of postoperative care as it not only affects a patient's comfort and recovery but can also lead to complications if not managed effectively. Understanding the underlying mechanisms, assessment, and management strategies for postoperative pain is crucial for healthcare providers.
Causes of Postoperative Pain
The primary cause of postoperative pain is tissue injury resulting from the surgical incision and manipulation. This injury triggers a cascade of inflammatory responses, leading to the sensitization of peripheral and central pain pathways. Other contributing factors include nerve damage, the type and duration of surgery, and individual patient factors such as age, sex, and psychological state.
Types of Postoperative Pain
Postoperative pain can be classified into acute and chronic pain based on its duration and characteristics:
- Acute Pain: Typically begins immediately after surgery and is influenced by surgical trauma. It generally resolves as the healing process progresses.
- Chronic Pain: Pain persisting for more than three months after surgery. It may result from nerve damage or other unresolved issues.
Assessment of Postoperative Pain
Accurate assessment is crucial for effective pain management. Several tools and scales, such as the Visual Analog Scale (VAS) and Numeric Rating Scale (NRS), are utilized to evaluate the intensity of postoperative pain. Healthcare providers may also consider behavioral indicators and patient self-reports to gain a comprehensive understanding of the pain experience.
Management of Postoperative Pain
Effective pain management strategies are essential to enhance recovery and patient satisfaction. These strategies may include:
Pharmacological Interventions
- Analgesics: Non-opioid analgesics such as acetaminophen and NSAIDs are commonly used for mild to moderate pain.
- Opioids: Used for moderate to severe pain but require careful monitoring due to the risk of side effects and dependency.
- Adjuvants: Medications such as muscle relaxants or antidepressants that can enhance pain relief effects.
Non-Pharmacological Interventions
- Physical Therapy: Techniques like physical exercises and hydrotherapy can promote healing and reduce pain.
- Psychological Support: Cognitive-behavioral therapy (CBT) and counseling can help manage pain perception and related anxiety.
- Complementary Therapies: Acupuncture, relaxation techniques, and other modalities can complement traditional pain management strategies.
Challenges in Postoperative Pain Management
Despite advances in pain management, several challenges persist:
- Variable Patient Responses: Individual variations in pain perception and response to treatment can complicate management.
- Opioid Crisis: The potential for opioid misuse necessitates cautious prescribing practices.
- Multimodal Approaches: Integrating multiple pain relief strategies requires coordinated care efforts among healthcare teams.
Conclusion
Postoperative pain is an inevitable aspect of the surgical experience that requires careful attention and effective management. By adopting a comprehensive approach that includes both pharmacological and non-pharmacological interventions, healthcare providers can significantly improve patient outcomes and enhance the overall surgical recovery process.
```This article provides a broad overview of postoperative pain, its causes, types, assessment methods, management strategies, and challenges in handling it effectively, in a professional tone similar to a Wikipedia entry.
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê liên tục thần kinh đùi kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối của phương pháp gây tê liên tục thần kinh đùi kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm với phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Đối tượng và phương pháp: Can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp gối được chia thành 2 nhóm bằng nhau: Nhóm 1 được giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng, nhóm 2 được giảm đau sau mổ bằng gây tê thần kinh đùi liên tục kết hợp gây tê thần kinh hông to. Kết quả: Điểm đau VAS trung bình khi nghỉ ngơi và khi vận động của hai nhóm tương đương nhau tại hầu hết thời điểm nghiên cứu. Hiệu quả giảm đau tốt và khá đạt là 93,3% ở nhóm gây tê thần kinh đùi và thần kinh hông to so với 96,7% ở nhóm gây tê ngoài màng cứng. Tỷ lệ gây tê thành công đạt 100% so với 96,7% ở nhóm gây tê ngoài màng cứng. Kết luận: Phương pháp gây tê thần kinh đùi liên tục kết hợp gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đau sau mổ nội soi khớp gối tương đương với phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
#Gây tê thần kinh đùi #thần kinh hông to #gây tê ngoài màng cứng #phẫu thuật nội soi khớp gối.
Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật thay khớp háng của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn siêu âm Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê liên tục cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm sau phẫu thuật thay khớp háng. 30 bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng theo chương trình được được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng liên tục dưới hướng dẫn của siêu âm tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2019. Thời gian thực hiện kĩ thuật, vùng phong bế cảm giác, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và số lượng morphin tiêu thụ và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 48 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 16,03 ± 2,80 (phút). 100% người bệnh phong bế được thần kinh chậu bẹn chậu hạ vị; 96,7% phong bế được thần kinh đùi và thần kinh bì đùi ngoài; 70% phong bế được thần kinh sinh dục đùi và 50% phong bế được thần kinh bịt. Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm. Có 1 bệnh nhân phải giải cứu bằng morphin với tổng liều 36 mg và 96,7% bệnh nhân có mức độ hài lòng và rất hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gây tê cơ vuông thắt liên tục dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đau tốt sau mổ cho các phẫu thuật thay khớp háng.
#gây tê cơ vuông thắt lưng #thay khớp háng #hướng dẫn của siêu âm #giảm đau sau mổ
Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật của gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm Mục tiêu: So sánh tác dụng giảm đau sau phẫu thuật khi gây tê thần kinh hông to ở vị trí trước và ngay sau phân chia thành thần kinh chày và thần kinh mác chung dưới hướng dẫn siêu âm. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân phẫu thuật kết xương vùng bàn chân được giảm đau sau mổ bằng liều đơn 20ml hỗn hợp bupivacain 0,25% và adrenalin 1/200.000 gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm, tuổi từ 18 đến 80 tuổi, ASA I, II, chia thành 2 nhóm. Nhóm 1: Tiêm thuốc tê vị trí trước phân chia, nhóm 2: Tiêm thuốc tê vị trí ngay sau phân chia thành thần kinh chày và mác chung. Kết quả: Thời gian khởi phát tác dụng giảm đau ở nhóm 2 (2,66 ± 1,3 phút) ngắn hơn nhóm 1 (4,86 ± 1,91 phút) (p<0,05). Thời gian giảm đau ở nhóm 2 (21,69 ± 1,7 giờ) dài hơn so với nhóm 1 (19,03 ± 2,8 giờ) (p<0,05). Điểm VAS khi nghỉ ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (p<0,05) ở các thời điểm sau gây tê 05 phút, 20 phút, 18 giờ, 24 giờ, điểm VAS khi vận động ở nhóm 2 thấp hơn nhóm 1 (p<0,05) tại các thời điểm sau gây tê 05 phút, 20 phút, 3 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ. Không ghi nhận tai biến, biến chứng trong quá trình thực hiện kỹ thuật. Kết luận: Gây tê thần kinh hông to dưới hướng dẫn siêu âm giảm đau sau phẫu thuật kết xương vùng bàn chân vị trí ngay sau phân chia thành thần kinh chày và mác chung có thời gian khởi phát tác dụng giảm đau ngắn hơn, thời gian giảm đau kéo dài hơn và hiệu quả giảm đau trong 24 giờ sau gây tê tốt hơn so với gây tê vị trí trước phân chia thần kinh.
Từ khóa: Gây tê thần kinh hông khoeo, phẫu thuật bàn chân, bao thần kinh hông to chung.
#Gây tê thần kinh hông khoeo #phẫu thuật bàn chân #bao thần kinh hông to chung
Kiến thức và thái độ về quản lý đau sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thái độvềquản lý đau cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình -Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tảcắt ngang trên 135 điều dưỡng làm việc tại Viện chấn thương chỉnh hình -Bệnh viện hữu nghịViệt Đức. Bộcông cụ“Khảo sát kiến thức và thái độcủa điều dưỡng vềđau” (NKASRP) có sửa đổi và phát triển cho phù hợp với điều trịvà quản lý đau tại Việt Nam được sửdụng đểđánh giá kiến thức và thái độcủa điều dưỡng vềđau trong nghiên cứu này.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy sốđiều dưỡng có kiến thức đạt là 9 chỉchiếm 6,6%, duy nhất 1 điều dưỡng đạt kiến thức tốt. Hầu hết điều dưỡng tham gia nghiên cứu trảlời đúng các câu hỏi vềquản lý đau bằng thuốc. Tỷlệđiều dưỡng có thái độtích cực liên quan đến việc nhận định tình trạng đau của người bệnh còn thấp.Sốngười có thái độtích cực là 30 (22,2%); phần lớn điều dưỡng tham gia nghiên cứu (77,8%) chưa có thái độtích cực vềquản lý đau.
Kết luận: Kiến thức và thái độvềquản lý đau cho người bệnh sau phẫu thuật của điều dưỡng tại Viện chấn thương chỉnh hình còn thiếu hụt nhiều. Bệnh viện cần chú ý tăng cường công tác đàotạo cho điều dưỡng vềquản lý đau cho người bệnh
#Quản lý đau #sau phẫu thuật #điều dưỡng
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI BẰNG KỸ THUẬT GÂY TÊ CƠ VUÔNG THẮT LƯNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC PHÚ QUỐC Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm; Tìm hiểu một số tác dụng không mong muốn của kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp, mô tả cắt ngang, không đối chứng. Kết quả: Về hiệu quả và thời gian giảm đau: Thời gian bắt đầu tác dụng giảm đau trung bình 12,68 ± 86,02 phút. Thời gian thuốc có tác dụng giảm đau: Từ 0 - 5giờ: 06%; Từ 6 - 10 giờ: 18%; Từ 11 - 15 giờ: 26%; Từ 16 - 20giờ: 12%; Từ 20 giờ trở lên: 38%. Hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng ở mức độ rất tốt và tốt là 100%. Thời gian tác dụng giảm đau kéo dài 16,12 ± 6,82 giờ, (ii) Tác dụng phụ của thuốc và tại biến của kỹ thuật: Không có tai biến, biến chứng nào nghiêm trọng. Tác dụng phụ buồn nôn, nôn là 3%; lạnh run là 5%. Kết luận: Gây tê cơ vuông thắt lưng để giảm đau sau mổ lấy thai rất có hiệu quả và an toàn cho sản phụ.
#Giảm đau #phẫu thuật lấy thai #gây tê cơ vuông thắt lưng #hướng dẫn bằng siêu âm
Thực trạng đau ba ngày đầu sau mổ và yếu tố liên quan của người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi Mục tiêu: Mô tả triệu chứng đau trong ba ngày đầu sau mổ của người bệnh được phẫu thuật nội soi vá thông liên nhĩ và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng đau của người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu (theo dõi ngày 1, ngày 2, ngày 3) trên 37 người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi có gây tê vùng từ 18 tuổi trở lên tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Người bệnh được đánh giá mức độ đau bằng thang VAS.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/3, tuổi trung bình 37,8 ± 13,2 (tuổi). Mức độ đau trung bình của người bệnh giảm từ 3,62±0,82 (ngày thứ 1), 2,27±0,45 (ngày thứ 2), 1,73±0,51 (ngày thứ 3) (p<0,001). Ngày thứ 1, 56,8% đau ít, 40,5% đau vừa, 2,7% rất đau. Ngày thứ 2, 100% đau ít. Ngày 3, 29,7% không đau, 70,3% đau ít. 100% người bệnh đau ở mạn sườn phải, hạ sườn phải. Tỷ lệ đau ở cổ giảm từ 89,2% ở ngày 1 xuống 8,1% ở ngày 2 và 0,0% ở ngày 3. Tỷ lệ đau giữa hai xương bả vai là 59,5% (ngày 1), 37,8% (ngày 2) và 29,7% (ngày 3). Mức độ đau của nữ cao hơn nam, học sinh sinh viên cao hơn công nhân, nông dân, người bệnh rút nội khí quản muộn (6h-24h) cao hơn rút sớm (<6h), người bệnh không được giải thích tình trạng đau trong và sau mổ cao hơn người bệnh được giải thích đầy đủ, các sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Mức độ đau của người bệnh đa phần là từ mức đau vừa trở xuống và giảm dần trong 3 ngày sau mổ (p<0,001). Một số vị trí đau hay gặp mạn sườn trái, hạ sườn trái, cổ. Có yếu tố liên quan giữa mức độ đau với giới tính, nghề nghiệp, thời gian rút nội khí quản, được giải thích tình trạng đau trước mổ.
#Đau sau mổ #phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi.
ĐÁNH GIÁ PHONG BẾ CẢM GIÁC SAU GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG NGANG MỨC T7 Mục tiêu: Đánh giá vùng phong bế cảm giác sau gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ngang mức mỏm ngang T7 liều duy nhất hai bên. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân phẫu thuật sỏi đường mật tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2022 đến 9/2022. Tiến hành ESPB ngang mức mỏm ngang T7 liều duy nhất hai bên trước phẫu thuật và đánh giá lại phong bế cảm giác vùng ngực bụng trước bên và chi dưới sau gây tê 30 phút. Kết quả: 30 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với thời gian thực hiện gây tê trung bình là 11,50±2,36 phút, khoảng cách từ da đến mặt phẳng cơ dựng sống được đo dưới hình ảnh siêu âm trung bình là 2,17±0,92 cm. Có 2 bệnh nhân phong bế thất bại. Số đốt da phong bế trung bình là 6,43 (2-10 đốt), với phần lớn bệnh nhân có giảm cảm giác đốt da T6 đến T9 và trên 50% bệnh nhân gây tê đạt phong bế từ đốt da T4 đến T10. Không có bệnh nhân nào gặp biến chứng trong nghiên cứu. Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ở mức ngang mỏm ngang T7 cho hiệu quả phong bế cảm giác tốt, tuy nhiên mức phong bế cảm giác khác biệt nhiều giữa các bệnh nhân.
#phong bế cảm giác gây tê mặt phẳng cơ dựng sống #đau sau phẫu thuật sỏi mật
Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (erector spinae plane block) cho phẫu thuật tim hở Áp dụng gây tê mặt phẳng cơ dựng sống giúp giảm đau và không cần sử dụng opioid sau phẫu thuật tim hở. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá khả năng giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống cho phẫu thuật tim hở. Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được thực hiện từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 54 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 80, có chỉ định mổ tim hở theo kế hoạch, được đặt catheter ESPB hai bên ngay trước khi khởi mê, liều ropivacain tính theo cân nặng bệnh nhân, phối hợp thêm paracetamol truyền tĩnh mạch sau mổ. Điểm visual analogue scale, huyết áp trung bình khi nghỉ và khi vận động được đánh giá tại các thời điểm ngay sau rút nội khí quản và sau rút là 6, 12, 18, 24, 36, 48 giờ; đánh giá khí máu động mạch mỗi 24 và 48 giờ. Kết quả cho thấy điểm VAS trung bình khi nghỉ < 3 và khi vận động ≤ 4. Có 7,4% bệnh nhân phải chuẩn độ morphin; 3,7% bệnh nhân phải phối hợp PCA morphin. ESPB (Erector spinae plane block) không làm tụt huyết áp và các chỉ số khí máu động mạch trong giới hạn bình thường ở các thời điểm nghiên cứu; không có biến chứng sau phẫu thuật. Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là phương pháp an toàn hiệu quả trong giảm đau sau phẫu thuật tim hở.
#Gây tê mặt phẳng cơ dựng sống #mổ tim hở #giảm đau.
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi được sử dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật vùng bụng Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng giảm đau ngoài màng cứng và xác định một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 126 người bệnh phẫu thuật vùng bụng áp dụng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Bộ câu hỏi bao gồm thông tin chung, thang điểm đau VAS và bộ câu hỏi đánh giá về hài lòng của người bệnh được sử dụng trong nghiên cứu này. Chúng tôi sử dụng thống kê mô tả để mô tả tần suất và tỷ lệ phần trăm đặc điểm người bệnh, kiểm định Chi bình phương để đánh giá một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. Kết quả và kết luận: Người bệnh là nam giới chiếm 53,9%, dưới 60 tuổi 58,7%, và có thời gian mổ trung bình 53,1%. Hài lòng về hiệu quả giảm đau và hài lòng chung về giảm đau tương ứng là 83,3% và 87,1%, chỉ có tê bì chân khi dùng giảm đau ngoài màng cứng có ý nghĩa thống kê liên quan đến sự không hài lòng về dịch vụ giảm đau của bệnh viện (p<0,05).
#Đau sau mổ #giảm đau ngoài màng cứng #hài lòng của người bệnh
HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CHỌN LỌC THÂN TRÊN CỦA ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY MỘT LIỀU DUY NHẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng giảm đau và các tác dụng không mong muốn sau mổ của phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai. 30 bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vai theo chương trình được giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất dưới hướng dẫn của siêu âm tại Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngooại khoa– Bệnh viện Việt Đức từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2021. Thời gian thực hiện kĩ thuật, điểm đau VAS khi nghỉ và khi vận động, mức độ hài lòng của bệnh nhân và số lượng morphin tiêu thụ và một số tác dụng không mong muốn được ghi lại trong 24 giờ sau mổ. Thời gian thực hiện kĩ thuật trung bình là 5,12 ± 1,72 (phút). Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều < 3 và khi vận động đều xấp xỉ 4 ở tất cả các thời điểm trong 24 giờ đầu sau mổ. Lượng morphin sử dụng trung bình là 16,56 ± 3,45 (mg) và 66,7% bệnh nhân có mức độ rất hài lòng và 23,3% ở mức độ hài lòng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp gây tê chọn lọc thân trên của đám rối thần kinh cánh tay một liều duy nhất ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi khớp vaidưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả giảm đausau mổtrong 24 giờ đầu cho các phẫu thuậtnội soi khớp vai.
#gây tê chọn lọc #thân trên đám rối thần kinh cánh tay #nội soi khớp vai #hướng dẫn của siêu âm #giảm đau sau mổ #một liều duy nhất