Scholar Hub/Chủ đề/#phát thải khí nhà kính/
Phát thải khí nhà kính (GHG) là quá trình thải khí vào khí quyển, chủ yếu từ hoạt động con người, dẫn đến biến đổi khí hậu qua tác động tăng nhiệt độ toàn cầu. Các nguồn chính gồm năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông và đô thị hóa. Giải pháp giảm phát thải bao gồm sử dụng công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả năng lượng, áp dụng chính sách giảm thải, nâng cao nhận thức cộng đồng và bảo vệ rừng. Việc giảm phát thải đòi hỏi nỗ lực từ chính phủ, ngành công nghiệp và toàn thể cộng đồng để đảm bảo tương lai bền vững.
Phát Thải Khí Nhà Kính: Khái Niệm và Nguyên Nhân
Phát thải khí nhà kính (GHG - Greenhouse Gas Emissions) là quá trình thải ra các loại khí nhà kính vào bầu khí quyển, chủ yếu do hoạt động của con người. Các loại khí nhà kính chính bao gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), và hơi nước. Chúng có khả năng giữ nhiệt, góp phần làm tăng nhiệt độ của bầu khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Tác Động Của Phát Thải Khí Nhà Kính Đến Môi Trường
Khí nhà kính là nhân tố chính dẫn đến biến đổi khí hậu. Sự gia tăng nồng độ của các khí này trong không khí góp phần quan trọng vào việc tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Điều này gây ra một loạt các tác động đến hành tinh, bao gồm mực nước biển dâng cao, bão lũ và hạn hán cực đoan hơn, và sự thay đổi trong các hệ sinh thái tự nhiên.
Các Nguồn Phát Thải Khí Nhà Kính Chính
- Năng lượng: Các hoạt động sản xuất điện năng và sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguồn phát thải CO2 lớn nhất. Ngành công nghiệp năng lượng chịu trách nhiệm cho phần lớn lượng khí thải nhà kính toàn cầu.
- Nông nghiệp: Phát thải CH4 và N2O từ các hoạt động chăn nuôi, canh tác nông nghiệp, và sử dụng phân bón.
- Công nghiệp: Các quy trình sản xuất trong công nghiệp nặng như xi măng, hóa chất và thép thường thải ra một lượng đáng kể khí nhà kính.
- Giao thông vận tải: Việc sử dụng xăng dầu và nhiên liệu hóa thạch trong các phương tiện giao thông gây ra một phần lớn lượng CO2 thải ra.
- Đô thị hóa và rác thải: Các nguồn phát thải liên quan đến xây dựng đô thị, xử lý rác thải, và phá rừng.
Các Giải Pháp Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính
Để giảm thiểu tác động của khí nhà kính, nhiều biện pháp có thể được áp dụng, từ công nghệ đến chính sách:
- Công nghệ sạch: Phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, và thủy điện.
- Nâng cao hiệu quả năng lượng: Cải thiện quy trình sản xuất và sinh hoạt để tiêu tốn ít năng lượng hơn, qua đó giảm phát thải.
- Chính sách và quy định: Áp dụng các chính sách về giảm phát thải và kiểm soát lượng khí thải từ các ngành công nghiệp.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Khuyến khích thói quen sống xanh, giảm tiêu thụ điện nước không cần thiết, và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Bảo vệ và tăng cường trữ lượng rừng: Rừng là nguồn lực quan trọng để hấp thụ CO2 tự nhiên.
Kết Luận
Phát thải khí nhà kính là thách thức lớn đối với toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến biến đổi khí hậu và sự sống trên Trái Đất. Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự kết hợp nỗ lực giữa chính phủ, ngành công nghiệp, và toàn thể cộng đồng. Hành động ngay từ hôm nay sẽ quyết định tương lai bền vững của chúng ta.
Xây dựng mô hình biogas xử lý chất thải chăn nuôi heo và cung cấp năng lượng tái tạo khí sinh học cho cộng đồng Mô hình chia sẻ khí sinh học (KSH) cộng đồng cho phép thu hồi hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo và giảm phát thải khí nhà kính (GHG). Nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận hành mô hình chia sẻ năng lượng tái tạo KSH (CBRE), hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường, sự đồng thuận chia sẻ và hiệu quả sử dụng KSH đã được thu thập để xây dựng mô hình CBRE cho 5 nông hộ sử dụng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ số nông hộ đồng ý chia sẻ KSH thừa là 63,3%, trong khi số nông hộ đồng ý sử dụng KSH được chia sẻ là 86,7%. Hệ thống CBRE với quy mô chăn nuôi trung bình là 37đầu heo/trại nuôi (biến động từ 26-52 con) đã cung cấp đủ nhu cầu sử dụng KSH cho 5 hộ gia đình với 25 thành viên (tương ứng 1,5 đầu heo/người), thời gian sử dụng và thể tích KSH sử dụng trung bình của các nông hộ lần lượt là 1,87 giờ/ngày và 0,74 m3/ngày. Hệ thống CBRE cho phép hộ chăn nuôi giảm phát thải GHG 12,9 tấn CO2 eq/năm (~70 %) từ các nguồn năng lượng truyền thống và sử dụng KSH, tính riêng lợi ích từ việc chia sẻ KSH cho nông hộ giảm phát thải 2,58 CO2 eq/ năm. Chi phí tiết kiệm được cho nông hộ KSH là 1,04 triệu đồng/hộ/năm. Xây dựng cơ chế chi trả tiền sử dụng KSH theo thể tích tiêu thụ để duy trì hoạt động của hệ thống CBRE là rất cần thiết để nâng cao tính hiệu quả và bền vững của hệ thống CBRE.
#Chia sẻ khí sinh học #công trình khí sinh học #năng lượng tái tạo #KSH cộng đồng #phát thải khí nhà kính
Ảnh hưởng của liều lượng và loại chế phẩm phân đạm đến năng suất lúa và phát thải khí N2O trên đất nhiễm mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 - Trang 185-190 - 2020
Các chế phẩm phân đạm chứa chất ức chế enzyme urease nBTPT và chất ức chế tiến trình nitrate hóa DCD được nghiên cứu trên đất lúa nhiễm mặn ở Trần Đề, Sóc Trăng trong vụ HT2018 và ĐX2018-19. Mục tiêu đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả các chế phẩm phân bón phối trộn nBTPT và DCD đến năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, phối trộn hoạt các hoạt chất nBTPT và DCD+nBTPT với phân ure giúp tăng năng suất lúa 0,55-0,74 tấn/ha so với ure không phối trộn. Việc phối trộn các hoạt chất giúp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả nông học và giảm phát thải khí N2O so với ure không phối trộn cả 2 vụ.
#Chất ức chế thủy phân ure #chất ức chế nitrate hóa #hoạt chất DCD #nBTPT #phát thải khí nhà kính
Nghiên cứu khả năng sinh khí Biogas từ nước thải chế biến tinh bột sắn bằng phương pháp lên men kỵ khí Để giải quyết bài toán về năng lượng và môi trường thì các nhà máy chế biến tinh bột sắn đã tiến hành thu hồi khí sinh học (khí biogas) từ hệ thống xử lý nước thải để phục vụ phát điện hoặc đốt lò tải nhiệt sấy tinh bột sắn, Tuy nhiên các nhà máy chưa xác định được lưu lượng và thành phần biogas sinh ra nên việc tận thu biogas phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Bài báo này trình bày khả năng thu hồi khí biogas từ nước thải chế biến tinh bột sắn bằng phương pháp lên men kỵ khí, nhằm mục đích giúp các nhà máy chế biến tinh bột sắn xác định lượng biogas có thể thu hồi từ quá trình xử lý kỵ khí nước thải tinh bột sắn, qua đó giúp nhà máy tiết kiệm một phần năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường đồng thời giảm phát thải khí nhà kính (GHG).
#biogas #quá trình kỵ khí #nước thải tinh bột sắn #thu hồi biogas từ nước thải tinh bột sắn #phát thải khí nhà kính
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DNDC TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC LÚA NƯỚC TẠI HUYỆN CÁI BÈ-TIỀN GIANG Ở Việt Nam, canh tác lúa nước chịu trách nhiệm lớn trong phát thải khí nhà kính quốc gia. Gần đây, việc sử dụng các mô hình để mô phỏng và ước lượng phát thải từ các cánh đồng lúa đã được các nhà khoa học chú ý do tính cấp thiết và những khó khăn trong thực hiện đo đạc thực địa. Mô hình DeNitrification & DeComposition (DNDC) thường được sử dụng để mô hình phát thải khí nhà kính từ các cánh đồng lúa và một số nước đã phát triển mô hình DNDC của riêng họ. Tuy nhiên, hiện chưa có phiên bản mô hình DNDC riêng cho Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng mô hình DNDC để phát thải khí nhà kính từ canh tác lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), Việt Nam.Địa điểm nghiên cứu này thuộc xã Hậu Mỹ Bắc B (HMBB), tỉnh Tiền Giang - một vùng sản xuất lúa điển hình với 3 vụ / năm ở ĐBSCL. Để thực hiện nghiên cứu này, thông tin về khí hậu địa phương và hoạt động canh tác được nghiên cứu tại thực địa trong một năm từ 05/03/2017 đến 04/03/2018 (365 ngày) đã được thu thập, các dữ liệu của điều kiện thực tế được tìm thấy cánh đồng lúa sẽ được nhập vào mô hình sau đó được để ước tính lượng khí thải nhà kính từ canh tác lúa trong 1 năm. Nghiên cứu này cũng phân tích độ nhạy của mô hình DNDC được điều chỉnh với các biến thể của các yếu tố khác nhau bao gồm ba nhóm chính là dữ liệu khí hậu, kết cấu đất và phương pháp canh tác. Kết quả tính toán cho thấy, trong một năm hoạt động canh tác lúa nước tại xã HMBB thải ra lượng khí thải CH4 và N2O ước tính lần lượt là 8311 kg CO2eq/ha and 8208 CO2 eq/ha. Phân tích độ nhạy cho thấy phát thải CH4 bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố thời gian ngập nước trong quá trình tưới trong khi phát thải N2O bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tính chất đất đất bao gồm cacbon hữu trong đất (SOC) và pH. Các yếu tố lượng mưa trung bình hàng ngày và tổng lượng phân bón NPK 20-20-15 TE sử dụng mỗi năm có tác động không đáng kể. Kết quả của nghiên cứu này khá tương đồng với một số nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện tại Việt Nam. Do đó cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về mô hình DNDC để kiểm tra độ phù hợp của nó trong việc mô phỏng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam và để xây dựng phiên bản rành riêng cho Việt Nam.
#DNDC #greenhouse gas #model #rice field #Vietnam #CH4 #N2O
Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam Hệ số phát thải riêng quốc gia, hệ số phát thải riêng cho ngành là một trong những công cụ đơn giản, hiệu quả và có độ chính xác cao trong việc ước tính phát thải khí nhà kính vào môi trường. Bài báo này trình bày về việc nghiên cứu phương pháp luận để xây dựng hệ số phát thải cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam bao gồm gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch nung và kính. Kết quả hệ số phát thải xây dựng được là 0,868kgCO2-e/kg gạch ceramic; 0,869kgCO2-e/kg gạch granite; 1,106kgCO2-e/kg sứ vệ sinh và 0,885kgCO2-e/kg kính.
#Hệ số phát thải (HSPT) #Khí nhà kính (KNK) #Vật liệu xây dựng (VLXD)
Ước tính lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực nông nghiệp - Trường hợp nghiên cứu tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích xác định các nguồn và ước tính lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Từ đó đánh giá và đề xuất các biện pháp giúp hạn chế lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp gây tác động đến môi trường. Phương pháp sử dụng để ước tính lượng khí nhà kính phát thải được áp dụng theo hướng dẫn của IPCC năm 2006. Nghiên cứu đã xác định các nguồn gây phát thải khí nhà kính chính trong canh tác nông nghiệp bao gồm: canh tác lúa, chăn nuôi, đốt rơm rạ và bón phân. Trong đó, đốt rơm rạ là hoạt động phát thải nhiều loại khí nhà kính nhất với 3 loại khí CH4, CO2, N2O và tổng lượng phát thải cao nhất với 63.363 (tấn CO2tđ/năm). Kế đến, hoạt động bón phân trong quá trình canh tác lúa nước có lượng phát thải khí nhà kính ít nhất với 914,48 (tấn CO2tđ/năm). Một số giải pháp nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính đã được nghiên cứu đề xuất trên 04 hoạt động: canh tác lúa, chăn nuôi gia súc, đốt rơm rạ và sử dụng phân bón. Nghiên cứu góp phần cung cấp thêm thông tin về hiện trạng phát thải khí nhà kính và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương, góp phần hỗ trợ các nhà quản lý xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.
#Agriculture #Can Tho city #emission #Greenhouse gas
14. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Bài báo trình bày kết quả tính toán mức độ phát thải khí nhà kính từ hoạt động canh tác lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực trồng lúa tại khu vực, dựa vào phương pháp thu thập số liệu tính toán theo hướng dẫn của IPCC 2006 về kiểm kê khí nhà kính quốc gia, báo cáo kỹ thuật đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam 2020. Tổng lượng phát thải khí nhà kính CH4 trong lĩnh vực trồng lúa năm 2022 tỉnh Bắc Giang là 25.548 tấn CH4/năm. Trong giai đoạn 2018 - 2022, lượng phát thải có xu hướng giảm từ 27.133 tấn CH4/ năm xuống còn 25.548 tấn CH4/ năm. Trong đó, huyện Lục Nam có lượng phát thải lớn nhất (4.181 tấn CH4/ năm), tiếp theo đó là huyện Hiệp Hoà (4.153 tấn CH4/năm). Khu vực có lượng phát thải nhỏ nhất là huyện Lục Ngạn (392 tấn/ năm). Tổng lượng phát thải dự tính năm 2030: Tổng phát thải CH4 từ canh tác lúa của tỉnh Bắc Giang là 25.247 tấn CH4; Kết quả tính toán phát thải CO2tđ, năm 2022, tổng lượng phát thải CO2tđ từ hoạt động canh tác lúa trong tỉnh Bắc Giang đã đạt mức 712.836 tấn CO2tđ/năm. Dự báo phát thải năm 2030, tổng phát thải CO2tđ là 706.915,8 tấn CO2tđ, giảm 5.921 tấn CO2tđ so với năm 2022. Phát thải trong lĩnh vực trồng lúa có xu hướng giảm là do chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất của huyện, từ đất trồng lúa sang đất trồng cây ăn quả và đất thổ cư. Nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp phù hợp đối với việc canh tác lúa tại khu vực: Giải pháp kỹ thuật tưới nước - khô xen kẽ (AWD), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), thay thế phân Ure bằng phân SA, sản xuất than sinh hoạt từ phế phẩm và rút nước giữa vụ. Điều này thực sự rất cần thiết cho hoạt động canh tác lúa nhằm giảm thiểu tối đa lượng phát thải khí nhà kính tại khu vực nói chung và ngành trồng lúa nói riêng.
#Môi trường
Đánh giá giảm phát thải khí nhà kính khi dùng môi chất lạnh R32 thay cho R410a trong điều hòa không khí gia dụng bằng phương pháp TEWI Dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường ĐHKK Việt Nam trong thời gian 2012-2020, bài báo đã phân tích đưa ra xu hướng phát triển của thị trường này. Trên cơ sở áp dụng cách tiếp cận tính toán theo chỉ số ảnh hưởng nóng lên toàn cầu quy đổi tổng – TEWI và phương pháp bin-nhiệt độ, bài báo đã lần đầu tiên xây dựng được mô hình xác định lượng phát thải GHG quy đổi ra tấn CO2 tương ứng với các kịch bản tốc độ thay thế ĐHKK sử dụng R-410A bằng ĐHKK dùng R-32 lần lượt là 8% và 10%, tương ứng là 9,6 và 14,3 triệu tấn CO2. Với kết quả này cho phép các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp có thể đánh giá về định lượng hiệu quả sử dụng môi chất lạnh R-32 để góp phần thực hiện thành công Sửa đổi Kigali của Nghị đinh thư Montreal.
#TEWI #môi chất lạnh R-32 #bin-nhiệt độ #phát thải GHG