An toàn thực phẩm là gì? Các công bố khoa học về An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng bảo vệ sức khỏe con người, liên quan đến việc xử lý và sử dụng thực phẩm an toàn để tránh nhiễm trùng và ngộ độc. Thực phẩm không an toàn có thể gây bệnh, dịch bùng phát và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, cũng như lòng tin của người tiêu dùng. WHO khuyến nghị năm nguyên tắc an toàn thực phẩm: giữ sạch sẽ, phân tách thực phẩm sống và chín, nấu kỹ, bảo quản ở nhiệt độ an toàn và sử dụng nguyên liệu an toàn. Phương pháp quản lý như HACCP và tiêu chuẩn an toàn quốc tế giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro. An toàn thực phẩm giúp đảm bảo sức khỏe cộng đồng và uy tín thương hiệu.

An Toàn Thực Phẩm: Một Khía Cạnh Quan Trọng Của Sức Khỏe Công Cộng

An toàn thực phẩm là một yếu tố thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Nó liên quan đến việc xử lý, chuẩn bị, lưu trữ và sử dụng thực phẩm theo cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và ngộ độc. Đây là một chủ đề nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà quản lý thực phẩm, chuyên gia y tế, cũng như cả người tiêu dùng.

Tại Sao An Toàn Thực Phẩm Quan Trọng?

An toàn thực phẩm quan trọng vì những lý do sau:

  • Bảo vệ sức khỏe con người: Thực phẩm không an toàn có thể chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất độc hại, gây nên các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ngăn chặn dịch bệnh bùng phát: Thực phẩm nhiễm khuẩn có thể dẫn đến bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
  • Duy trì lòng tin của người tiêu dùng: Kinh doanh thực phẩm an toàn sẽ xây dựng lòng tin với khách hàng, từ đó có lợi cho thương hiệu và doanh thu.

Các Nguyên Tắc Cơ Bản Về An Toàn Thực Phẩm

Có năm nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị:

  1. Giữ sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên trước và trong khi chế biến thực phẩm, làm sạch các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
  2. Phân tách thực phẩm sống và chín: Tránh ô nhiễm chéo bằng cách sử dụng các thiết bị chế biến riêng cho thực phẩm sống và chín.
  3. Nấu kỹ: Bảo đảm thực phẩm được nấu ở nhiệt độ phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
  4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn: Giữ thực phẩm trong tủ lạnh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
  5. Sử dụng nguyên liệu an toàn và nước sạch: Chọn thực phẩm từ nguồn đáng tin cậy và sử dụng nước uống an toàn.

Phương Pháp Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Các phương pháp quản lý an toàn thực phẩm thường được sử dụng bao gồm:

  • Phân tích nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): Hệ thống này giúp nhận diện, đánh giá và kiểm soát các nguy cơ đáng kể trong quá trình sản xuất thực phẩm.
  • Chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn như ISO 22000, BRC và IFS giúp doanh nghiệp chứng minh cam kết của mình đối với an toàn thực phẩm.

Kết Luận

An toàn thực phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì và xây dựng uy tín của các thương hiệu thực phẩm. Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và áp dụng các hệ thống quản lý sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "an toàn thực phẩm":

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành an toàn thực phẩm (ATTP) của người chế biến và kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang trên 350 người chế biến, kinh doanh thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu: Chỉ có 47,1 đến 60,6% đối tượng nghiên cứu trả lời đúng tác dụng của việc bày thức ăn trong tủ kính; khoảng 76,7% trả lời cần đeo khẩu trang khi chế biến thực phẩm. Tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ đạt 85,7%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức chung đạt: 86,3%; thực hành chung đạt: 74,3%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành không tốt chiếm 13,7% và 25,7%. Khuyến nghị: Tăng cường truyền thông giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến, kinh doanh thực phẩm.
#Kiến thức #Thực hành #Chế biến thực phẩm #Kinh doanh thực phẩm #Thành phố Bắc Ninh
ĐÁNH GIÁ MỐI NGUY AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU VÀ THỰC PHẨM CHAY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2022-2023
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm - Tập 20 Số 2 - Trang 1-9 - 2024
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tình hình ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong các nguyên liệu và thực phẩm chay thu thập trên địa bàn Hà Nội năm 2022-2023. Phương pháp: Tổng số 480 mẫu mẫu nguyên liệu và mẫu thành phẩm được lấy mẫu theo chuỗi tại cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm chay. Sau đó, mẫu được phân tích các chỉ tiêu hóa học và vi sinh vật bằng các phương pháp tiêu chuẩn AOAC, TCVN và các phương pháp nội bộ của phòng thí nghiệm đã được công nhận ISO/IEC 17025:2017. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và kết quả được đánh giá theo các quy định hiện hành. Kết quả:  Có 2,5% mẫu nguyên liệu nấm và thành phẩm, 50% mẫu nguyên liệu ngũ cốc và thành phẩm, 11,6% mẫu phụ gia thực phẩm và gia vị, và 6,67% mẫu được mua online vượt giới hạn cho phép về chỉ tiêu vi sinh vật; Phát hiện kim loại nặng (Pb, Cd, As, Al, Ni) trong hầu hết các mẫu nghiên cứu trong đó có 2,50-3,30% sản phẩm nấm không đạt chỉ tiêu Pb, Cd. Kết luận: Kết quả phân tích là cơ sở đề đề xuất các quy định về giới hạn cho phép của các chỉ tiêu an toàn thực phẩm trong thực phẩm chay.
#Thực phẩm chay #mối nguy vi sinh vật #mối nguy hóa học #ô nhiễm thực phẩm
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA BẾP ĂN TẬP THỂ KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 513 Số 2 - 2022
Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể (BATT) khu công nghiệp (KCN) ngày càng gia tăng. Nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) tại các BATT KCN thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đây là nghiên cứu định lượng, sử dụng thiết kế cắt ngang. Số liệu được thu thập trên toàn bộ 25 BATT KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022, sử dụng bảng kiểm quan sát và xét nghiệm vi sinh dụng cụ. Tỷ lệ BATT đạt các tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất; trang thiết bị, dụng cụ; con người và hồ sơ hành chính lần lượt là 64%, 80%, 80% và 88%. Tỷ lệ BATT đạt điều kiện ATTP chung là 76%. Như vậy, tỷ lệ BATT KCN tại tỉnh Quảng Ninh đạt điều kiện ATTP còn thấp. Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nâng cao nhận thức về ATTP của người chế biến, tăng cường giám sát các điều kiện ATTP của BATT hàng ngày, nâng cấp sửa chữa các hạng mục sàn nhà, tường nhà, mua sắm bổ sung bàn chế biến, tủ lưu mẫu, lưới chắn côn trùng và tập huấn lại thực hành ghi chép sổ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn.
#an toàn thực phẩm #bếp ăn tập thể #khu công nghiệp #Quảng Ninh
MÔ TẢ KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TẠI BẾP ĂN BÁN TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC CỦA THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM 2020
Mục tiêu: Mô tả kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú trong các trường học của thành phố Thanh Hóa năm 2020. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang điều tra trên 400 người chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú tất cả các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Ngưởi chế biến thực phẩm được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định lượng. Kết quả: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt yêu cầu kiến thức chung về ATVSTP là 73,4%. Cụ thể, tỉ lệ người trả lời đúng về triệu chứng ngộ độc thực phẩm rét run, sốt; hôn mê, co giật lần lượt là 19% và 21,4%. Về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm: 66,2% người trả lời biết một trong nguyên nhân là do thực phẩm có sẵn chất độc, 49,2 % người trả lời là do sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục. Về xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm: tỉ lệ người trả lời là đình chỉ thực phẩm nghi ngờ; lưu giữ thực phẩm nghi ngờ, chất nôn, phân; gọi cấp cứu lần lượt chiếm tỉ lệ 56,9%; 50,5%; 33,8%. Kết luận: Tỷ lệ người chế biến thực phẩm đạt yêu cầu kiến thức chung về ATVSTP là 73,4%.
#Kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm #người chế biến thực phẩm #ếp ăn bán trú trong các trường học #thành phố Thanh Hóa
Thực trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại khoa dinh dưỡng thuộc các bệnh viện công lập tỉnh Thanh Hóa năm 2017
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG - Tập 1 Số 3 - Trang 83-88 - 2018
Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng điều kiện chung để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các khoa dinh dưỡng bệnh viện; (2) Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6-12/2017 trên 200 người chế biến thực phẩm tại 32 bếp ăn tập thể của các khoa dinh dưỡng bệnh viện công trực thuộc Sở Y tế quản lý trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin theo mục tiêu. Các công cụ được xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn hiện hành về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả: Tỷ lệ bếp ăn tập thể khoa dinh dưỡng bệnh viện đạt điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm là 59,4%. Tỷ lệ nhân viên chế biến có kiến thức đạt về việc tiếp xúc với thực phẩm chín, hành vi cá nhân đúng và rửa dụng cụ thường xuyên lần lượt là 93,5%; 88% và 83,5%. Có tới 80,5% đối tượng không đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn, mới chỉ có 76% người có giấy xác nhận an toàn thực phẩm và giấy khám sức khỏe. Vẫn còn có tới 33% đối tượng có hành vi chưa đúng khi chế biến thực phẩm. Kết luận: Tỷ lệ bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh đạt 59,4%, tỷ lệ người tham gia chế biến thực phẩm có kiến thức chung đúng là 79%.
#bếp ăn tập thể #khoa dinh dưỡng #người chế biến thực phẩm
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI PHƯỜNG TÂN THỊNH, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 515 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến và kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả với thiết kế cắt ngang trên toàn bộ người chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên. Thu thập thông tin bằng sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn. Sử dụng bảng kiểm quan sát thao tác thực hành của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Trong số các chất phụ gia được kể đến chỉ có 27,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng hàn the không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm; 51,5% cho rằng là phẩm màu; 55,0% trả lời formol; 20,3% trả lời các chất khác (nitrit, nitrat, oestradiol,…). Một số thực hành ATTP của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ không cao: Có rửa tay sạch trước khi chế biến 62,4%, nước đá được lưu giữ riêng 64,4%, thực phẩm được để trong tủ kính 69,8%, chất thải được chứa trong thùng rác có nắp đậy 61,9%. Đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung tốt về an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao (85,6% và 83,7%). Bên cạnh đó còn tỷ lệ một số đối tượng nghiên cứu có kiến thức và thực hành chung chưa tốt (14,4% và 16,3%).
#An toàn thực phẩm #thức ăn đường phố #người kinh doanh #chế biến #kiến thức #thực hành #phường Tân Thịnh #thành phố Thái Nguyên
Tìm hiểu khả năng của học sinh lớp 12 về việc giải quyết bài toán xét tính đơn điệu của hàm số mũ thông qua một thực nghiệm sư phạm
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Bài toán xét tính đơn điệu của một hàm số khá phổ biến trong chương trình toán phổ thông. Để giải quyết bài toán này có những công cụ giải khác nhau: dùng định nghĩa, dựa vào các yếu tố đặc trưng của hàm số được cho, dựa vào đồ thị của hàm số hay tính đạo hàm cấp 1 của hàm số đó. Trong bài báo này, chúng tôi thiết kế một tình huống dạy học nhằm tìm hiểu khả năng của học sinh lớp 12 trong việc vận dụng các công cụ giải bài toán xét tính đơn điệu của hàm số mũ. Đồng thời thông qua đó phát hiện những sai lầm học sinh mắc phải khi giải bài toán này. /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
#tính đơn điệu #đạo hàm #hàm số mũ
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC QUÁN ĂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHƯỜNG HƯNG LỢI, QUẬN NINH KIỀU, CẦN THƠ NĂM 2021
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 515 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) và Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các quán ăn tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Nghiên cứu định lượng đã chọn toàn bộ 220 quán ăn để đánh giá việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Nghiên cứu định tính đã phỏng vấn 11 đối tượng, gồm: Lãnh đạo làm công tác quản lý an toàn thực phẩm (1 người tuyến thành phố, 2 người tuyến quận, 2 người tuyến phường) và 6 người là chủ cơ sở. Kết quả: Tỷ lệ các quán ăn tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm chỉ đạt 36,8%, trong đó: tỷ lệ đạt các tiêu chí về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị, dụng cụ tại các quán ăn theo quy định của Bộ Y tế rất thấp lần lượt là 65,9% và 52,3%; người chế biến tại các quán ăn có thực hành chung đạt về an toàn thực phẩm 51,4% và kiến thức đúng về an toàn thực phẩm đạt tỷ lệ cao nhất 74,5%. Việc tuân thủ quy định an toàn thực phẩm tại các quán ăn gồm người chế biến có kiến thức về việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; công tác truyền thông, công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm triển khai thường xuyên hàng năm; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đủ sức răn đe.
#An toàn thực phẩm #Yếu tố ảnh hưởng #Quận Ninh Kiều #Thành phố Cần Thơ
TĂNG CƯỜNG CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TOÁN
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 1 Số 1 - Trang 84-90 - 2015
Toán học, cũng như nhiều môn khoa học khác, phát sinh từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm động lực phát triển và quay lại phục vụ mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đây là một trong những cơ sở cho việc dạy và học Toán kết nối với thực tiễn. Việc chuẩn bị kiến thức về vận dụng Toán học vào thực tiễn cho sinh viên ngành sư phạm Toán là rất quan trọng để triển khai nội dung này vào việc dạy học Toán ở trường phổ thông. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày nguyên lý và xu hướng của việc dạy học có nội dung thực tiễn trong môn Toán, và đề xuất một số tình huống có thể đưa bài toán có nội dung thực tiễn vào quá trình giảng dạy cho sinh viên ngành Toán ở trường Cao đẳng Sư phạm.
#mathematic esxercises; practical content; mathematic pedagogic students
Tổng số: 73   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 8