Scholar Hub/Chủ đề/#thần kinh giữa/
Thần kinh giữa là dây thần kinh quan trọng của chi trên, chi phối chức năng vận động và cảm giác của bàn tay và cẳng tay. Nó bắt nguồn từ các rễ thần kinh cổ và ngực, đi qua các cấu trúc giải phẫu phức tạp, với chức năng vận động chi phối nhiều cơ vùng cẳng tay trước. Về cảm giác, thần kinh giữa cung cấp cảm giác cho lòng bàn tay và các ngón tay cái, trỏ, giữa và một phần ngón đeo nhẫn. Một rối loạn phổ biến là hội chứng ống cổ tay, gây đau và yếu cơ, có thể được điều trị qua nhiều phương pháp như điều chỉnh hoạt động, nẹp cổ tay và phẫu thuật.
Thần Kinh Giữa: Tổng Quan và Chức Năng
Thần kinh giữa (median nerve) là một trong những dây thần kinh chính của chi trên cơ thể người. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển chức năng vận động và cảm giác của một phần bàn tay và cẳng tay. Thần kinh giữa bắt nguồn từ đám rối thần kinh cánh tay và có cách đi phức tạp trước khi đến được khu vực nó chi phối.
Đường Đi và Cấu Trúc Của Thần Kinh Giữa
Thần kinh giữa xuất phát từ đám rối thần kinh cánh tay, cụ thể là từ các rễ thần kinh sống cổ (C5, C6, C7, C8) và ngực đầu tiên (T1). Sau khi hình thành, nó đi xuống cánh tay dưới qua khoang trước, và sau đó đi qua ống cổ tay ở phía cổ tay để vào bàn tay.
Qua hành trình của nó, thần kinh giữa đi qua nhiều cấu trúc giải phẫu khớp nối và gần một số động mạch, như động mạch cánh tay và động mạch quay, cung cấp máu cho vùng này. Thần kinh giữa cũng tạo mối liên kết với một số cấu trúc khác trong hệ chi trên.
Chức Năng Của Thần Kinh Giữa
Thần kinh giữa có cả chức năng cảm giác và vận động. Trong chức năng vận động, nó chủ yếu chi phối các cơ vùng cẳng tay trước, chịu trách nhiệm cho việc gập cổ tay, các ngón tay, và quay lòng bàn tay. Các cơ như cơ gấp ngón tay dài, cơ gấp cổ tay quay và cơ gấp ngón cái ngắn đều nhận chi phối từ thần kinh giữa.
Về chức năng cảm giác, thần kinh giữa đảm nhận việc cung cấp cảm giác cho phần da của lòng bàn tay và các ngón tay cái, tay trỏ, tay giữa và một phần ngón tay đeo nhẫn. Điều này đảm bảo rằng tay có thể phản ứng và thích ứng phù hợp với các kích thích từ môi trường.
Rối Loạn Liên Quan Đến Thần Kinh Giữa
Một trong những rối loạn phổ biến nhất liên quan đến thần kinh giữa là hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome). Tình trạng này phát sinh khi thần kinh giữa bị chèn ép hoặc dây thần kinh bị ép ở cổ tay, dẫn đến các triệu chứng như đau, tê bì và yếu cơ ở bàn tay.
Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm từ việc điều chỉnh hoạt động, sử dụng nẹp hoặc miếng đệm cổ tay, đến các phẫu thuật giải phóng thần kinh. Ngoài ra, trị liệu vật lý và các bài tập tăng cường cơ vùng cổ tay cũng là biện pháp bổ trợ hiệu quả.
Kết Luận
Thần kinh giữa đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì chức năng vận động và cảm giác của cẳng tay và bàn tay. Hiểu biết về cấu trúc và chức năng của thần kinh giữa không chỉ giúp trong việc chuẩn đoán và điều trị các rối loạn liên quan mà còn quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và khả năng vận động của chi trên.
KHẢO SÁT CÁC TỔN THƯƠNG BÀN TAY Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN Mục tiêu: Khảo sát các tổn thương bàn tay ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 và một số yếu tố liên quan đến các tổn thương đó. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 91 bệnh nhân có tổn thương cổ bàn tay trên 1054 bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Bưu Điện. Đánh gía tổn thương bàn cổ tay dựa trên điểm đau VAS, thang điểm BOSTON, hội chứng ống cổ tay; đánh giá tổn thương gân dạng dài duỗi ngắn, gân gấp và dây thần kinh giữa qua siêu âm. Kết quả: Tỷ lệ tồn thương bàn cổ tay trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 là 8,6%. Tỷ lệ tổn thương các cấu trúc giải phẫu vùng cổ bàn tay là: 70,3% tổn thương gân gấp; 60,4% tổn thương dây thần kinh giữa, 6,6% tổn thương khớp, 2,2% tổn thương gân dạng dài duỗi ngắn. Đặc điểm lâm sàng tổn thương vùng bàn cổ tay: Chủ yếu bệnh nhân có cường độ đau vừa với 70,3%, sau đó là đau ít là 12,1% và ít nhất là đau nhiều với 2,2%; giá trị trung bình thang điểm VAS là 3.76 ± 1.86; mức độ hạn chế vận động, cảm giác BOSTON đạt giá trị 1.34 ± 0.56; trên siêu âm thấy 60,5% có tổn thương dây thần kinh giữa với diện tích trung bình là: 11.487 ± 2.195 mm. Các yếu tố lên quan đến tổn thương bàn cổ tay là sự kiểm soát đường huyết; chỉ số HbA1c; tuổi, thời gian mắc bệnh, tiền sử tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương bàn cổ tay ở bệnh nhân đái tháo đường là 8,63%; Tổn thương vùng cổ tay chủ yếu là tổn thương gân gấp (70,3%) ; tổn thương dây thần kinh giữa (60,4%). Các yếu tố liên quan đến tổn thương vùng bàn cổ tay là: tình trạng kiểm soát đường huyết, chỉ số HbA1c, tuổi tác, thời gian mắc bệnh, tiền sử tăng huyết áp và thừa cân béo phì.
#đái tháo đường #tổn thương bàn cổ tay #gân gấp #gân dạng dài duỗi ngắn #dây thần kinh giữa
Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số HbA1c và chỉ số BMI đến biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường týp 2 trên người cao tuổi Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số HbA1c và chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) đến biến chứng thần kinh ngoại vi trên bệnh nhân người cao tuổi đái tháo đường týp 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá mối liên quan giữa chỉ số HbA1c và chỉ số khối lượng cơ thể đến biến chứng thần kinh ngoại vi trên 179 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: Kiểm soát HbA1c chưa tốt tổn thương thần kinh sợi nhỏ cao gấp 1,9 lần so với nhóm kiểm soát tốt HbA1c với p<0,05. Tổn thương mức độ nặng ở nhóm chưa kiểm soát tốt chỉ số HbA1c cao gấp 8,4 lần so với nhóm kiểm soát HbA1c tốt với p<0,05. Tổn thương mức độ nặng ở nhóm thừa cân béo phì cao gấp 3,2 lần so với nhóm không thừa cân béo phì có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Việc kiểm soát không tốt HbA1c sẽ dễ gây ra tổn thương sợi nhỏ và mức độ tổn thương thần kinh ngoại vi nặng hơn so với nhóm kiểm soát tốt HbA1c. Người thừa cân béo phì tổn thương thần kinh mức độ nặng hay gặp hơn so với nhóm chỉ số khối BMI bình thường.
Từ khóa: Biến chứng thần kinh ngoại vi, chỉ số HbA1c, chỉ số BMI.
#Biến chứng thần kinh ngoại vi #chỉ số HbA1c #chỉ số BMI
UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO LỚN THẦN KINH NỘI TIẾT TRUNG THẤT GIỮA - TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ BÁO CÁO CA BỆNH Phân loại của TCYTTG năm 2015 (cập nhật 2021), u thần kinh nội tiết bao gồm: Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (biến thể hỗn hợp tế bào nhỏ); Ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh nội tiết (biến thể hỗn hợp tế bào lớn); U carcinoid (điển hình và không điển hình); Tổn thương tiền xâm nhập (quá sản tế bào thần kinh nội tiết phổi lan toả). Trước đây, ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh nội tiết được xếp vào nhóm ung thư tế bào lớn; đây là loại ung thư có độ ác tính cao; chẩn đoán cần dựa vào giải phẫu bệnh và nhuộm hoá mô miễn dịch; điều trị gặp rất nhiều khó khăn và hiện vẫn chưa có phác đồ đa mô thức chuẩn; tỷ lệ tử vong của bệnh ở mức cao. Các khối u thần kinh nội tiết có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của lồng ngực, song việc xuất hiện ở trung thất giữa là rất hiếm. Chúng tôi báo cáo ca bệnh ung thư biểu mô tế bào lớn thần kinh nội tiết ở trung thất giữa, được chẩn đoán xác định và điều trị tại bệnh viện phổi Trung ương. Phần bàn luận xem xét tình trạng hiện tại về tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị căn bệnh này, cập nhật những tiến bộ gần đây trong hiểu biết về sinh bệnh học cơ bản và các cơ hội để nâng cao phương pháp điều trị cho người bệnh.
#U thần kinh nội tiết phổi; Ung thư biểu mô bào lớn thần kinh nội tiết phổi; u trung thất giữa; hoá mô miễn dịch
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) khá thường gặp, chèn ép dây thần kinh giữa có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Điều trị ngoại khoa cắt dây chằng vòng cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất. Siêu âm là một trong những phương tiện được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi căn bệnh này.Mục tiêu: 1) Đặc điểm hình ảnh siêu âm của hội chứng ống cổ tay; 2) Phân tích vai trò của siêu âm chẩn đoán trước và sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.Đối tượng và phương pháp: tiến cứu 33 bệnh nhân với 37 bàn tayđược phẫu thuật.Kết quả: Diện tích thần kinh giữa trước điều trị đoạn ngang cơ sấp vuông là 6,4 ±1,3mm2, đoạn sát bờ gần ống cổ tay là 17,3±7,2mm2, đoạn trong ống cổ tay là 8,3±2,7mm2, đoạn bờ xa ống cổ tay là 9,0±2,8mm2. Các dấu hiệu siêu âm hay gặp với dây thần kinh giữa là: phù nề 94,6%, dấu hiệu Notch 73%, dấu hiệu Delta S>2 mm2 với 91,9%, chỉ số CSA W/F>1,4 với 89,2%. Theo dõi sau mổ diện tích thần kinh giữa chỉ giảm sau 3 tháng (p<0,05).Kết luận: Siêu âm có khả năng chẩn đoán xác định được thần kinh giữa bị tổn thương và các tổn thương phối hợp khác, đồng thời siêu âm cũng giúp theo dõi hiệu quả sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay.
#Siêu âm #hội chứng ống cổ tay #thần kinh giữa.
Phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay (OCT) dựa vào lâm sàng và chẩn đoán điện, trong đó chẩn đoán điện là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán xác định. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thời gian tiềm vận động, cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng OCT. Nghiên cứu 532 bàn tay được chẩn đoán OCT vô căn theo tiêu chuẩn của Hội chẩn đoán điện Hoa Kỳ, tại phòng khám đa khoa Đông Đô. Kết quả thu được: kéo dài thời gian tiềm vận động ngoại vi 69,55%, cảm giác 50,38%. Hiệu số thời gian tiềm cảm giác (DSLd), vận động (DMLd) dây giữa - trụ có tỉ lệ bất thường tương ứng 92,23%; 80,83% (p < 0,05), với độ nhạy 79,17%; độ đặc hiệu là 87,5% và 93,75%. Đặc biệt khi so sánh thời gian tiềm cảm giác dây giữa - trụ đo ở ngón 4 bất thường 94,97% (p < 0,05) với độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 100%. Điểm cut off lần lượt là 0,65; 1,4; 0,45. Giá trị hiệu số thời gian tiềm ngoại vi của dây thần kinh giữa - trụ giúp chẩn đoán sớm hội chứng OCT với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.
#Hội chứng ống cổ tay #chẩn đoán điện #thời gian tiềm ngoại vi
Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán điện tổn thương dây thần kinh đoạn cẳng tay ở đối tượng giám định thương tích Các dây thần kinh ở vùng cẳng tay trong các vụ giám định thương tích thường được phát hiện tổn thương khi đến giám định mà trước đó không được chẩn đoán và xử trí. Nghiên cứu nhằm mô tả triệu chứng lâm sàng, mức độ tổn thương và đánh giá bất thường trên chẩn đoán điện của các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay trên 30 người bệnh giám định thương tích tổn thương một hoặc nhiều dây. Tất cả các bệnh nhân đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng thần kinh, đánh giá mức độ tổn thương thần kinh dựa trên thang điểm Quick DASH và thăm dò chẩn đoán điện bằng đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cùng ghi điện cực kim. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổn thương ưu thế tay trái (60%), trong đó vị trí ở 1/3 trên cẳng tay là 46,7%. Tổn thương hỗn hợp vận động và cảm giác chiếm tỷ lệ cao nhất (74%). Điểm Quick DASH thấp nhất 16, cao nhất 48 và trung bình là 31,4, trong đó tỷ lệ các mức độ nhẹ, vừa và nặng theo thứ tự là 20%, 40% và 40%. Các bất thường trên thăm dò chẩn đoán điện ghi nhận giảm tốc độ dẫn truyền và giảm biên độ đáp ứng một cách rõ rệt tại các dây thần kinh trụ, giữa, quay ở vùng cẳng tay ở bên tổn thương. Biểu hiện mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được khâu nối dây thần kinh và không có sự khác biệt về tốc độ dẫn truyền, biên độ giữa bên bị bệnh và bên lành ở 3 nhóm điều trị được nối vi phẫu, nối không vi phẫu và không được nối dây thần kinh. Kết luận: Tổn thương ưu thế tay trái, chủ yếu dây trụ và quay; mức độ tổn thương là vừa và nặng (theo thang điểm Quick DASH). Trên chẩn đoán điện, tổn thương rõ hỗn hợp myelin - sợi trục ở các dây thần kinh vùng cẳng tay bên bệnh và không khác biệt về sự chệnh lệch giữa 3 nhóm điều trị. Tổn thương mất chi phối thần kinh cơ có tỷ lệ thấp ở nhóm không được nối thần kinh.
#Giám định thương tích #tổn thương thần kinh trụ #thần kinh giữa #thần kinh quay #thang điểm Quick DASH #chẩn đoán điện.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY MỨC ĐỘ NẶNG VÀ RẤT NẶNG Chúng tôi tiến hành phẫu thuật điều trị cho 38 bệnh nhân với 42 bàn tay được chẩn đoán là hội chứng ống cổ tay (OCT) mức độ nặng và rất nặng. Thời gian theo dõi sau mổ 24 tháng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng. Phương pháp nghiên cứu: Thăm khám, lựa chọn bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng, tiến hành phẫu thuật cắt dây chằng ngang OCT giải phóng chèn ép thần kinh giữa; theo dõi, đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm Boston và các test lâm sàng. Kết quả: Sau mổ 24 tháng, điểm Boston từ 4,55 điểm xuống còn 2 điểm, tỷ lệ dương tính với với các nghiệm pháp Tinel, Phalen, Durkan không còn. Triệu chứng tê bì gảm, tuy nhiên teo cơ mô cái hồi phục chậm. Kết luận: Phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải phóng thần kinh giữa trong hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng giúp cải thiện đáng kể chức năng khớp cổ tay.
#hội chứng ống cổ tay #thần kinh giữa
ĐẶC ĐIỂM ĐIỆN SINH LÝ THẦN KINH CƠ VÀ DIỆN TÍCH THẦN KINH GIỮA CỦA HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY GIAI ĐOẠN NẶNG VÀ RẤT NẶNG Chúng tôi đã tiến hành làm điện sinh lý thần kinh cơ và đo diện tích thần kinh giữa đoạn ống cổ tay (OCT) cho 38 bệnh nhân với 42 bàn tay được chẩn đoán là hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng. Mục tiêu: Khảo sát, đánh giá điện sinh lý thần kinh cơ và diện tích thần kinh giữa đoạn ống cổ tay ở bệnh nhân mắc hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng. Phương pháp nghiên cứu: Thăm khám, lựa chọn bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng, ghi điện sinh lý thần kinh giữa; siêu âm xác định diện tích thần kinh giữa đoạn ngang mức cơ sấp vuông. Kết quả: Hiệu thời gian tiềm vận động thần kinh giữa và và thần kinh trụ (DMLD) trung bình 5,19±3,83ms. Hiệu thời gian tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ (DSLD) trung bình 3,11±2,2ms. Diện tích thần kinh giữa trung bình 14,48±6,27mm2 Kết luận: Đối với hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng, hiệu thời gian tiềm vận động và cảm giác của thần kinh giữa so với thần kinh trụ (bình thường) đều tăng cao. Diện tích thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay tăng.
#hội chứng OCT #điện sinh lý thần kinh #diện tích thần kinh
Kết quả phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Phẫu thuật giải ép thần kinh giữa là biện pháp điều trị triệt để nhất cho những trường hợp hội chứng ống cổ tay mức độ nặng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ dọc gan bàn tay. Nghiên cứu được thực hiện tiến cứu, theo dõi dọc 47 người bệnh với 79 bàn tay bị hội chứng ống cổ tay được phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ dọc gan bàn tay tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 1/ 2020 đến hết tháng 12/ 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ dọc gan bàn tay làm cải thiện có ý nghĩa thống kê mức độ nặng của triệu chứng, chức năng bàn tay và tốc độ dẫn truyền vận động, cảm giác thần kinh giữa ở các thời điểm 3 tháng và 6 tháng sau mổ so với trước mổ. Phẫu thuật được thực hiện an toàn với sẹo mổ đạt thẩm mỹ.
#hội chứng ống cổ tay #giải ép thần kinh giữa #đường mổ nhỏ
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ THỂ MẮT Nhược cơ thể mắt là rối loạn thần kinh cơ, thường khởi đầu của nhược cơ toàn thân. Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sang ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 43 bệnh nhân nhược cơ thể mắt được điều trị tại Trung tâm Thần kinh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Nữ chiếm 65,1%, nam giới 34,9%, tuổi trung bình 44,7 ± 14,3. Test neostigmin dương tính 88,4%. Test kích thích thần kinh liên tiếp (KTTKLT) dương tính với thể mắt đơn thuần là 30,8%, nhóm lan toàn thân 80%. Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRAb) dương tính đối với nhược cơ thể mắt là 76,9%, với thể lan toàn thân 93,3%. Có mối tương quan giữa thời gian mắc bệnh, vị trí sụp mi với thể bệnh nhược cơ (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 15,7 (1,8-136,6) và 7,4 (1,7-31,5%). Có mối tương quan giữa kết quả test KTTKLT, xét nghiệm AChR Ab với mức độ nặng của nhược cơ theo phân loại của Osserman (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 9,0 (2,1 - 39,5) và4,2(1,2 - 28,9). Kết luận: Nhược cơ thể mắt có xét nghiệm chẩn đoán xác định dương tính còn thấp, vì vậy cần phải phân biệt với các bệnh khác.
#Nhược cơ thể mắt #kích thích thần kinh lặp lại #kháng thể kháng thụ thể acetylcholin