Scholar Hub/Chủ đề/#ung thư biểu mô tế bào đáy/
Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất, ít nguy hiểm hơn so với ung thư tế bào vảy và u hắc tố. Nguyên nhân chính là tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV). Triệu chứng thường gặp gồm tổn thương da màu trắng, hồng hoặc nâu. Chẩn đoán thông qua kiểm tra lâm sàng và sinh thiết da. Điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí khối u, gồm phẫu thuật, xạ trị và liệu pháp quang động. Phòng ngừa bằng cách tránh tia UV, sử dụng kem chống nắng và kiểm tra da thường xuyên.
Giới thiệu về Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Đáy
Ung thư biểu mô tế bào đáy (UTBM tế bào đáy) là dạng ung thư da phổ biến nhất, phát sinh từ các tế bào đáy ở lớp biểu bì. Đây là loại ung thư ít nguy hiểm hơn so với ung thư tế bào vảy và u hắc tố nhưng cũng cần được kiểm soát và điều trị thích hợp để tránh biến chứng.
Nguyên Nhân Gây Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Đáy
Nguyên nhân chính gây UTBM tế bào đáy là do tiếp xúc kéo dài với bức xạ tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời hoặc từ nguồn nhân tạo như giường tắm nắng. Bức xạ UV có thể gây tổn thương DNA của tế bào da, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của chúng. Ngoài ra, một số yếu tố di truyền và môi trường khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các Triệu Chứng Thường Gặp
Bệnh thường biểu hiện dưới dạng một tổn thương da có màu trắng, hồng hoặc nâu, bề mặt có thể bóng láng hoặc có vảy. Các đặc điểm khác có thể bao gồm:
- Một khối u màu hồng, nổi trên da có thể có hoặc không có mạch máu nhỏ trên bề mặt.
- Tổn thương da không lành hoặc tiếp tục tái phát trong cùng một vị trí.
- Vết loét nhỏ, chảy máu hoặc có vảy không có dấu hiệu phục hồi.
Phương Pháp Chẩn Đoán
Quá trình chẩn đoán UTBM tế bào đáy thường bắt đầu bằng việc kiểm tra da lâm sàng bởi bác sĩ da liễu. Nếu có nghi ngờ ung thư, sinh thiết da sẽ được thực hiện để xác định loại tổn thương và mức độ xâm lấn của ung thư.
Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tế Bào Đáy
Phương pháp điều trị UTBM tế bào đáy phụ thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn của khối u. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật excision: Cắt bỏ toàn bộ khối u cùng với một phần mô lành xung quanh.
- Phẫu thuật Mohs: Một kỹ thuật chuyên sâu nhằm cắt bỏ từng lớp mỏng mô và kiểm tra ngay lập tức dưới kính hiển vi.
- Liệu pháp áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để đóng băng và phá hủy tế bào ung thư.
- Xạ trị: Sử dụng tia X hoặc các bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Liệu pháp quang động: Sử dụng ánh sáng và thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phòng Ngừa Và Giảm Nguy Cơ
Để giảm nguy cơ mắc UTBM tế bào đáy, các biện pháp phòng ngừa sau đây có thể được áp dụng:
- Tránh tiếp xúc tia UV trực tiếp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và có khả năng chống cả tia UVA và UVB.
- Đội mũ rộng vành và đeo kính râm để bảo vệ mắt và da mặt.
- Tránh sử dụng giường tắm nắng.
- Thường xuyên kiểm tra da để phát hiện sớm các thay đổi bất thường.
Kết Luận
Ung thư biểu mô tế bào đáy là một bệnh lý da phổ biến nhưng có tiên lượng tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nhận biết triệu chứng sớm và thực hiện các biện pháp bảo vệ da là phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa loại ung thư này.
SỰ BIỂU LỘ CỦA C-MET TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY VÙNG HANG VỊ Mục tiêu: Đánh giá mức độ biểu lộ của dấu ấn C-met và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vùng hang vị dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 150 trường hợp ung thư biểu mô tuyến hang vị dạ dày được phẫu thuật tại bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019, phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: C-met biểu lộ cao ở 51,3% trường hợp ung thư biểu mô dạ dày. Biểu lộ C-met ở các dạng thâm nhiễm, polyp, loét và nấm với tỷ lệ lần lượt là 41,7%, 50%, 51,3% và 53,7% (p > 0,05). Theo phân loại mô học của Lauren, ung thư thể hỗn hợp có biểu lộ C-met cao hơn so với ung thư thể ruột và ung thư thể lan tỏa (85,7% so với 56,9% và 26,5%, p < 0,01). Biểu lộ C-met là không giống nhau giữa các thể hỗn hợp (85,7%) thể nhú (66,7%), thể nhày (66,7%), thể ống (54,5%) và thể tế bào nhẫn (26,5%) với p < 0,05. Biểu lộ C-met theo độ biệt hóa: 48,3% khối u biệt hóa tốt, 62,5% khối u biệt hóa vừa và 43,1% khối u biệt hóa kém (p > 0.05).
#C-met #ung thư biểu mô dạ dạ dày #thể ruột #thể tế bào nhẫn
7. Đánh giá kết quả sử dụng vạt tại chỗ tạo hình khuyết da đầu sau cắt bỏ ung thư da tế bào đáy Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sử dụng vạt tại chỗ trong tạo hình che phủ khuyết tổ chức da đầu sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 15 bệnh nhân (8 nam và 7 nữ, tuổi từ 56 tới 90), được phẫu thuật tạo hình bằng vạt tại chỗ che phủ khuyết da đầu sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy tại khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K từ tháng 5/2018 tới tháng 5/2022. Kết quả được đánh giá trong quá trình nằm viện và sau mổ > 6 tháng. Tổn khuyết sau cắt bỏ khối u có kích thước từ 7,07cm2 tới 58,90cm2, các tổn khuyết này được che phủ bằng 7 vạt chuyển, 5 vạt đẩy và 4 vạt xoay. Sau mổ 100% vạt sống hoàn toàn và che phủ hết tổn khuyết, 5 trường hợp chậm liền vết mổ, không có trường hợp nào nhiễm trùng. Theo dõi sau 6 tháng trên 15 bệnh nhân cho kết quả tốt về sẹo, tương đồng màu sắc, độ dày vạt, không co kéo xung quanh; 9/13 vạt da đầu mang tóc có tình trạng mọc tóc tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạo hình khuyết tổn sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy vùng da đầu bằng vạt tại chỗ đem lại kết quả tốt về chức năng, thẩm mĩ. Vị trí và kích thước tổn khuyết là các yếu tố chính ảnh hưởng tới loại vạt sử dụng.
#ung thư biểu mô tế bào đáy #khuyết da đầu #vạt tại chỗ
14. Kết quả tạo hình tổn khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kết quả tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy. Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu mô tả trên 34 bệnh nhân gồm 18 bệnh nhân nam và 16 bệnh nhân nữ, độ tuổi từ 27 đến 94, được phẫu thuật tạo hình khuyết vùng cánh mũi sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy tại Bệnh viện K Trung ương từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2023. Kết quả được đánh giá trong quá trình nằm viện và sau mổ 6 tháng. Tổn khuyết sau cắt bỏ khối u có kích thước từ 0,9 đến 81cm2, bao gồm 13 trường hợp tổn khuyết cánh mũi đơn thuần, 5 trường hợp khuyết bao gồm cánh mũi và đầu mũi, 11 trường hợp khuyết bao gồm cánh mũi và sườn mũi, má cùng bên, 5 trường hợp khuyết rộng bao gồm cánh mũi và các đơn vị xung quanh. Độ sâu của tổn khuyết từ nông chỉ gồm da cho đến hết chiều dày cánh mũi, bao gồm 21 trường hợp khuyết nông, 2 trường hợp khuyết sâu (da, tổ chức dưới da, sụn) và 11 trường hợp khuyết xuyên tổ chức (da, sụn, niêm mạc). Các tổn khuyết này được che phủ bằng nhiều phương pháp đa dạng: 1 trường hợp đóng trực tiếp, 2 trường hợp ghép da, 12 trường hợp sử dụng vạt tại chỗ, 11 trường hợp sử dụng vạt rãnh mũi má (trong đó 3 trường hợp kết hợp ghép sụn vành tai), 6 trường hợp sử dụng vạt trán (trong đó 4 trường hợp kết hợp ghép sụn vành tai) và 2 trường hợp sử dụng cả vạt rãnh mũi má cùng vạt trán kết hợp ghép sụn vành tai. Sau mổ, 100% các vạt/mảnh ghép sống hoàn toàn. Theo dõi sau 6 tháng trên 26 bệnh nhân cho kết quả tốt về hình thể cánh mũi, đạt sự tương đồng về màu sắc, độ dày, tình trạng co kéo biến dạng không đáng kể và đảm bảo về chức năng hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tạo hình khuyết sau cắt bỏ ung thư biểu mô tế bào đáy vùng cánh mũi đem lại kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ, việc lựa chọn phương pháp tạo hình chủ yếu phụ thuộc vào vị trí, kích thước, độ sâu của tổn thương.
#Ung thư biểu mô tế bào đáy #khuyết phần mềm vùng cánh mũi #tạo hình cánh mũi
29. Báo cáo trường hợp xuất hiện đồng thời của ung thư biểu mô tuyến và khối u mô đệm đường tiêu hóa (gist) tại dạ dày Ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinomas) và u mô đệm đường tiêu hóa (GIST- gastrointestinal stromal tumors) là hai loại u riêng biệt có nguồn gốc từ các tế bào khác nhau. Số các trường hợp có sự cùng phát triển của cả 2 loại u này ở dạ dày là hiếm gặp. Chúng tôi thông báo trường hợp cùng tồn tại của ung thư biểu mô tuyến và GIST tại dạ dày. Bệnh nhân nam, 61 tuổi, nội soi dạ dày vùng hang vị có loét sùi 2x3cm và u dưới niêm mạc đường kính 3cm, bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn dạ dày cực dưới, miệng nối kiểu péan, kết quả mô bệnh học và hóa mô miễn dịch là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa, không di căn hạch (T2N0M0) và GIST nguy cơ thấp. Theo dõi sau mổ 50 tháng, tình trạng hiện tại ổn định, miệng nối tốt, không có dấu hiệu tái phát và di căn.
#Ung thư biểu mô tuyến dạ dày #u mô đệm đường tiêu hóa #CD117
Mối liên quan giữa các týp mô bệnh học và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các týp mô bệnh học với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh sau mổ ung thư buồng trứng.
Đối tượng và phương pháp: 250 người bệnh được điều trị ung thư buồng trứng nguyên phát, thu thập dữ liệu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Đề tài được tiến hành từ 01/01/2003 đến 31/12/2007 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Kết quả: Týp ung thư biểu mô chiếm nhiều nhất với 68,8%, trên siêu âm, typ ung thư biểu mô và u TB mầm –bào thai có kích thước u trên 10cm cao hơn u dưới 10cm. tỷ lệ có vách của typ UT biểu mô cao nhất (89%) và thấp nhất ở typ u mô đệm-dây SD (50%).Nồng độ CA 125 huyết thanh trung bình là 232,2UI/ml. Týp ung thư biểu mô có tỷ lệ nồng độ CA-125 trước phẫu thuật trên 35IU/ ml cao hơn 2 nhóm u TB mầm –bào thai và thấp nhất ở týp u mô đệm-dây sinh dục.
#ung thư buồng trứng #ung thư biểu mô #u tế bào mầm #u mô đệm dây sinh dục
GIÁ TRỊ CỦA QUANG ĐỘNG HỌC SỬ DỤNG METHYL AMINOLEVULINATE TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO ĐÁY Mục tiêu: Đánh giá vai trò của phương pháp quang động học chẩn đoán (Photodynamic diagnosis - PDD) sử dụng Methyl Aminolevulinate trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy (Basal cell carcinoma – BCC).
Đối tượng và phương pháp: 92 bệnh nhân nghi ngờ BCC trên lâm sàng tham gia vào nghiên cứu. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp PDD và sinh thiết làm mô bệnh học. So sánh kết quả chụp PDD và kết quả mô bệnh học.
Kết quả: Có 75/92 bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là BCC. Tuổi trung bình là 66,2 ± 12,2 với độ tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất, nữ nhiều hơn nam. Tổn thương chủ yếu ở vùng đầu mặt cổ (92,0%) và tỷ lệ BCC sắc tố chiếm phần lớn (80,0%). PDD có độ nhạy, độ đặc hiệu tương ứng là 61,3% và 47,1% trong chẩn đoán BCC. Tỷ lệ chụp PDD âm tính giả ở nhóm BCC sắc tố cao hơn so với nhóm BCC không có sắc tố. Thể mô bệnh học không có mối tương quan với kết quả chụp PDD.
Kết luận: PDD không nhạy hơn lâm sàng trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy. BCC sắc tố chiếm tỷ lệ cao làm giảm khả năng chẩn đoán của PDD.
Ngày nhận bài: 08/09/2023
Ngày phản biện: 23/09/2023
Ngày chấp nhận đăng: 06/10/2023
#ung thư biểu mô tế bào đáy #quang động học chẩn đoán #độ nhạy #độ đặc hiệu
SỰ BIỂU LỘ CỦA PCNA TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY Mục tiêu: Đánh giá mức độ biểu lộ của dấu ấn PCNA và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vùng hang vị dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 150 trường hợp ung thư biểu mô tuyến hang vị dạ dày được phẫu thuật tại bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: PCNA biểu lộ cao ở 54,7% trường hợp ung thư biểu mô dạ dày. Biểu lộ cao của PCNA ở các dạng thâm nhiễm, polyp, loét và nấm với tỷ lệ lần lượt là 33,3%, 50%, 53,8% và 61,1% (p > 0,05). Theo phân loại mô học của Lauren, ung thư thể hỗn hợp có biểu lộ PCNA cao hơn so với ung thư thể ruột và ung thư thể lan tỏa (71,4% so với 61,5% và 29,4%, p < 0,01). Tỷ lệ biểu lộ của của PCNA không giống nhau giữa các thể nhú 100% thể hỗn hợp 71,4%, thể ống 63,6% thể nhày 44,4%, và thể tế bào nhẫn 29,4% với p < 0,05. Biểu lộ PCNA theo độ biệt hóa: 41,4% khối u biệt hóa tốt, 69,6% khối u biệt hóa vừa và 47,7% khối u biệt hóa kém (p > 0.05).
#PCNA #ung thư biểu mô dạ dạ dày #thể ruột #thể tế bào nhẫn