Hue University Journal of Science: Natural Science
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
HOẠT HÓA THAN BÙN ĐỂ XỬ LÝ ION Cd2+ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 133 Số 1A - Trang 5-13 - 2024
Trong nghiên cứu này, vật liệu nghiên cứu là than bùn được hoạt hóa bằng H3PO4 ở nồng độ 2,0 M. Các mẫu sau khi tổng hợp được đặc trưng bởi một số phương pháp như EDX, XRD, SEM, BET và FTIR. Tính chất hấp phụ của vật liệu được đánh giá thông qua khả năng loại bỏ ion Cd2+ trong dung dịch nước. Đặc trưng vật liệu cho thấy mẫu than bùn sau khi hoạt hóa có diện tích bề mặt riêng và độ xốp cao hơn so với mẫu than bùn thô. Nghiên cứu cho thấy dữ liệu thực nghiệm hấp phụ ion Cd2+ trên than bùn được hoạt hóa được mô tả tốt đồng thời bởi cả hai mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, tuy nhiên mô hình đẳng nhiệt Langmuir tỏ ra phù hợp hơn. Vật liệu than bùn được hoạt hóa đạt dung lượng hấp phụ cực đại qm 29,07 mg/g. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy sự hấp phụ ion Cd2+ trên than bùn hoạt hóa tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy vật liệu hấp phụ từ than bùn có nhiều tiềm năng trong việc loại bỏ các ion kim loại nặng trong dung dịch nước.
#Peat #activated #heavy metal ions #adsorption
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ HÀM LƯỢNG VẬT CHẤT LƠ LỬNG TỪ ẢNH VỆ TINH LANDSAT 7 TẠI KHU VỰC VEN BIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 126 Số 1A - Trang 207-218 - 2017
Hiện nay, máy đo phổ cầm tay được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng các bộ mẫu chìa khóa giải đoán ảnh viễn thám. Tuy nhiên, đo phổ phản xạ trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn đó là sự thay đổi liên tục của năng lượng bức xạ mặt trời dẫn đến sai số trong các kết quả phân tích. Nghiên cứu này xác lập quy trình thực nghiệm đo phổ phản xạ trong phòng để tính toán hàm tương quan giữa giá trị phổ phản xạ và hàm lượng vật chất lơ lửng của nước biển ở khu vực ven biển thành phố Hải Phòng. Quy trình này loại bỏ được những sai số do sự thay đổi liên tục của năng lượng mặt trời. Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng vật chất lơ lửng (NTU – Nephelometric Turbidity Unit) và tỉ số kênh NIR/Green (cận hồng ngoại/xanh lục) có tương quan tỉ lệ thuận với nhau theo hàm NTU = 3197 × (NIR/Green) – 511,37 với hệ tố tương quan r = 0,979. Áp dụng tính toán cho ảnh Landsat 7 chụp ngày 05/10/2009 thì hàm lượng vật chất lơ lửng của nước khu vực này có giá trị dao động từ 244 đến 981 NTU, phân bố giảm dần từ các của sông ra phía biển.
ĐIỆN CỰC NANO CẤU TRÚC 3D - PHÂN LỚP DỊ THỂ CỦA CdS/ZnO/Pt/WO3 TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU SUẤT TÁCH NƯỚC QUANG ĐIỆN HÓA
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 130 Số 1C - Trang 31-41 - 2021
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu chế tạo điện cực có cấu trúc 3D phân lớp dị thể (cây – cành – nhánh) CdS/ZnO/Pt/WO3 ứng dụng cho tách nước quang điện hóa. Điện cực được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt và lắng đọng lớp nguyên tử. Hình thái học, cấu trúc tinh thể, và thành phần nguyên tố của điện cực này được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử quét (FE–SEM), kính hiển vị điện tử truyền qua (HR–TEM) và nhiễu xạ tia X (XRD). Nghiên cứu tính chất quang điện hóa của cấu trúc CdS/ZnO/Pt/WO3, chúng tôi thu được mật độ dòng quang điện là 8,5 mA·cm-2 và hiệu suất chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hydro 7,9 %% tại thế cung cấp –0,85 V trong dung dịch chất điện ly Na2S với nồng độ 0,5 mol/L. Cấu trúc 3D phân lớp này có mật độ dòng quang điện của điện cực cao hơn gấp hai lần so với các cấu trúc CdS/ZnO trên điện cực thủy tinh phủ oxit thiếc pha tạp bằng flo. Đây là một hướng tiếp cận rất hứa hẹn tổng hợp các cấu trúc nano phân lớp dị thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hydro.
#3D structure #heterojunction layers #CdS/ZnO/Pt/WO3 electrode #hydrogen production #photoelectrochemical cell
Tổng hợp và hoạt tính quang xúc tác của composite ZnO/biochar cho sự phân hủy doxycycline dưới bức xạ ánh sáng khả kiến
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 133 Số 1C - Trang - 2024
Trong nghiên cứu này, vật liệu ZnO/biochar (ZBC) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy phân đơn giản hỗn hợp gồm muối Zn(NO3)2 và sinh khối có nguồn gốc từ thân cây sậy. Vật liệu sau khi tổng hợp được đặc trưng tính chất bởi các phương pháp XRD, SEM, TEM, BET, FT-IR và UV-Vis-DRS. Sự phân hủy quang xúc tác của doxycycline (DC) được nghiên cứu từ các yếu tố ảnh hưởng của pH và nồng độ. Đặc trưng tính chất cho thấy rằng ZnO được phân tán tốt trên bề mặt biochar. Sự hiện diện của biochar đã giúp cải thiện diện tích bề mặt riêng, thu hẹp năng lượng vùng cấm và tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng ở dải bước sóng rộng hơn của ZnO. Composite ZBC ở tỷ lệ khối lượng ZnO/biochar = 1/0,25 cho hiệu suất phân hủy quang cao nhất, cao hơn khoảng 3,5 lần so với ZnO tinh khiết trong sự phân hủy DC. Nghiên cứu động học cho thấy sự phân hủy DC tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc một với hằng số tốc độ kapp = 2,03×10-2 phút-1 ở nồng độ DC 9,0 mg/L. Nghiên cứu cho thấy vật liệu ZBC có nhiều tiềm năng trong việc xử lý nước thải nhiễm kháng sinh.
Đa dạng loài rong biển ven đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi
Hue University Journal of Science: Natural Science - - 2019
Lý Sơn là huyện đảo tiền tiêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí chiến lược quan trọng (là điểm A10 để vạch đường cơ sở), có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Tài nguyên sinh vật vùng biển ven đảo Lý Sơn tương đối phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng nguồn lợi rong biển ven đảo huyện Lý Sơn trong hai năm 2017-2018 đã xác định được 143 loài rong biển thuộc 36 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất với 67 loài; tiếp đến là ngành rong Nâu (Ochrophyta) 39 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) 36 loài; thấp nhất là ngành rong Lam (Cyanobacteria) 1 loài. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 60 loài rong biển kinh tế; 3 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Sinh lượng rong biển trung bình đạt 3.312±436 g/m2. Một số nhóm loài rong biển kinh tế có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria, Hydropuntia), rong guột (Caulerpa), rong đá cong (Gelidiella) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân trên đảo.
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG HÓA LÝ CỦA BÙN ĐỎ TÂN RAI, LÂM ĐỒNG
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 126 Số 1D - Trang 17-26 - 2017
Bài báo trình bày một số đặc trưng hóa lý: thành phần hóa học, thành phần pha tinh thể, phân bố cấp hạt, hình thái và kích thước hạt, các quá trình hóa lý xảy ra khi nung, các nhóm chức đặc trưng của bùn đỏ Tân Rai, Lâm Đồng, Việt Nam. Các đặc trưng của bùn đỏ được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), huỳnh quang tia X (XRF), tán xạ laze, phân tích nhiệt (TG-DSC), hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phổ hồng ngoại (FT-IR). Kết quả cho thấy: thành phần pha tinh thể của bùn đỏ chủ yếu là hematite (Fe2O3), goethite (FeO(OH)) và gibbsite (Al(OH)3). Hàm lượng các oxit Fe2O3 (46,7%), Al2O3 (19,1%), Na2O (4,4%), TiO2 (5,9%) khá cao, có thể sử dụng bùn đỏ làm nguyên liệu để sản xuất sắt thép, gạch không nung, gạch nung, thu hồi TiO2. Bùn đỏ có môi trường kiềm mạnh (pH > 11), cấp hạt nhỏ, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
TỔNG HỢP VÀ ĐẶC TRƯNG VẬT LIỆU KHUNG HỮU CƠ KIM LOẠI BIẾN TÍNH Fe-MIL-101
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 127 Số 1B - Trang 123-134 - 2018
Nghiên cứu này trình bày quá trình tổng hợp và các đặc trưng của vật liệu khung hữu cơ kim loại biến tính Fe-MIL-101. Tính chất của vật liệu được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM), hiển vi điện tử truyền qua (TEM), phổ hồng ngoại (FT-IR), đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp nitơ (BET), tán xạ năng lượng tia X (EDX) và quang điện tử tia X (XPS). Kết quả cho thấy vật liệu Fe-MIL-101 với lượng sắt thay thế 10% có cấp hạt đồng đều, hình thái bát diện, độ kết tinh cao, diện tích bề mặt đạt 2440 m2/g. Vật liệu bền trong dung môi không phân cực ở pH = 6.
TỔNG HỢP CHẤT MÀU XANH COBAN CoxMg1–xAl2O4 DÙNG TRONG GỐM SỨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PECHINI
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 128 Số 1C - Trang 5-11 - 2019
Bài báo trình bày quá trình tổng hợp chất màu xanh coban CoxMg1–xAl2O4 (x = 0,1÷0,9) theo phương pháp Pechini. Các đặc trưng của sản phẩm chất màu được xác định bởi phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phân tích nhiệt (TG–DSC), hiển vi điện tử quét (SEM), cường độ màu đo trên hệ tọa độ CIE L*a*b*. Phối liệu chất màu CoxMg1–xAl2O4 được nung thiêu kết ở 1100 °C trong 60 phút. Sản phẩm thu được có pha đơn tinh thể MgAl2O4 và độ kết tinh cao. Cường độ màu xanh tăng dần theo hàm lượng Co2+ thay thế Mg2+ trong mạng lưới spinel MgAl2O4. Các mẫu men chảy đều, bóng láng, màu sắc tươi sang; không xuất hiện bọt khí và các khuyết tật và đạt yêu cầu trong sản xuất gốm sứ.
#cobalt blue #Brown pigments #spinel #Pechini process
Oxidation of carbon nanotubes using for Cu(II) adsorption from aqueous solution
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 128 Số 1B - Trang 5-12 - 2019
Carbon nanotubes (CNTs) synthesized by chemical vapour deposition without using hydrogen were oxidized with 0.1 M potassium permanganate at 40oC for 2 hours and exhibited high CuII adsorption capacity from aqueous solution. X-ray diffraction (XRD), energy-dispersive X-ray spectroscopy (EDS), scanning electron microscope (SEM), transmission electron microscope (TEM) and nitrogen adsorption/desorption isotherms were used to characterize the oxidized CNTs. After oxidizing, the obtained CNTs were used to remove CuII from aqueous solution. With CuII initial concentration of 20 mg.L-1, at pH of 4 and adsorbent dosage of 0.2 g.L-1, the oxidized CNTs exhibited high CuII adsorption ability with maximum adsorption capacity of 174.4 mg.g-1.
#Oxidized carbon nanotubes #CuII adsorption capacity #CuII adsorption #potassium permanganate #oxidized CNTs.
Synthesis of FexZn1-xCr2O4 brown ceramic pigment by starch-assisted sol-gel process
Hue University Journal of Science: Natural Science - Tập 128 Số 1B - Trang 13-19 - 2019
In the present paper, the ceramic pigments FexZn1-xCr2O4 (x = 0 ¸ 1) were synthesized with the starch-assisted sol-gel method. The resulting pigments were characterized using X-ray diffraction (XRD), scanning electron microscopy (SEM), and CIE L*a*b* color measurement. The results show that FexZn1-xCr2O4 pigments form at sintering temperature of 1100 OC for 60 minutes. The ACr2O4 spinel (A: Zn, Fe) and FeCrO3 perovskite phase with excellent crystallinity appears. The brown color intensity increases gradually with the increase of the number of substituted Fe2+ cations. The pigments meet industrial requirements in terms of physicochemical characteristics.
#Brown pigments #spinel #sol-gel method
Tổng số: 16
- 1
- 2