Nhạy cảm kháng sinh là gì? Các công bố khoa học về Nhạy cảm kháng sinh

Nhạy cảm kháng sinh là tình trạng cơ thể không phản ứng đúng cách khi sử dụng kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến việc kháng sinh không hoạt động hiệu quả hoặc ...

Nhạy cảm kháng sinh là tình trạng cơ thể không phản ứng đúng cách khi sử dụng kháng sinh. Điều này có thể dẫn đến việc kháng sinh không hoạt động hiệu quả hoặc gây ra các phản ứng phụ nguy hiểm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do di truyền, sử dụng kháng sinh quá nhiều, không đúng cách hoặc trong thời gian quá dài. Việc nhạy cảm kháng sinh cũng có thể gây ra sự kháng cự kháng sinh, làm cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn hơn. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng kháng sinh và không tự ý sử dụng thuốc mà không được chỉ định.
Nhạy cảm kháng sinh có thể biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, từ việc gây ra phản ứng dị ứng nhẹ như phát ban và ngứa da đến các phản ứng nặng hơn như phát ban toàn thân, phù nề, khó thở, và thậm chí là sốc phản vệ. Một số người cũng có thể trải qua các vấn đề tác động lâu dài sau khi sử dụng kháng sinh, như vi khuẩn kém nhạy cảm hoặc sự phát triển của vi khuẩn siêu kháng sinh.

Để xác định có nhạy cảm kháng sinh hay không, người bệnh có thể thử nghiệm dị ứng với kháng sinh thông qua các xét nghiệm dị ứng hoặc với sự giám sát của bác sĩ. Khi đã biết tình trạng nhạy cảm, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ và nhà dược học để tránh sử dụng nhầm kháng sinh có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Điều quan trọng nhất là hãy luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và nhà dược học khi sử dụng kháng sinh, và không bao giờ tự y án sử dụng hoặc chia sẻ thuốc với người khác.
Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh một cách thận trọng và có trách nhiệm cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ phát triển sự kháng cự kháng sinh từ vi khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Đồng thời, việc tăng cường vệ sinh cá nhân và ứng dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn cũng là một phần quan trọng trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh. Khi có thể, việc áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên hoặc hỗ trợ kháng cự cơ địa cũng cần được xem xét để giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh.

Cuối cùng, quản lý một chế độ ăn uống lành mạnh và tạo ra môi trường sống không có nhiễm khuẩn cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh trong tương lai.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "nhạy cảm kháng sinh":

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi cộng đồng do Streptococcus Pneumoniae (S.Pneumoniae) và mô tả tính nhạy cảm kháng sinh của các chủng S.Pneumoniae  phân lập được ở trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu, 65 bệnh nhân dưới 5 tuổi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi cộng đồng do S.Pneumoniae  điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 1/2021 – 9/2021 được nghiên cứu, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi, xác định tính nhạy cảm kháng sinh bằng đo nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Kết quả và kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân Nam/Nữ là:1,9/1. Lứa tuổi hay gặp nhất là 2 tháng – 24 tháng với tỷ lệ 76,9%. Tỷ lệ bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước vào viện cao, chiếm 64,6%. Các triệu chứng như sốt, ho, chảy nước mũi, thở nhanh, phổi có ran gặp tỷ lệ > 69%. Xét nghiệm chủ yếu dựa vào Xquang tim phổi, công thức máu, CRP và nuôi cấy dịch tỵ hầu làm kháng sinh đồ. Viêm tai giữa ứ mủ gặp 43,1%. S.Pneumoniae kháng với Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin là 100%; kháng với Cefotaxime là 61,5%, Ceftriaxone là 52,3%, Penicillin là 18,5%. S.Pneumoniae  còn nhạy 100% với Rifampicin, Vancomycin, Linezolid, Levofloxacin.  
#Streptococcus Pneumoniae #phế cầu #viêm phổi #kháng kháng sinh #trẻ em
ĐỊNH DANH LOÀI VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM VỚI THUỐC KHÁNG NẤM CỦA VI NẤM CANDIDA PHÂN LẬP TỪ ĐƯỜNG TIÊU HÓA BỆNH NHI SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam - Tập 3 Số 35 - Trang 32-38 - 2021
Đặt vấn đề: Nấm Candida ở đường tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vi nấm có thể gây thể bệnh phổ biến là viêm niêm mạc miệng lưỡi ở độ tuổi này. Đồng thời nấm Candida cũng làm một trong các tác nhân gây nhiễm trùng sơ sinh thường gặp ở ICU Nhi. Mục tiêu: 1. Định danh loài vi nấm Candida ở đường tiêu hóa của bệnh nhi sơ sinh, 2. Đánh giá mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm của vi nấm phân lập. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên các bệnh nhi được chẩn đoán bệnh lý đang điều trị tại phòng Nhi Sơ sinh, khoa Sản tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, thời gian từ 1.2020 -12.2020. Kết quả: Tỷ lệ nấm Candida hoại sinh tại đường tiêu hóa là 28,83%. Trong đó, C. non albicans chiếm tỷ lệ cao hơn so với C. albicans (76,67% vs 23,33%).  Không ghi nhận tình trạng đề kháng của Candida với amphotericine B và nystatin.Tỷ lệ đề kháng của vi nấm candida với fluconazole, itraconazole, voriconazole, caspofungin và 5-flucystosin lần lượt là 6,67%, 3,33%, 3,33%, 23,33% và 16,66%. C. albicans nhạy cảm tốt với nhóm azoles và caspofungin. Trong khi đó, C. non albicans có tỷ lệ nhất định đề kháng với các thuốc này. C.albicans có tỷ lệ đề kháng với 5-flucytosin cao hơn C. non albicans (p<0,05). Hiện tượng đề kháng ≥2 loại thuốc gặp ở 34,78% C. non albicans. Kết luận: C. non albicans có phân bố phổ biến ở đường tiêu hóa bệnh nhi tại phòng Nhi Sơ sinh, khoa Sản bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Các chủng Candida được phân lập đều nhạy cảm tốt với amphotericin B và nystatin. C. albicans có hiện tượng đề kháng đáng kể với 5 flucystocine. C. non albicans đề kháng với azole, 5 flucystocine, caspofungin.
#Candida hoại sinh #mức độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm #bệnh nhi sơ sinh
TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI PHẾ CẦU TẠI BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA NĂM 2021- 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị viêm phổi do phế cầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 154 bênh nhi viêm phổi do phế cầu dưới 16 tuổi, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Kết quả: Các chủng phế cầu còn nhạy cảm với Cloramphenicol 81,5%, Ticarcilin 75,3%, nhạy cảm cao với Vancomycin 98,1% và Piperacillin 95,5%. Các chủng phế cầu có tỷ lệ kháng rất cao với Azetrenam 99,4%, Erythromycin 91,6% và Clindamycin 92,9%. Bệnh nhi khỏi bệnh hoàn toàn chiếm 91%, khoảng 0,6% có di chứng dày màng phổi và không có bệnh nhi tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,91 ± 3,54 ngày. Kết luận: Phế cầu có tỷ lệ kháng cao với các kháng sinh điều trị viêm phổi thông thường. Đây là lý do gây điều trị viêm phổi do phế cầu kéo dài.
#Viêm phổi #trẻ em #phế cầu #nhạy cảm kháng sinh
ĐẶC ĐIỂM NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU DO TÁC NHÂN KLEBSIELLA PNEUMONIAE
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1A - 2022
Đặt vấn đề: Klebsiella pneumoniae là tác nhân vi khuẩn gram âm thường gặp nhất trong nhiễm trùng cổ sâu. K. pneumoniae có các chủng đa kháng gây khó khăn trong việc chọn lựa kháng sinh điều trị. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu do tác nhân K. pneumoniae tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 06/2021 đến 06/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca, ghi nhận 46 bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/2021 đến 6/2022, có kết quả cấy mủ định danh K. pneumoniae và có kết quả kháng sinh đồ. Kết quả: K. pneumoniae nhạy cao với kháng sinh nhóm Carbapenem (93,5- 95,7%), nhóm Aminoglycoside (93,3- 93,5%), Cefoperazone/ Sulbactam (91,3%) và Tigecycline (91,3%). K. pneumoniae đa kháng chiếm tỷ lệ 32,6% gồm kiểu hình đa kháng (MDR) (26,1%) và đa kháng diện rộng (XDR) (6,5%). K. pneumoniae kiểu hình MDR (3/12 trường hợp tiết ESBL) còn nhạy 100% với kháng sinh nhóm Carbapenem. K. pneumoniae  kiểu hình XDR kháng 100% với Carbapenem và chỉ nhạy với Tigecycline. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu nặng là 8,7%. Kết luận: K. pneumoniae trong nhiễm trùng cổ sâu nhạy cao với nhiều nhóm kháng sinh. Có sự xuất hiện các chủng K. pneumoniae đa kháng trong nhiễm trùng cổ sâu. Phần lớn K. pneumoniae đa kháng còn nhạy với kháng sinh nhóm Carbapenem. Chủng K. pneumoniae kháng Carbapenem chỉ còn nhạy cảm với Tigecycline. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu nặng cao.
#Nhiễm trùng cổ sâu #Klebsiella pneumoniae
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM LIÊN CẦU NHÓM B Ở THAI PHỤ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 1 - 2022
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn (LCK) nhóm B và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai từ 34-36 tuần tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và xác định mức độ nhạy cảm của một số kháng sinh với nhiễm LCK nhóm B. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 thai phụ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm ở hai vị trí là 1/3 ngoài của âm đạo và ở trực tràng. Bệnh phẩm được gửi đến khoa Vi sinh trong vòng 3 giờ kể từ khi lấy mẫu để phân lập và định danh vi khuẩn. Thai phụ nhiễm LCK nhóm B sẽ được làm kháng sinh đồ, sau đó điều trị và theo dõi chuyển dạ đẻ theo đúng quy định. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần trong thời giạn nghiên cứu là 13,2%. Trong nhóm có tiền sử sảy thai, tiền sử sảy thai có nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B gấp 4,36 lần so với nhóm không có tiền sử sảy thai lần nào (OR =4,36, 95% CI : 1,3-13,2). Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở nhóm thai phụ thụt rửa âm đạo chiếm 40,0% cao hơn so với nhóm không có thói quen vệ sinh này, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Độ nhạy cảm của Penicillin, Ampicillin, Augmentin, Ceftriaxone, Cefotaxime, Cefuroxim lần lượt là 86,21%, 79,31%, 89,66%, 65,52%, 65,52%, 72,41%. Liên cầu khuẩn nhóm B nhạy cảm với Vancomycin và Linezolid lần lượt là 72,41% và 89,66%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm LCK nhóm B ở các thai phụ có tuổi thai từ 34-36 tuần tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 13,2%. Có hai yếu tố là tiền sử sảy thai và thụt rửa âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm LCK nhóm B lên cao hơn lần lượt gấp 3,9 và 5,7 lần so với nhóm không có tiền sử này. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của LCK nhóm B với Penicillin và Ampicillin còn tương đối cao và đây vẫn là hai kháng sinh ưu tiên sử dụng dự phòng cho các thai phụ nhiễm LCK nhóm B.
#liên cầu khuẩn nhóm B #phụ nữ có thai #nhạy cảm kháng sinh
TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN HAEMOPHILUS INFLUENZE VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO HAEMOPHILUS INFLUENZE Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Haemophilus influenzae là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm xác định tình hình đề kháng kháng sinh của H.influenzae và kết quả điều trị viêm phổi do H.influenzae ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 151 bệnh nhi viêm phổi do H.influenzae từ 1 tháng-15 tuổi điều trị tại Trung Tâm Hô Hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ kháng kháng sinh của H.influenzae rất cao với kháng sinh Ampicillin 92,1%; Amoxicillin 92,7%; Cefaclor 84,4%; Cefuroxime 80,1%; Co-trimoxazol 94,7%; giảm nhạy cảm với Amoxicilin/A.Clavunanic (603%); không còn nhạy cảm với Cefixime 71,9%; Azithromycin 54,4%. Tuy nhiên, H.influenzae vẫn còn nhạy cảm với Ceftriaxone (98,7%); Ciproflozaxin (95,4%) và  Meropenem (100%). Kết quả điều trị: bệnh nhi khỏi hoàn toàn 7,9% và đỡ bệnh 92,1% và không có bệnh nhi tiến triển nặng lên hoặc tử vong. Thời gian điều trị trung bình là 7,1 ± 4,4 ngày. Kết luận: H.influenzae có tỷ lệ kháng rất cao với các kháng sinh thông thường để điều trị viêm phổi. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn H.influenzae nói riêng và vi khuẩn gây bệnh nói chung. H.influenzae còn nhạy cảm cao với kháng sinh Ceftriaxone và Meropenem. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhi nặng lên và tử vong.
#Haemophilus influenzae #viêm phổi #trẻ em #tính nhạy cảm kháng sinh
Đặc điểm vi khuẩn và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Hữu nghị
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 97 bệnh án có ghi nhận mắc ít nhất 1 trong 4 chủng Gram âm nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị từ 01/01/2018 đến 31/12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 82,4, các bệnh nhân đều có bệnh mắc kèm, hầu hết có can thiệp thủ thuật/phẫu thuật. 21,6% bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Nghiên cứu thu thập được 116 lượt vi khuẩn Gram âm giảm nhạy carbapenem, trong đó phổ biến nhất là A. baumannii (37,9%). Tỷ lệ đề kháng meropenem (0 – 22,5%) nhìn chung thấp hơn so với imipenem (21,7 – 59,1%). Tỷ lệ các chủng toàn kháng ở mức cao (44,4 – 56,5%). Tỷ lệ định lượng MIC carbapenem và colistin đều thấp (dưới 18,0%). Tại thời điểm trước khi có KQVS, chủ yếu các bệnh nhân được dùng phác đồ phối hợp dựa trên β-lamtam/chất ức chế β-lamtamase (BL/BLI) và cephalosporin thế hệ 3, 4 (C3G/C4G). Sau khi có kết quả phân lập vi khuẩn, tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định colistin và carbapenem tăng lên, tuy nhiên đa số các bệnh nhân này được dùng mức liều thấp hơn so với khuyến cáo. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với phác đồ khi ngừng kháng sinh là 73,2%, tỷ lệ bệnh nhân tử vong liên quan tới nhiễm khuẩn là 27,8%. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm vi khuẩn và một số đặc điểm về sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn do một số chủng Gram âm giảm nhạy cảm với kháng sinh carbapenem tại bệnh viện. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các căn cứ quan trọng để bệnh viện tiếp tục có các chiến lược nhằm cải thiện hiệu quả điều trị các nhiễm khuẩn này.
#Gram âm #giảm nhạy cảm #carbapenem #Bệnh viện Hữu nghị
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI DỰA THEO SỰ NHẠY CẢM KHÁNG SINH Ở BỆNH NHI VIÊM, LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
Tạp chí Y Dược học Cần Thơ - Số 52 - Trang 191-197 - 2022
Đặt vấn đề: Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori) ở trẻ em hiện nay đạt hiệu quả thấp và đề kháng kháng sinh là nguyên nhân chính gây thất bại điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 1/2021-6/2022. Chúng tôi tiến hành nội soi tiêu hóa trên, nuôi cấy H. pylori từ mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày, xác định sự nhaỵ cảm kháng sinh bằng phương pháp Etest và điều trị tiệt trừ dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh. Cuối cùng, hiệu quả điều trị tiệt trừ được đánh giá bằng test thở sau điều trị tiệt trừ ít nhất 4 tuần. Kết quả: Trong số 50 bệnh nhi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam và nữ là 1/1, tuổi trung bình là 10,4±2,3, viêm dạ dày tá tràng chiếm 68% và loét tá tràng chiếm 32%. Có 16% bệnh nhi đã được điều trị tiệt trừ ít nhất một lần và 84% bệnh nhi chưa từng điều trị H. pylori trước đó. Tỷ lệ vi khuẩn H. pylori đề kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, and tetracycline lần lượt là: 86%, 82%, 76%, 60% và 16%. Điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh đạt hiệu quả cao 84,8% theo PP và 78% theo ITT. Kết luận: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H. pylori cao. Điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu khuyến cáo rằng, ở khu vực có tỷ lệ H. pylori đề kháng sinh cao, điều trị tiệt trừ nên dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh.
#Tiệt trừ #Helicobacter pylori #trẻ em
9. Mức độ nhạy cảm kháng sinh của một số loài vi khuẩn gây nhiễm trùng huyết thường gặp phân lập tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023
Tạp chí Nghiên cứu Y học - Tập 178 Số 5 - Trang 70-81 - 2024
Nhiễm trùng huyết là một trong những nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng và có khả năng thay đổi đặc tính đề kháng theo thời gian. Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định tác nhân gây nhiễm trùng huyết thường gặp và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các tác nhân phân lập được tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Trong 2993 chủng gây bệnh phân lập được, E. coli (18,1%), S. aureus (17,0%), K. pneumoniae (15,8%), Acinetobacter spp. (9,6%), Enterococcus spp. (6,4%) và P. aeruginosa (3,6%) là các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Các chủng E. coli còn nhạy cảm cao với carbapenem, ceftazidime/avibactam và amikacin (> 88%). Các chủng K. pneumoniae và P. aeruginosa chỉ còn nhạy cảm trung bình với các kháng sinh carbapenem, ceftazidime/avibactam và amikacin (30 - 60%). Các chủng K. aerogenes đề kháng cao với carbapenem (> 88%), chỉ còn nhạy cảm cao nhất với ceftazidime/avibactam (73,8%). A. baumannii đã đề kháng cao với hầu hết các nhóm kháng sinh (hầu hết > 80%). Tỷ lệ S. aureus đề kháng methicillin là 73,3%. Streptoccoccus viridans đề kháng với penicillin và ceftriaxone với tỷ lệ là 22,6% và 9,4%. Nhìn chung, các cầu khuẩn Gram dương đều còn nhạy cảm cao với vancomycin (81,6 - 100%). Dữ liệu nghiên cứu góp phần cung cơ sở cho các bác sĩ lâm sàng trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm cho các nhiễm trùng huyết khi chưa có kết quả kháng sinh đồ.
#Nhiễm trùng huyết #mức độ nhạy cảm kháng sinh
25. Mức độ nhạy cảm kháng sinh và mối liên quan với một số yếu tố độc lực của các chủng Helicobacter pylori phân lập tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 2019 - 2023
Sự gia tăng tỉ lệ kháng kháng sinh của H. pylori trên thế giới dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiệt trừ H. pylori, một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày. Vì vậy, việc cập nhật xu hướng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H. pylori trong những năm gần đây là rất cần thiết. Nghiên cứu xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của H. pylori tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. Trong 729 mẫu sinh thiết dạ dày, số chủng H. pylori dương tính là 392 chủng (53,7%). Các chủng phân lập được làm kháng sinh đồ với Amoxicillin (AMX), Clarithromycin (CLR), Metronidazole (MTZ), Levofloxacin (LVX), Tetracyclin (TE) sau đó lưu chủng trong tủ âm sâu -70˚C. Có 224 chủng phục hồi sau cấy chuyển từ tủ âm sâu -70˚C, được tách DNA và thực hiện phản ứng PCR xác định các yếu tố độc lực (cagE, vacAs, vacAm, iceA1, homB). Tỉ lệ đề kháng của H. pylori với AMX là 67%, CLR là 96,2%, LVX là 46% và TE là 0,5%. Toàn bộ các chủng nhạy cảm với MTZ. Tỉ lệ các gen độc lực cagE, vacAs, vacAm, iceA1, homB lần lượt là 71%; 93,3%; 69,2%; 21% và 34,3%. Nghiên cứu đã quan sát thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chủng kháng amoxicillin và nhóm chủng mang gen homB (+) hoặc cagE-homB (+) với p < 0,05.
#Helicobacter pylori #kháng kháng sinh #gen độc lực
Tổng số: 23   
  • 1
  • 2
  • 3