Trượt đốt sống là gì? Các công bố khoa học về Trượt đốt sống

Trượt đốt sống, hay spondylolisthesis, là hiện tượng một đốt sống trượt khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức và hạn chế vận động. Nó chia thành các loại như bẩm sinh, do chấn thương, thoái hóa, và bệnh lý. Triệu chứng thường thấy là đau lưng dưới, co thắt cơ, tê chân, và suy giảm vận động. Chẩn đoán qua X-quang, CT, hoặc MRI. Điều trị bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, nẹp lưng, và nếu cần, phẫu thuật để ổn định cột sống. Nhận diện và điều trị sớm giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trượt Đốt Sống: Tổng Quan và Nguyên Nhân

Trượt đốt sống, hay còn gọi là spondylolisthesis, là tình trạng một đốt sống trượt khỏi vị trí ban đầu so với đốt sống liền kề bên dưới. Đây là một hiện tượng liên quan đến cột sống và có thể gây ra tình trạng đau nhức khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Phân Loại Trượt Đốt Sống

Trượt đốt sống được phân loại dựa trên nguyên nhân và cơ chế dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số loại trượt đốt sống phổ biến:

  • Trượt đốt sống bẩm sinh (Dysplastic Spondylolisthesis): Loại này xuất hiện từ khi sinh và do sự phát triển bất thường của phần đốt sống.
  • Trượt đốt sống do chấn thương (Isthmic Spondylolisthesis): Xảy ra do chấn thương hoặc tổn thương của phần đốt sống.
  • Trượt đốt sống do thoái hóa (Degenerative Spondylolisthesis): Phổ biến hơn ở người lớn tuổi, do sự thoái hóa tự nhiên của đốt sống và đĩa đệm.
  • Trượt đốt sống do bệnh lý (Pathologic Spondylolisthesis): Xảy ra khi cơ chế bẫy đốt sống bị phá vỡ do bệnh lý như nhiễm trùng hoặc khối u.

Triệu Chứng Của Trượt Đốt Sống

Các triệu chứng của trượt đốt sống có thể không giống nhau ở mỗi người và thường phụ thuộc vào mức độ di chuyển của đốt sống. Triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau ở lưng dưới, có thể lan xuống chân.
  • Co thắt cơ và cứng lưng.
  • Cảm giác tê hoặc ngứa rát ở chân.
  • Suy giảm khả năng vận động và khó khăn trong việc duy trì các hoạt động hàng ngày.

Phương Pháp Chẩn Đoán

Để chẩn đoán trượt đốt sống, các bác sĩ thường thực hiện một loạt các xét nghiệm và kiểm tra lâm sàng. Các phương pháp hình ảnh học như X-quang, CT scan, hoặc MRI thường được sử dụng để xác định mức độ trượt của đốt sống và ảnh hưởng của nó đến tủy sống hoặc rễ thần kinh.

Điều Trị Trượt Đốt Sống

Phương án điều trị trượt đốt sống có thể bao gồm cả điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật, tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện độ linh hoạt của cột sống.
  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm triệu chứng đau và viêm.
  • Nẹp lưng: Hỗ trợ ổn định cột sống trong lúc lành thương.

Nếu các phương pháp không phẫu thuật không hiệu quả, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Phẫu thuật thường nhằm mục đích ổn định lại cột sống và giải phóng áp lực lên các dây thần kinh.

Kết Luận

Trượt đốt sống là một tình trạng phức tạp đòi hỏi sự quan tâm và chăm sóc y tế kỹ lưỡng. Nhận diện sớm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp có thể giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "trượt đốt sống":

Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phẫu thuật hàn khớp liên thân đốt qua lỗ liên hợp trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng bao gồm 2 loại phẫu thuật trượt đốt sống: phẫu thuật mổ mở hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp ít xâm lấn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống bằng phẫu thuật mổ mở hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp ít xâm lấn. Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 85 bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng năm 2020 được phẫu thuật bằng hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp mổ mở (47 bệnh nhân) và phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp ít xâm lấn (38 bệnh nhân). Kết quả cho thấy tuổi trung bình trong nghiên cứu là 56,1, điểm VAS trung bình đau cột sống thắt lưng và đau kiểu rễ cải thiện từ 5,7 ± 0,8 và 6,3 ± 0,6 trước mổ tới 1,8 ± 0,7 và 0,8 ± 0,4 sau mổ. ODI trung bình trước mổ là 58,8 ± 6,2%, sau mổ là 20,4 ± 1,3%. Chiều cao đĩa đệm cải thiện từ 7,3 ± 2,4mm trước mổ sang 11,3 ± 0,6 mm sau mổ. Hầu hết các bệnh nhân có trượt đốt sống độ I, II và 92% bệnh nhân được nắn chỉnh hoàn toàn sau mổ. Tỷ lệ liền xương là 100% sau theo dõi 6 tháng. Phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp mổ mở và phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp ít xâm lấn trong điều trị trượt đốt sống mang lại sự cải thiện tốt về lâm sàng, nắn chỉnh trượt và liền xương tốt.
#Trượt đốt sống thắt lưng #TLIF (TRANSFORAMINAL LUMBAR INTERBODY FUSION) #MIS TLIF (Minimally - Invasive Surgical TRANSFORAMINAL LUMBAR INTERBODY FUSION) #ALIF (Anterior lumbar interbody fusion).
12. Trượt thân đốt sống thắt lưng do thoái hóa mất vững: Vai trò của cộng hưởng từ
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm các yếu tố trên CHT gợi ý mất ổn định cột sống ở bệnh nhân trượt đốt sống (Trượt đốt sống) thắt lưng do thoái hóa. 101 bệnh nhân (Bệnh nhân) (68 Bệnh nhân thuộc nhóm ổn định và 33 Bệnh nhân thuộc nhóm mất ổn định được chẩn đoán Trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa trên X-quang thắt lưng cúi ưỡn và CHT từ 01/2021 đến 02/2022 được lựa chọn. Kết quả cho thấy Trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa hay gặp nhất ở tầng L4/L5 (60,39%). Giá trị trung bình dịch khối khớp bên nhóm mất ổn định (2,15 ± 1,23mm) lớn hơn nhóm ổn định (0,89 ± 1,11mm) có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Mức độ thoái hóa khối khớp bên của nhóm mất ổn định (2,01 ± 0,43) nhỏ hơn nhóm ổn định (2,57 ± 0,76) với p < 0,05 (p = 0.047). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao trung bình đĩa đệm và mức độ thoái hóa đĩa đệm giữa hai nhóm. Như vậy, dịch khối khớp bên trên CHT có thể là dấu hiệu hữu ích gợi ý mất vững cột sống.Vì vậy, các trường hợp được phát hiện Trượt đốt sống thắt lưng trên CHT kèm dịch khối khớp bên mà chưa được chụp X-quang cột sống động học thì nên chụp X-quang động học để xác định mất vững cột sống. Các trường hợp có trượt đốt sống trên X-quang thẳng nghiêng thì nên thực hiện chụp động học để đánh giá tình trạng mất vững cột sống.
#Trượt thân đốt sống thắt lưng do thoái hóa #mất ổn định cột sống #dịch khối khớp bên #thoái hóa khối khớp bên #X-quang cúi ưỡn tối đa #X-quang động học
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN GIẢI ÉP, GHÉP XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 507 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng bằng phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh 51 trường hợp bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng được phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2019 - 12/2020. Kết quả: 51 bệnh nhân (11 nam, 40 nữ), tuổi trung bình là 47,9 ± 12,9 (từ 15 đến 72) đã được phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp. Kết quả xa sau mổ được đánh giá theo tiêu chuẩn MacNab tại thời điểm 12 tháng sau mổ 44/51 bệnh nhân khám lại (86,3%): rất tốt: 28 (63,6%), tốt: 14 (31,8%), khá: 2 (4,6%), xấu: 0 (0,0%). Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng sau mổ tại thời điểm khám lại cuối cùng: điểm đau lưng VAS (Visual Analogue Scale) trước mổ 6,22 ± 1,06, sau mổ 12 tháng 1,89 ± 1,50, điểm đau chân VAS trước mổ 5,90 ± 1,40, sau mổ 12 tháng 1,25 ± 1,50, ODI (Oswestry Disability Index) trước mổ 49,41 ± 8,0, ODI sau mổ 12 tháng 15,18 ± 11,58. Đánh giá mức độ liền xương theo Bridwell tại thời điểm sau mổ 12 tháng, tỷ lệ liền xương đạt 97,8%. Biến chứng trong mổ: tổn thương rễ 2 trường hợp, chiếm 3,9%. Kết luận: Phẫu thuật ít xâm lấn giải ép, ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị TĐS thắt lưng đơn tầng.
#Trượt đốt sống thắt lưng #ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp #phẫu thuật ít xâm lấn
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH NHÂN TRƯỢT ĐỐT SỐNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PLIF/TLIF CÓ HỖ TRỢ O.ARM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của người bệnh trượt đốt sống (TĐS) thắt lưng trước phẫu thuật. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán là TĐS thắt lưng, điều trị phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu (1/2018-1/2019) tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 47 được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình là 56,97 ± 1,75 tuổi (15 – 77 tuổi). Về triệu chứng lâm sàng cơ năng, điểm VAS lưng trung bình trong nghiên cứu là 6 ± 1,68, điểm VAS chân trung bình là: 5,6 ± 1,64 điểm, điểm ODI trung bình là 55,28 ± 13,18 điểm. Về triệu chứng lâm sàng thực thể, 38 người bệnh (80,9%) có dấu hiệu kích thích rễ thần kinh (nghiệm pháp Lasègue dương tính), 36 người bệnh (76,6%) có dấu hiệu co cứng cơ cạnh sống. Kết quả chẩn đoán hình ảnh trên XQ tư thế nghiêng cho thấy phần lớn người bệnh TĐS độ 1 (66%). Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy có 70,2% người bệnh có hẹp lỗ liên hợp, rễ thần kinh bị chèn ép trong lỗ liên hợp và hơn 2/3 người bệnh có phì đại diện khớp và dây chằng vàng gây chèn ép. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã cung cấp các thông tin về triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của người bệnh bị TĐS thắt lưng trước khi mổ.
#Trượt đốt sống #thắt lưng #triệu chứng lâm sàng #chuẩn đoán hình ảnh
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT Ở NGƯỜI BỆNH TRƯỢT ĐỐT SỐNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PLIF/TLIF CÓ HỖ TRỢ O-ARM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật (PT) của người bệnh trượt đốt sống (TĐS) được phẫu thuật bằng phương pháp PLIF/TLIF có hỗ trợ O-arm. Kết quả: Trong 47BN bị TĐS được tuyển chọn vào nghiên cứu. Trong đó, có gần một nửa số đối tượng nghiên cứu có TĐS do khuyết eo. Thường gặp nhất là TĐS tầng L4L5 (33 BN chiếm 70,2%) sau đó là tầng L5S1 (16 BN chiếm 34%). Điểm VAS lưng và chânsau PT giảm thấp hơn so với trước PT (p-value <0.05). Về các triệu chứng thực thể, số lượng BN bị rối loạn cảm giác và nghiệm pháp Lasègue - Dương tính giảm rõ rệt sau PT (p-value <0.05). Về mức độ trượt được đánh giá qua X-quang, trước PT có gần 30 BN bị trượt độ 1, trong khi đó độ 3 có số lượng BN ít nhất khi phẫu thuật (p-value <0.05). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra được hiệu quả về giảm đau của phẫu thuật. Kết quả cũng được đánh giá tốt trên phim chụp X quang.
#trượt đốt sống #TLIF O-arm #hiệu quả #phẫu thuật
ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC VÍT QUA CUỐNG TRONG PHẪU THUẬT TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP PLIF/TLIF CÓ HỖ TRỢ O-ARM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 514 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá độ chính xác vít qua cuống trong phẫu thuật trượt đống sống (TĐS) thắt lưng bằng phương phápPLIF/TLIF có O-arm hỗ trợ. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 47 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là TĐS thắt lưng, điều trị phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu (1/2018-1/2019) tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Trong 47 đối tượng tham gia nghiên cứu, hơn 1 nửa số BN (53,19%) phải chịu ngưỡng đau chân nhiều hơn 5 điểm. Tổng số vít được bắt là 204 vít. Trong đó, có 40 BN TĐS thắt lưng 1 tầng tương ứng với 160 vít và 6 BN TĐS thắt lưng 2 tầng tương ứng với 36 vít. Thêm nữa, có 1 đối tượng mổ 3 tầng tương ứng số vít là 8 vít. Theo đánh giá độ chính xác của vít đã được bắt trong mổ theo tiêu chuẩn của Gertzbeinn – Robbins chúng tôi có độ chính xác nhóm A là 95,05%, nhóm B là 4,95%. Mỗi mức trượt đều được đặt 1 miếng ghép nhân tạo, có 55 miếng ghép nhân tạo được đặt ở 47 BN. 90,9 % số miếng ghép đạt tiêu chuẩn tốt, 9,1% số miếng ghép đặt vị trí chấp nhận được. Kết luận: Nghiên cứu của chứng tôi đã chỉ ra rằng, việc sử dụng phương pháp phẫu thuật phương pháp PLIF/TLIF có O-arm hỗ trợ cho độ chính xác cao về các vit ốc được vắt.
#vít #độ chính xác #phẫu thuật PLIF/TLIF #trượt đốt sống
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 503 Số 2 - 2021
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học trượt đốt sống thắt lưng của bệnh nhân được phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và đánh giá kết quả phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp điều trị trượt đốt sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu 41 bệnh nhân được chẩn đoán xác định trượt đốt sống thắt lưng có chỉ định can thiệp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại khoa Phẫu thuật cột sống- Bệnh viện Hưu nghị Việt Đức.Kết quả: Tuổi trung bình 47,6±12,4; tỷ lệ nữ/nam 1,4; nguyên nhân thường gặp do gãy eo 29,3% và thoái hóa 63,4%; tầng trượt hay gặp nhất L4 53,7%, L5 34,1%; các triệu chứng bao gồm đau lưng 100%, đau rễ thần kinh 78%, rối loạn cảm giác 51,2%, đau cách hồi thần kinh 65,9%; VAS lưng, chân trước phẫu thuật 6,4±0,9, 5,4±2,3; ODI trước phẫu thuật 24±8,1%; tăng % trượt X-quang động so với X-quang thường 3,9±2,5% (p<0,01); thời gian phẫu thuật trung bình 140±35 phút; lượng máu mất trung bình 270±110ml; không biến chứng; thời gian nằm viện trung bình 6±2,1 ngày; thời gian đi lại sau mổ trung bình 2,4±0,7 ngày; có sự khác biệt giữa VAS lưng, chân trước phẫu thuật so với khi ra viện (p<0,001); giảm độ trượt trước phẫu thuật so với ra viện (p<0,001); 100% vít và miếng ghép đúng vị trí; chiều cao LTĐ trước phẫu thuật 2,9±0,15mm, sau phẫu thuật 5±1mm (p<0,001), kết quả sau 18 tháng theo Macnab: Rất tốt 12,2%; tốt 74,4%; khá 7,4%. Kết luận: Trượt đốt sống thắt lưng là một bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên do hai nguyên nhân chính là gãy eo và thoái hóa, các triệu chứng chính là đau lưng, đau rễ thần kinh, rối loạn cảm giác, việc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu giúp giảm lượng máu mất, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm biến chứng,  phục hồi sớm cho người bệnh.
#đau lưng #trượt đốt sống thắt lưng #thang điểm VAS #thang điểm ODI
Vai trò của X-quang thường quy trong phẫu thuật điều trị trượt thân đốt sống thắt lưng - cùng
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh Xquang của bệnh nhân trượt thân đốt sống thắt lưng – cùng trước phẫu thuật TLIF và đánh giá sự cải thiện mức độ trượt thân đốt sống sau phẫu thuật TLIF dựa trên Xquang, có đối chiếu lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Tổng số 39 bệnh nhân được chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng-cùng được điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022 được lấy vào nghiên cứu. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng gặp nhiều nhất ở vị trí L4-L5 chiếm 67,4%, sau đó là L3-L4 chiếm 22,5%, L5-S1 chiếm 13,1%. Tất cả 100% bệnh nhânh đều cải thiện về chiều cao khoảng gian đĩa đệm giữa các đốt sống. Không còn bệnh nào có biểu hiện dấu hiệu bậc thang. Dấu hiệu đau cách hồi cũng được cải thiện, 80 % bệnh nhân có thể đi lại với quãng đường dài hơn trước. Kết luận: X-quang kiểm tra sau mổ cho thấy các bệnh nhân được nắn chỉnh trong mổ khá tốt, tất cả các bệnh nhân đều giảm mức độ trượt sau mổ. Từ khóa: X-quang thường quy, trượt thân đốt sống thắt lưng cùng, phẫu thuật TLIF
#X-quang thường quy #trượt thân đốt sống thắt lưng cùng #phẫu thuật TLIF
TRƯỢT ĐỐT SỐNG L5S1 DO CHẤN THƯƠNG Ở BỆNH NHÂN THANH THIẾU NIÊN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 2 - 2023
Trượt đốt sống do chấn thương là một thương tổn ít gặp, nguyên nhân thường do cơ chế chấn thương phức tạp kèm năng lượng cao gây ra. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp lâm sàng trượt đốt sống L5S1 do chấn thương trên bệnh nhân bị tai nạn tường đổ vào lưng. Trên thăm khám lâm sàng, có giảm cơ lực 2 bên chi dưới, hình ảnh X-quang cho thấy trượt độ IV L5S1. Điều trị phẫu thuật trên bệnh nhân bằng phương pháp lấy đĩa ghép xương hàn xương liên thân đốt L5S1. Sau 4 tháng đã ghi nhận các dấu hiệu cải thiện cơ lực 2 chi dưới.
#Trượt đốt sống L5S1 do chấn thương #tuổi vị thành niên
36. Kết quả phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu mô tả nhóm bệnh trượt đốt sống thắt lưng được phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu có theo dõi dọc trong thời gian 4 năm (1/2019 - 9/2023) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 155 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn trong đó có 76,8% trượt đốt sống đơn thuần, 23,2% trượt đốt sống kèm theo thoát vị đĩa đệm. Tuổi trung bình 53,13 ± 10,53; tỷ lệ nữ/nam = 2,875; nguyên nhân thường gặp do gãy eo 24,5% và thoái hóa 75,5%. Tầng trượt hay gặp nhất L4-L5: 52,3% (104/199) và L5-S1: 35,2% (70/199). Có 10,3% bệnh nhân trượt độ II. Đau lưng 100% với VAS lưng trước mổ: 7,2 ± 0,8, đau rễ thần kinh 83,9% với VAS chân trước mổ 6,2 ± 2,8; ODI trước phẫu thuật 40,5 ± 14. Thời gian phẫu thuật trung bình 135 ± 43 phút; lượng máu mất trung bình 210 ± 83ml; biến chứng trong mổ: 1 trường hợp rách màng cứng nhỏ chỉ cần đặt cơ và vật liệu cầm máu, 2 trường hợp K-wire đi qua bờ trước thân đốt sống trong quá trình taro cuống, 2 trường hợp trong quá trình cầm máu đốt vào rễ thần kinh phía trên khi cầm máu, 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ biến chứng chung là 4,5%; thời gian nằm viện trung bình (từ lúc mổ đến khi ra viện) là 5,6 ± 3,8 ngày; thời gian đi lại sau mổ trung bình 2,2 ± 1,2 ngày. Kết quả sau mổ 9 tháng: Rất tốt chiếm 32,9%; tốt chiếm 45,8%; trung bình chiếm 20%, xấu chiếm 1,3%. Sau 24 tháng, có 96 ca bệnh khám lại (chiếm 61,9% tổng số đối tượng nghiên cứu) cho kết quả thấy kết quả phẫu thuật là: 52,1% rất tốt, 27,1% tốt, 20,8% trung bình. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu cho thấy lượng máu mất ít, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân phục hồi sớm và mức độ đau và chức năng cột sống được cải thiện đáng kể.
#Trượt đốt sống thắt lưng #phẫu thuật vít qua da và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp xâm lấn tối thiểu
Tổng số: 17   
  • 1
  • 2