Nhược cơ là gì? Các công bố khoa học về Nhược cơ

Nhược cơ, hay Myasthenia Gravis, là bệnh lý thần kinh tự miễn gây yếu cơ do hệ miễn dịch tấn công thụ thể acetylcholine tại nối thần kinh-cơ, làm truyền tín hiệu bị suy giảm. Các triệu chứng bao gồm yếu cơ vùng mắt, mặt, cổ, tứ chi, khó nuốt, khó phát âm, và mệt mỏi cơ. Chẩn đoán thông qua kiểm tra lâm sàng, xét nghiệm huyết thanh, điện cơ và kiểm tra hình ảnh. Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc ức chế cholinesterase, corticoid, và liệu pháp plasma, hay phẫu thuật. Tiên lượng tốt phụ thuộc vào phát hiện và điều trị sớm. Việc nhận biết triệu chứng sớm cùng hỗ trợ từ bác sĩ và gia đình là rất cần thiết.

Nhược Cơ: Tổng Quan

Nhược cơ, còn được gọi là Myasthenia Gravis, là một bệnh lý thần kinh tự miễn đặc trưng bởi sự yếu ớt của các cơ bắp. Bệnh này thường ảnh hưởng chủ yếu đến các cơ trong cơ thể chịu sự kiểm soát có ý thức, chủ yếu là mắt, gương mặt, và các cơ vùng cổ và tứ chi.

Nguyên Nhân và Cơ Chế Bệnh Sinh

Nhược cơ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các thụ thể acetylcholine tại nối thần kinh - cơ, nơi mà các tế bào thần kinh truyền tín hiệu đến cơ bắp. Sự suy giảm thụ thể acetylcholine dẫn đến tín hiệu truyền tải không đầy đủ và gây suy yếu cơ.

Triệu Chứng và Dấu Hiệu

Các triệu chứng của nhược cơ thường xuất hiện từ từ và có thể bao gồm:

  • Yếu cơ xung quanh mắt, có thể gây sụp mí hoặc nhìn đôi.
  • Khó nuốt và khó phát âm.
  • Yếu chi, gặp khó khăn trong việc thực hiện những hoạt động hàng ngày như cầm nắm hoặc đi bộ.
  • Mệt mỏi cơ khi sử dụng kéo dài.

Chẩn Đoán

Việc chẩn đoán nhược cơ thường bao gồm nhiều phương pháp như:

  • Kiểm tra lâm sàng: Quan sát và kiểm tra sức mạnh của các nhóm cơ khác nhau.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Tìm kiếm kháng thể bất thường chống lại các thụ thể acetylcholine.
  • Điện cơ (EMG): Đánh giá hoạt động điện của các cơ bắp để phát hiện sự suy giảm trong truyền tín hiệu.
  • Kiểm tra hình ảnh: Chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để kiểm tra tuyến giáp hoặc khối u.

Điều Trị

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị giúp khỏi hoàn toàn nhược cơ, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt thông qua:

  • Thuốc ức chế men cholinesterase: Giúp tăng mức acetylcholine tại nối thần kinh - cơ.
  • Corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch: Giảm hoạt động bất thường của hệ miễn dịch.
  • Liệu pháp plasma: Loại bỏ kháng thể từ máu của bệnh nhân.
  • Điều trị phẫu thuật: Cắt tuyến giáp, đặc biệt nếu có khối u hoặc tuyến giáp bị phì đại.

Tiến Triển và Tiên Lượng

Nhược cơ có thể có tiến triển khác nhau ở từng bệnh nhân, với một số trường hợp duy trì ổn định và kiểm soát được, nhưng cũng có thể có đợt kịch phát yếu cơ nghiêm trọng. Tiên lượng phụ thuộc vào:- Tốc độ phát hiện và điều trị sớm.- Phản ứng của bệnh nhân với các liệu pháp điều trị.- Tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm (nếu có).

Kết Luận

Đối với người bị nhược cơ, việc nhận biết các triệu chứng sớm và có kế hoạch điều trị thích hợp là rất quan trọng để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa và gia đình cũng đóng vai trò lớn trong quản lý hiệu quả căn bệnh này.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "nhược cơ":

Đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại ở bệnh nhân nhược cơ
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và test kích thích thần kinh lặp lại được thực hiện trên 30 bệnh nhân nhược cơ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận: tuổi trung bình bệnh nhân là 48,57 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 2/1; có 7 bệnh nhân nhóm I (23,3%), 7 bệnh nhân nhóm IIa (23,3%), 7 bệnh nhân nhóm IIb (23,3%), 6 bệnh nhân nhóm IIIa (20%), 2 bệnh nhân nhóm IIIb (6,7%) và 1 bệnh nhân nhóm IVa (3,3%); 73,3% bệnh nhân có kháng thể AchRs dương tính, 20% bệnh nhân có u tuyến ức. Test kích thích thần kinh lặp lại dương tính ở 21 bệnh nhân chiếm 70%, tỷ lệ test kích thích thần kinh lặp lại dương tính ở bệnh nhân nhược cơ mắt đơn thuần là 42,9%, ở nhóm cơ chi và thân mình (nhóm a: IIa, IIIa, IVa) là 64,2%, ở nhóm cơ hô hấp và hầu họng (nhóm b: IIb, IIIb) là 100%. Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa kết quả bất thường trên test kích thích thần kinh lặp lại với kết quả xét nghiệm định lượng kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRs) (p = 0,0041).
#Bệnh nhược cơ #Test kích thích thần kinh lặp lại
Đặc điểm lâm sàng và kiểu gen HLA-B, HLA-DRB1 ở bệnh nhân nhược cơ
 Bệnh nhược cơ là một rối loạn tự miễn dịch hiếm gặp với tỷ lệ lưu hành thấp. Các nghiên cứu đã cho thấy mốiliên quan giữa kiểu gen của gen HLA và bệnh lý nhược cơ, đặc biệt các kiểu gen trên hai locus HLA-B và HLADRB1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 15 bệnh nhân nhược cơ từ 01/2020 đến 10/2020, kết quả cho thấy: độtuổi trung bình là 46 ± 9,6 tuổi, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. 53,3% bệnh nhân được chẩn đoán nhượccơ mức độ nhẹ (nhóm I và nhóm II); 46,7% bệnh nhân được chẩn đoán nhược cơ mức độ nặng (nhóm III và nhómIV), 60% bệnh nhân có kháng thể kháng thụ thể acetylcholin dương tính. Locus HLA-B có 14 allele, trong đó cácallele phổ biến nhất là -B*15 (26,6%), -B*40 (10%), -B*18 (10%), -B*46 (10%); và locus HLA-DRB1 có 11 alleletrong đó các allele phổ biến nhất là HLA-DRB1*09 (26,6%), -DRB1*12 (20%), -DRB1*14 (10%), -DRB1*04 (10%).
#Bệnh nhược cơ #HLA-B #HLA-DRB1 #Kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin (AChR-Ab)
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CẮT BỎ U TUYẾN ỨC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯỢC CƠ TẠI BỆNH VIỆN 103
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong cắt  u tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 38 bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức trong số 68 trường hợp được phẫu thuật nội soi cắt tuyến ức Tại Bệnh viện 103, từ tháng 9/2008- 6/2012. Kết quả: 38 bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức được phẫu thuật nội soi lồng ngực: 26 nữ, 12 nam, tuổi trung bình 33,5 (12- 69). tình trạng   nhược cơ: nhóm I: 4, IIA: 24, IIB:10. Giai đoạn u theo phân loại của Masaoka: I là 16, II là 14, III là 4 và IV là 4 Không có tử vong do phẫu thuật , tai biến 5,2%, biến chứng 7,8%, thời gian theo dõi hồi sức tích cực trung bình 24giờ (1-72), số ngày điều trị trung bình sau mổ: 7,5 (5-20). Kết  quả  tốt  ở  giai đoạn sớm  (dưới 1  năm) là 84,0%, sau 1 năm 88,9% tương đương tỷ lệ tốt  85,7% và 88,7% của phương pháp cắt u tuyến ức bằng mổ mở đường giữa xương ức hay mở ngực. Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực có thể áp dụng cắt tuyến ức nói chung, u tuyến ức nói riêng để điều trị bệnh nhược cơ, không có tử vong phẫu thuật, tai biến, biến chứng thấp. Kết quả tốt ở giai đoạn sớm sau mổ tương đương phẫu thuật mổ mở qua xương ức. 
#Phẫu thuật nội soi lồng ngực #Bệnh nhược cơ và u tuyến ức.
VAI TRÒ CỦA THANG ĐIỂM SARC-F TRONG DỰ ĐOÁN NGUY CƠ TIẾN TRIỂN Ở BỆNH NHÂN COVID-19 CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 510 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Điều tra mối liên quan giữa nguy cơ suy nhược cơ và độ nặng của bệnh ở bệnh nhân COVID-19 cao tuổi. Phương pháp: Một nghiên cứu thuần tập tiến cứu trên 182 bệnh nhân lớn tuổi nhập viện (≥60 tuổi) bị viêm phổi do COVID-19 được xác nhận trong khoảng thời gian từ ngày 6 tháng 9 năm 2021 đến ngày 30 tháng 10 năm 2021. Dữ liệu dịch tễ học, nhân khẩu học xã hội, lâm sàng và xét nghiệm lúc nhập viện và dữ liệu kết quả được trích xuất từ hồ sơ bệnh án điện tử. Tất cả các bệnh nhân được đánh giá về tình trạng suy nhược cơ khi nhập viện bằng thang điểm SARC-F và kết quả là sự phát triển của bệnh nặng hơn trong thời gian nằm viện. Chúng tôi đã sử dụng mô hình nguy cơ theo tỷ lệ Cox để xác định mối liên quan giữa suy nhược cơ và sự tiến triển của bệnh. Kết quả: Trong số 182 bệnh nhân, 87 (47,8%) bệnh nhân có nguy cơ cao mắc suy nhược cơ trong khi 95 (52,2%) thì không. 42 (23,1%) bệnh nhân tiến triển thành các trường hợp nặng hơn. Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ mắc suy nhược cơ cao hơn có nhiều khả năng phát triển bệnh nặng hơn những người không mắc bệnh (36,8% so với 10,5%, p <0,001). Sau khi điều chỉnh các yếu tố nhân khẩu học, lâm sàng, và xét nghiệm, nguy cơ suy nhược cơ cao hơn có liên quan đến nguy cơ tình trạng nặng cao hơn [tỷ lệ nguy cơ = 6,37 (KTC 95%: 1,61-25,18)]. Kết luận: Nguy cơ suy nhược cơ ở bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 là phổ biến. Những người có nguy cơ suy nhược cơ cao hơn có nhiều khả năng phát triển tình trạng nghiêm trọng hơn. Một đánh giá đơn giản với bác sĩ về tình trạng suy nhược cơ có thể giúp cảnh báo sớm những bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ cao bị viêm phổi COVID-19 nặng.
#COVID-19 #SARC-F #Suy nhược cơ #Tiên lượng #Cao tuổi
Phẫu thuật nội soi lồng ngực một lỗ hai bên cắt tuyến ức mở rộng điều trị bệnh nhược cơ: thông báo một trường hợp
Bệnh nhân nam 55t, được chẩn đoán nhược cơ, trên CT: khối U tuyển ức ĐK 3cm. Các thăm dò khác trước mổ bình thường. Bệnh nhân được chỉ định mổ cắt tuyến ức nội soi lồng ngực một lỗ hai bên. Không gặp biến chứng trong và sau mổ. Bệnh nhân xuất viện sau 5 ngày. Giải phẫu bệnh Thymoma typ A (Masaoka I). Không có tái phát sau 18 tháng theo dõi.
SO SÁNH SÀNG LỌC NGUY CƠ DINH DƯỠNG VỚI TIÊU CHÍ GLIM MỚI VỀ SUY DINH DƯỠNG VÀ LIÊN QUAN ĐẾN SUY NHƯỢC CƠ Ở BỆNH NHÂN COVID-19 CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN TRUYỀN NHIỄM 5G
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Để so sánh công cụ sàng lọc dinh dưỡng phổ biến với tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Sáng kiến Lãnh đạo Toàn cầu về Suy dinh dưỡng (GLIM) ở những bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi nhập viện. Phương pháp: 182 bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nhập khoa điều trị bệnh nhân nặng, Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm 5G được đánh giá liên tiếp khi nhập viện bằng công cụ sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng 2002 (NRS-2002), suy dinh dưỡng theo tiêu chuẩn GLIM, và đánh giá nguy cơ suy nhược cơ bằng SARC-F. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng 46,7% theo GLIM. Độ nhạy, độ đặc hiệu của NRS-2002 trong phát hiện suy dinh dưỡng là 98,8% và 56,7%. Mức độ phù hợp với tiêu chuẩn GLIM là 54,0%. Công cụ sàng lọc có giá trị để chẩn đoán suy dinh dưỡng. Những bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng theo NRS-2002 có nhiều khả năng hiện diện suy nhược cơ hơn những bệnh nhân có nguy cơ thấp (OR:4,04; KTC 95%: 1,31-12,4). Kết luận: NRS-2002 có giá trị trong phát hiện suy dinh dưỡng ở bệnh nhân COVID-19 cao tuổi nằm viện được chẩn đoán bởi tiêu chuẩn GLIM mới. Hơn nữa, bệnh nhân COVID-19 cao tuổi có nguy cơ cao suy dinh dưỡng theo NRS-2002 có nguy cơ cao mắc suy nhược cơ. Tình trạng dinh dưỡng nên được xác định bởi NRS-2002 ở bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19 khi nhập viện.
#Tình trạng dinh dưỡng #suy nhược cơ #sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng #Bệnh nhân COVID-19 cao tuổi
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ THỂ MẮT
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 2 - 2022
Nhược cơ thể mắt là rối loạn thần kinh cơ, thường khởi đầu của nhược cơ toàn thân. Mục tiêu: Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và cận lâm sang ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 43 bệnh nhân nhược cơ thể mắt được điều trị tại Trung tâm Thần kinh bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Nữ chiếm 65,1%, nam giới 34,9%, tuổi trung bình 44,7 ± 14,3. Test neostigmin dương tính 88,4%. Test kích thích thần kinh liên tiếp (KTTKLT) dương tính với thể mắt đơn thuần là 30,8%, nhóm lan toàn thân 80%. Xét nghiệm kháng thể kháng thụ thể acetylcholine (AChRAb) dương tính đối với nhược cơ thể mắt là 76,9%, với thể lan toàn thân 93,3%. Có mối tương quan giữa thời gian mắc bệnh, vị trí sụp mi với thể bệnh nhược cơ (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 15,7 (1,8-136,6) và 7,4 (1,7-31,5%). Có mối tương quan giữa kết quả test KTTKLT, xét nghiệm AChR Ab với mức độ nặng của nhược cơ theo phân loại của Osserman (p<0,05) tương ứng OR (95%CI) là 9,0 (2,1 - 39,5) và4,2(1,2 - 28,9). Kết luận: Nhược cơ thể mắt có xét nghiệm chẩn đoán xác định dương tính còn thấp, vì vậy cần phải phân biệt với các bệnh khác.
#Nhược cơ thể mắt #kích thích thần kinh lặp lại #kháng thể kháng thụ thể acetylcholin
BIỂU HIỆN NHƯỢC CƠ TRONG NHÓM U TUYẾN ỨC VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Nhận xét tỷ lệ nhược cơ trong nhóm u tuyến ức được nghiên cứu và điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu về một số thông số như tỷ lệ nhược cơ trong nhóm u tuyến ức được nghiên cứu, kết quả sau điều trị. Kết quả: Bao gồm 17 nam và 18 nữ. Tuổi trung bình 47,1 ± 12,9 (17 - 68). Phát hiện bệnh do triệu chứng nhược cơ là 37,1%. Thời gian phẫu thuật 123,4 ± 35,6 phút (45- 220). Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm có nhược cơ (n = 13) là 182,3 ± 20,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình 6,1 ± 3,6 ngày (3-24). Không có tử vong sau mổ, có một bệnh nhân phải lọc huyết tương sau mổ. Kết luận: Biểu hiện nhược cơ là một hội chứng cận u trong nhóm u tuyến ức thường gặp trong lâm sàng. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị trước mổ. Phẫu thuật nội soi lồng ngực là một lựa chọn tốt cho loại hình bệnh lý này.
#u tuyến ức #phẫu thuật nội soi lồng ngực #bệnh nhược cơ
ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC VÀ CÁC THỂ BỆNH HEMOGLOBIN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ CÓ HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 516 Số 1 - 2022
Đặt vấn đề: Hàng năm sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT) được khám sức khoẻ trước khi nhập học và có số lượng không ít sinh viên (SV) có mang hồng cầu nhỏ nhược sắc, nhóm đối tượng có nguy cơ mang gen bệnh hemoglobin rất cao. Mục tiêu: Xác định các thể bệnh hemoglobin (Hb) và đặc điểm huyết học của các thể bệnh Hb ở SV năm nhất Trường ĐHYDCT có hồng cầu nhỏ nhược sắc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 219 SV hồng cầu nhỏ nhược sắc. Kết quả: Có 39,7% SV có bất thường MCH (<27pg) và 63,3% SV có bất thường cả MCV (<80fL) và MCH; Có 3 thể bệnh Hb chiếm tổng 32,9% (72/219), thể dị hợp tử HbE (HbAE) chiếm 24,7%; thể β-Thalasemia dị hợp tử (β-Thal) chiếm 7,3% và thể HbH của bệnh α-Thal (HbH) chiếm 0,9%. Có 58/72 (80,5%) thuộc dân tộc Kinh và 39/72 (54,2%) SV là nữ; nơi cư trú tại Cần Thơ (15,3%) và địa phương khác (84,7%). Về đặc điểm huyết học: số lượng hồng cầu; MCV; MCH, chỉ số Hb trung bình của thể bệnh β-Thal lần lượt là: 6,06 ± 0,57x1012/L; 70,43 ± 5,37fL; 21,09 ± 2,06pg; 12,81 ± 0,83g/dL; của thể bệnh HbAE lần lượt là: 5,59± 0,55x1012/L; 79,44 ± 3,42fL; 25,2 ± 1,48pg; 14,19 ± 0,52 g/dL và thể bệnh HbH là: 7 ± 0,0x1012/L; 66 ± 0,85fL; 16,65±0,07pg; 11 ± 0,0g/dL. Kết luận: Tổng tỷ lệ mắc bệnh Hb ở sinh viên năm nhất Trường ĐHYDCT là 32,9%. Có 3 thể bệnh được xác định là: thể dị hợp tử HbE là 24,7%; thể β-Thalasemia dị hợp tử là 7,3% và thể HbH của bệnh α-Thal thấp nhất, 0,9%. Các giá trị số lượng hồng cầu; MCV; MCH, chỉ số Hb trung bình khác nhau theo các thể bệnh Hb.
#bệnh hemoglobin #hồng cầu nhỏ nhược sắt #sinh viên #Trường ĐHYDCT
ĐÁNH GIÁ SỰ ĐÁP ỨNG CỦA TEST KÍCH THÍCH THẦN KINH LẶP LẠI LIÊN TIẾP Ở BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ THỂ MẮT
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 505 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Nhận xét sự đáp ứng của test kích thích thần kinh lặp lại liên tiếp ở bệnh nhân nhược cơ thể mắt. Đối tượng và phương pháp: 43 bệnh nhân (BN) nhược cơ thể mắt có kháng thể kháng thụ thể acetylcholin dương tính hoặc dương tính với test neostigmin. Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình bệnh nhân 39,2 ±17,7 (thể mắt đơn thuần), 43,1± 13 (thể lan toàn thân), thời gian từ khi xuất hiện nhược cơ ở mắt lan toàn thân là 18,9 ± 59,7 tháng. Test kích thích thần kinh liên tiếp (KTTKLT) dương tính ở 28 BN (65,1%), tỷ lệ dương tính ở nhược cơ thể mắt 30,2%, độ nhạy 30,8%, nhóm toàn thân độ nhạy 80%. Độ nhạy KTTKLT của từng cơ cũng khác nhau tùy nhóm cơ: cơ thang (61,5%), cơ vòng mi (53,8%), cơ dạng ngắn ngón cái (30,8%), cơ dạng ngón út (38,5%), đến giai đoạn tiến triển sang toàn thân có độ nhạy cao hơn lần lượt 90%, 86,7%, 80%, 66,7%. Kích thích thần kinh liên tiếp có mối liên quan với mức độ nặng trên lâm sàng theo phân độ Osserman (P= 0,001). Kết luận: Test kích thích thần kinh liên tiếp là xét nghiệm đơn giản, thuận lợi có thể giúp chẩn đoán bệnh nhược cơ thể mắt được nhanh hơn và có thể phát hiện những cơ yếu dưới lâm sàng.
#Nhược cơ #nhược cơ thể mắt #test kích thích thần kinh lặp lại
Tổng số: 20   
  • 1
  • 2