Scholar Hub/Chủ đề/#vắc xin hpv/
Vắc xin HPV là một loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ người dân khỏi virus gây ra một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan...
Vắc xin HPV là một loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ người dân khỏi virus gây ra một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan đến HPV khác. Vắc xin HPV được khuyến nghị sử dụng cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 để ngăn ngừa virus HPV và các biến chứng từ nó gây ra.
Vắc xin HPV hiện tại có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu là các loại Gardasil và Cervarix. Cả hai loại vắc xin này đều đã được chứng minh là hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm HPV và các căn bệnh liên quan. Vắc xin HPV thông thường được tiêm trong chuỗi 2 hoặc 3 mũi, tùy thuộc vào loại vắc xin và độ tuổi của người được tiêm.
Theo các tổ chức y tế hàng đầu thế giới như WHO và CDC, vắc xin HPV là một biện pháp an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm HPV và các biến chứng từ nó. Tuy nhiên, như với bất kỳ loại vắc xin nào, việc sử dụng vắc xin HPV còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe và tình hình dịch bệnh cụ thể của từng người. Do đó, việc tư vấn và quyết định sử dụng vắc xin nên dựa trên chỉ đạo của các chuyên gia y tế.
Vắc xin HPV được khuyến nghị cho nam và nữ để bảo vệ khỏi lây nhiễm virus HPV, có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe, bao gồm cả ung thư cổ tử cung, âm đạo, phì đại tuyến tiền liệt và một số bệnh khác.
Ngoài ra, vắc xin HPV cũng được khuyến nghị sử dụng trước khi bắt đầu hoạt động tình dục, khi người được tiêm vẫn chưa tiếp xúc với virus HPV, để có hiệu quả cao nhất.
Cần lưu ý rằng, quyết định sử dụng vắc xin HPV nên dựa trên tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và y tế công cộng, và vắc xin không thay thế cho việc kiểm tra định kỳ và chăm sóc sức khỏe tổng quát.
Tình hình tiêm vắc-xin HPV của sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tại Đà Nẵng Vắc-xin Human Papillomavirus (HPV) làm giảm nguy cơ mắc mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư hầu họng, ung thư dương vật. Nghiên cứu này với mục tiêu là xác định tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV của sinh viên khối ngành sức khỏe và các rào cản trong việc tiêm chủng tại Đại học Đà Nẵng. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên sinh viên ngành khoa học sức khỏe từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022. Kiểm định Chi-square được sử đụng để đánh giá sự khác nhau giữa các tỷ lệ phần trăm. Trong tổng số 424 sinh viên tham gia, có 70 sinh viên (16,5%) đã tiêm đủ liều vắc-xin HPV, trong đó có 2 sinh viên nam. Giá thành cao, cho rằng chưa quan hệ tình dục nên chưa cần tiêm, lo sợ tác dụng phụ của vắc-xin là những rào cản chính của việc chưa tiêm chủng. Các buổi tư vấn, ngoại khóa nhằm tuyên truyền về lợi ích của vắc-xin đồng thời nhấn mạnh tính an toàn, hiệu quả của vắc-xin có thể thúc đẩy việc tiêm vắc-xin HPV.
#Vắc-xin HPV #sinh viên #khoa học sức khỏe #kiến thức #thái độ
26. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN VÀ DỰ ĐỊNH PHÒNG NGỪA CỦA HỌC SINH NỮ NĂM 2022 Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư hay gặp ở nữ giới, đánh giá kiến thức và thái độ của các em học sinh ở tuổi bắt đầu dậy thì về bệnh UTCTC là rất cần thiết để có cơ sở xây dựng nội dung tuyên truyền và phòng ngừa bệnh UTCTC phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ học sinh ở tuổi bắt đầu dậy thì có kiến thức, thái độ đúng về UTCTC tại Trường Nguyễn Viết Xuân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và dự định phòng ngừa của học sinh nữ năm 2022.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ 494 học sinh lớp 7 Trường Nguyễn Viết Xuân bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền.
Kết quả: Học sinh có kiến thức đúng (45,2%) và thái độ đúng (69,9%) về UTCTC còn thấp và không có sự khác biệt lớn ở học sinh nam và nữ (tương ứng tỷ lệ giữa nữ và nam là 44,9% và 45,5%; 75,1% và 63,8%). Chỉ có 13,3% học sinh nữ đã được tiêm vắc xin ngừa UTCTC; 37,8% học sinh nữ có dự định sẽ đi tiêm trong thời gian tới. Có mối liên quan giữa thái độ phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung với giới tính; giữa kiến thức đúng về UTCTC với thái độ đúng về ung thư cổ tử cung.
Kiến nghị: Cần tăng cường công tác tuyên truyền sức khỏe sinh sản, dự phòng kiểm soát UTCTC ở trẻ vị thành niên, thanh niên về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh, nhấn mạnh việc tiêm ngừa vắc xin HPV và khám sàng lọc UTCTC.
#Ung thư cổ tử cung #phòng ngừa #tiêm phòng vắc xin HPV #thành phố Thủ Dầu Một.
Đánh giá kiến thức, thái độ về vắc-xin HPV của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Đại học Đà Nẵng Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tại Đại học Đà Nẵng về vắc-xin Human Papilloma Virus (HPV) và các yếu tố liên quan với tỷ lệ tiêm vắc-xin. Mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm. Điểm trung bình kiến thức về vắc-xin HPV của sinh viên là 5,04 ± 2,50 trên tổng 9 điểm. Cứ tăng một điểm kiến thức về vắc-xin HPV thì xác suất tiêm vắc-xin của sinh viên tăng gấp 1,43 lần (p<0,001). Phần lớn sinh viên có thái độ tích cực với việc tiêm phòng cũng như tuyên truyền, giới thiệu vắc-xin HPV cho bạn bè. Các chương trình về lợi ích của vắc-xin có thể nâng cao kiến thức, thái độ cho sinh viên góp phần tăng tỷ lệ tiêm và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV.
#Vắc-xin HPV #HPV #sinh viên #kiến thức #thái độ
THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIÊM NGỪA VẮC XIN HPV Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG MỸ TẠI THỊ XÃ LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG NĂM 2023 Đặt vấn đề: Human papillomavirus gây bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, gây ra các bệnh lành tính hay ác tính ở cả nam và nữ. Việc ngăn ngừa nhiễm Human papillomavirus có nhiều biện pháp, trong đó tiêm ngừa vắc xin là hữu hiệu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng nhiễm Human papillomavirus và một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm vắc xin ở học sinh Trung học phổ thông Long Mỹ tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 337 học sinh bằng phương pháp chọn mẫu chùm. Kết quả: Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng nhiễm Human papillomavirus ở học sinh Trung học phổ thông Long Mỹ là 5,3%. Phân tích cho thấy, đối tượng có cha làm nghề “Làm ruộng, chăn nuôi, buôn bán” có thực hành chung chưa đúng cao hơn nhóm “Viên chức, công chức”; trình độ học vấn của cha ở mức “Cấp 1 và 2” có thực hành chung chưa đúng cao hơn “Cấp 3 trở lên”(p<0,05). Học sinh có từng nghe hoặc tìm kiếm thông tin về vắc xin cũng có thực hành chung cao hơn nhóm chưa từng (p<0.05). Kết luận: Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng nhiễm Human papillomavirus ở học sinh Trung học phổ thông Long Mỹ rất thấp. Các yếu tố giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha học sinh, từng nghe, tìm kiếm thông tin về vắc xin có mối liên quan thuận chiều với thực hành đúng.
#Human papillomavirus #vắc xin phòng nhiễm Human papillomavirus #học sinh Trung học phổ thông #Hậu Giang
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN HPV PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ 15-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021 Đặt vấn đề: Khoảng 96% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao. Việc ngăn ngừa nhiễm HPV có thể thực hiện bằng cách tiêm ngừa vaccine. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành đúng về việc tiêm vắc xin HPV và một số yếu tố liên quan đến kiến thức tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 648 đối tượng là phụ nữ từ 15-49 tuổi tại thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi có kiến thức đúng là 18,1%, thực hành đúng chiếm 5,4%; một số yếu tố liên quan đến kiến thức bao gồm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiếp cận với truyền thông (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức đúng, thực hành đúng tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung còn thấp và chưa đầy đủ.
#Ung thư cổ tử cung #kiến thức #thực hành #HPV #vắc xin HPV #Cần Thơ
35. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CAN THIỆP DỰ PHÒNG VÀ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG Ở PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TỈNH ĐIỆN BIÊN Mục tiêu: Nghiên cứu xây dựng mô hình can thiệp dự phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp có đối chứng.
Kết quả: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về phòng ung thư cổ tử cung là 16,3%; tỷ lệ tiêm vacxin dự phòng HPV là 3,3%; tỷ lệ phụ nữ khám thai định kỳ đạt 49,2%; hiệu quả sau can thiệp thay đổi về kiến thức tăng 18,7%; hiệu quả thực hành tiêm chủng tăng 6,9%; hiệu quả thay đổi tiếp cận dịch vụ khám định kỳ tăng 12,3%. Để dự phòng ung thư cổ tử cung, cần thiết triển khai đồng bộ các giải pháp: tăng cường công tác truyền thông, tiêm chủng phòng chống ung thư cổ tử cung và mở rộng dịch vụ khám sàng lọc tại tuyến xã để người dân thuận tiện tiếp cận dịch vụ.
Kết luận: Cần tăng cường các biện pháp cả về chuyên môn y tế và truyền thông để tăng cường phòng ung thư cổ tử cung cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng và phụ nữ nói chung.
#Ung thư cổ tử cung #tiêm vacxin dự phòng HPV #ngành Y tế tỉnh Điện Biên