Danh mục Scopus là gì và làm thế nào để tham gia vào danh mục Scopus?

Được thành lập từ năm 2004, Scopus là cơ sở dữ liệu đa ngành với các trích dẫn và tóm tắt các ấn phẩm khoa học được bình duyệt và được tuyển chọn, quản lý bởi Elsevier (Hà Lan). Cơ sở dữ liệu Scopus được chia thành 17 lĩnh vực với đa dạng các nguồn bao gồm các loại ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ có ISSN như tạp chí, seri sách, seri kỷ yếu và các ấn phẩm xuất bản 1 lần có chỉ số ISBN như sách, hội nghị tổ chức 1 lần, ngoài ra còn có các nguồn khác như bằng sáng kiến sáng chế từ 5 văn phòng cấp bằng sáng kiến sáng chế (gồm Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế Châu Âu (EPO), Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO), Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Vương quốc Anh (IPO.GOV.UK))

Tính đến 3/2023, Scopus có 27.950 đầu ấn phẩm, trong đó 26.591 tạp chí có phản biện (đã bao gồm 6.128 tạp chí Gold Open Access), hơn 1.100 chuỗi sách, 11,7 triệu báo cáo từ trên 148.500 hội nghị khoa học trên toàn cầu...; hơn 90,4 triệu bản ghi; hơn 49,2 triệu sáng kiến sáng chế....

Ở mức độ Tạp chí Scopus sử dụng các chỉ số CiteScore, SCImago Journal Rank (SJR) và Source Normalized Impact per Paper (SNIP)

·       CiteScore™: Được giới thiệu vào năm 2016, một nhóm gồm tám chỉ số để phân tích ảnh hưởng xuất bản của các đầu sách nhiều kỳ. Số liệu CiteScore cung cấp các chỉ số mạnh mẽ, kịp thời và chính xác hơn về tác động của một tựa sách nhiều kỳ.

·       Xếp hạng Tạp chí SCImago (SJR): Một thước đo uy tín dành cho các tạp chí, bộ sách và kỷ yếu hội nghị đánh giá giá trị của một trích dẫn dựa trên lĩnh vực chủ đề, chất lượng và danh tiếng của nguồn.

·       Tác động bình thường hóa nguồn trên mỗi bài báo (SNIP): Đo lường tác động trích dẫn theo ngữ cảnh bằng cách tính đến sự khác biệt về đặc điểm kỷ luật; có thể được sử dụng để so sánh các tạp chí trong các lĩnh vực khác nhau.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.elsevier.com/solutions/scopus.

Làm thế nào để tham gia vào danh mục Scopus?

Để tạp chí tham gia và có tên trong danh mục Scopus, tạp chí cần đáp ứng các tiêu chí tối thiểu sau:
Hàng năm, có hàng nghìn tựa sách mới được đề xuất đưa vào Scopus, nhưng chỉ 33% trong số đó đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật khắt khe. Và trong số khoảng 1.200 đầu sách đó, chỉ có 50% được chấp nhận sau khi được Hội đồng Tư vấn và Lựa chọn Nội dung Scopus (CSAB) xem xét.
Bước 1: Trước khi nộp đăng ký vào danh mục Scopus, đơn vị cần kiểm tra, tự đánh giá có đáp ứng được các tiêu chí tối thiếu của Scopus hay không. Các tiêu chí này bao gồm:

·       Nội dung phù hợp và dễ đọc với độc giả quốc tế, tối thiếu có tiêu đề và tóm tắt bằng tiếng Anh;

·       Nội dung bài viết xuất bản trên tạp chí phải được bình duyệt (peer review);

·       Có lịch xuất bản thường xuyên và xuất bản đúng kỳ hạn, có số ISSN bản in và/hoặc điện tử đã đăng ký với Trung tâm ISSN quốc tế;

·       Công khai các tuyên bố về đạo đức xuất bản và hành vi sai trái trong xuất bản như bảo mât, xung đột lợi ích, đạo văn, Gửi/xuất bản nhiều, trùng lặp, dư thừa hoặc đồng thời, quyền và nhiệm vụ của tác giả, biên tập viên, nhà xuất bản… Tham khảo thêm nguyên tắc COPE: https://publicationethics.org/resources/guidelines/principles-transparency-and-best-practice-scholarly-publishing

·       Xuất bản tối thiểu 2 năm trước khi đăng ký vào danh mục Scopus

·       Chuẩn bị 3 số tạp chí gần nhất hoặc 9 bài báo và mục lục dưới dạng file PDF

·       Xác định biên tập viên xử lý chính (hoặc tối đa 3 người). BTV xử lý chính (hay ở 1 số tạp chí là Tổng biên tập) không chỉ được nêu tên mà còn cần tham gia vào quá trình biên tập, công tác quản lý tạp chí, các bài tham luận trên tạp chí

·       Đường dẫn (URL) cung cấp thông tin chuyên môn của (các) BTV xử lý chính. Ví dụ, sơ yếu lý lịch, trang chủ của tổ chức hoặc cá nhân, tốt nhất là thể hiện uy tín khoa học, lịch sử công tác và đơn vị công tác hiện tại, các giải thưởng… đã nhận được.

·       Trang chủ của Tạp chí phải bao gồm các thông tin về Tổng biên tập/Tổng biên tập và cơ cấu, tên của tạp chí, Ban biên tập và/hoặc thành viên Ban cố vấn quốc tế; Hướng dẫn của tác giả giải thích quy trình và tiêu chí nộp bản thảo; Quy trình phản biện bình duyệt; đạo đức xuất bản, nêu rõ hành động mà Biên tập viên hoặc Ban biên tập sẽ thực hiện nếu nghi ngờ có bất kỳ sai sót nào; tiêu chí và chi phí của các tùy chọn Truy cập Mở; cách độc giả tiềm năng có thể tiếp cận các bài báo toàn văn đăng trên tạp chí; vai trò và tổ chức của nhà xuất bản tạp chí.

Scopus không xem xét đề xuất đăng ký của tạp chí vào danh mục nếu không đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Hội đồng Tư vấn và Lựa chọn Nội dung Scopus (CSAB) sẽ dựa trên tài liệu của nội dung đã xuất đơn vị để đánh giá đề xuất đăng ký của tạp chí. Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể được xem xét như:

·      Kiểm tra tên tạp chí có phải là duy nhất, mang tính mô tả và chưa được các tạp chí khác sử dụng.

·      Tạp chí đã được trích dẫn trong Scopus. Tác động dự kiến của một tạp chí liên quan đến các tạp chí khác trong lĩnh vực của nó là một khía cạnh được tính đến trong quá trình đánh giá tạp chí của Scopus. Nó thể hiện chất lượng của nội dung tạp chí.

Tham khảo thêm các thông tin hướng dẫn về yêu cầu của Scopus tại https://beta.elsevier.com/products/scopus/content/content-policy-and-selection?trial=true

Bước 2: Nếu tạp chí đã thỏa mãn các tiêu chí trên, có thể gửi yêu cầu xem xét cho Scopus bằng cách điền và cung cấp đầy đủ các thông tin như trong mẫu đơn trực tuyến: https://suggestor.step.scopus.com/index.cfm. Tất cả các câu hỏi trong mẫu yêu cầu đề xuất là bắt buộc. Đơn vị chỉ có thể gửi yêu cầu cho 1 tạp chí trong 1 lần và không được gửi lại cho cùng 1 tạp chí trong vòng 12 tháng. Do đó, đơn vị cần cân nhắc kỹ các nội dung cần điền, Đơn đề xuất trực tuyến sẽ được lưu trong 7 ngày. Vui lòng đảm bảo gửi biểu mẫu đề xuất được hoàn thành trong khoảng thời gian đó, nếu không đơn vị phải bắt đầu lại.

Bước 3: Sau khi gửi yêu cầu, tạp chí sẽ nhận được một email xác nhận từ Scopus thông báo đã nhận được yêu cầu đề xuất tạp chí và Scopus sẽ kiểm tra xem yêu cầu của đơn vị có đầy đủ và hợp lệ hay không. Nếu tạp chí không được chấp nhận ở giai đoạn này, Scopus sẽ thông báo cho người đề xuất ban đầu kèm theo (các) lý do từ chối. Nếu tạp chí được hết các điều kiện, Scopus sẽ tiến hành đánh giá bằng cách sử dụng cả thước đo định lượng và định tính. Scopus có thể sẽ yêu cầu tạp chí bổ sung các thông tin trong “Biểu mẫu thông tin nhà xuất bản”.
Các tiêu chí lựa chọn được sử dụng trong quá trình đánh giá được nhóm thành năm loại chính: Chính sách Tạp chí, Nội dung, Tầm ảnh hưởng của Tạp chí, Tính định kỳ và Tính khả dụng/sẵn có trực tuyến.
- Chính sách tạp chí

•       Khái niệm/chính sách biên tập thuyết phục

•       Loại bình duyệt (Kín 2 chiều, Kín, Mở….)

•       Sự phân bố địa lý và tính đa dạng của các biên tập viên

•       Sự phân bố địa lý và tính đa dạng của các tác giả

-  Chất lượng nội dung

•       Đóng góp học thuật cho lĩnh vực trọng tâm của tạp chí

•       Phần tóm tắt rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với nội dung

•       Chất lượng và sự phù hợp của bài viết với mục tiêu và phạm vi đã nêu

•       Khả năng đọc bài viết

- Tầm ảnh hưởng của tạp chí

•       Có các trích dẫn của các bài báo trong tạp chí thuộc Scopus

•       Vị thế, uy tín của Biên tập viên

- Định kỳ xuất bản

•       Không chậm trễ, trì hoãn lịch xuất bản

-  Sẵn có trực tuyến

•       Nội dung có sẵn trực tuyến

•       Trang chủ tạp chí tiếng Anh

•       Chất lượng trang chủ


Bước 4: Quá trình xem xét của Scopus có thể mất từ vài tháng đến 1 năm tùy theo số lượng yêu cầu, việc đánh giá đề xuất đăng ký của tạp chí không bị ảnh hưởng bởi số lần đề xuất, và việc gửi đề xuất đăng ký nhiều lần chỉ làm trì hoãn quá trình xem xét. Đơn vị có thể theo dõi trạng thái của yêu cầu của mình bằng cách đăng nhập vào trang web của Scopus: https://suggestor.step.scopus.com/progressTracker/  

Một số lưu ý khác:
Đối với trang web của tạp chí, với tư cách là một tác giả tiềm năng, điều bắt buộc là bất kỳ trang web nào cũng phải được tìm thấy và xem dễ dàng, đồng thời có tác động trực quan đến việc truy cập trang web đó, điều này phản ánh một tạp chí chuyên nghiệp. Những người đánh giá CSAB sẽ yêu cầu quyền truy cập tương tự trong quá trình xem xét, đặc biệt là để sửa đổi mọi thông tin cập nhật kể từ tài liệu gửi ban đầu.
Việc liên tục cập nhật thông tin trên trang web của tạp chí rất quan trọng vì nó thể hiện rõ ràng cam kết không ngừng đối với sự phát triển và bền vững của tạp chí. Nếu có thể thấy một tạp chí có số lượng bài báo giảm dần theo thời gian hoặc có khoảng cách lớn về thời gian giữa số này với số khác thì điều này sẽ đặt ra câu hỏi liệu tạp chí đó có nhận đủ số bài báo để duy trì hoạt động hay không.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo rằng tất cả các liên kết trên trang web đều hoạt động và mọi liên kết được tạo ra đều hoạt động phù hợp và có thông tin cập nhật nhất. Biên tập viên cần đảm bảo rằng mọi thông tin liên quan đến thành viên Ban biên tập, người liên hệ văn phòng và nhà xuất bản đều chính xác.
Khả năng tiếp cận lâu dài tới các bài báo và nội dung tạp chí cho cộng đồng nghiên cứu quốc tế cũng là một trong những yếu tố được cân nhắc. Công cụ dịch thuật trang web là bước đầu tiên để chia sẻ các kinh nghiệm, thành tựu nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác và liên lạc xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa việc trích dẫn các bài báo cũng như tạp chí. Ngoài có giao diện tiếng Anh và tiêu đề, tóm tắt bài báo bằng tiếng Anh theo yêu cầu của Scopus, bên cạnh các bài báo bằng ngôn ngữ địa phương một số tạp chí đã cho xuất bản một số bài báo bằng tiếng Anh để tăng khả năng tiếp cận của độc giả tới các nghiên cứu, đóng góp của bài báo nhằm tăng số trích dẫn cho bài báo cũng như cho tạp chí.
Có nhiều yếu tố sẽ được người đánh giá độc lập của Hội đồng Tư vấn và Lựa chọn Nội dung Scopus (CSAB) cân nhắc. Các quyết định cuối cùng sẽ do Chủ tịch CSAB đưa ra kèm theo nhận xét của người đánh giá. Trong trường hợp bị từ chối, CSAB sẽ đưa ra ngày có thể nộp lại đề xuất tham gia vào danh mục Scopus (có thể là sau 6 tháng, 1 - 5 năm). Do đó, các tạp chí cần cân nhắc kỹ trước khi nộp đề xuất đăng ký tham gia danh mục Scopus.