Scholar Hub/Chủ đề/#kiến thức dinh dưỡng/
Dinh dưỡng là yếu tố thiết yếu cho sức khỏe và phát triển cơ thể. Các chất dinh dưỡng chính gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước, mỗi loại đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Chế độ ăn uống cân bằng giúp ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện tâm trạng, trí nhớ và khả năng tập trung. Để có một chế độ lành mạnh, nên ăn nhiều trái cây, rau quả, hạn chế thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo bão hòa, kết hợp với tập thể dục đều đặn. Kiến thức dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe và cuộc sống.
Kiến Thức Cơ Bản Về Dinh Dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Việc tiêu thụ đúng loại và lượng thực phẩm cần thiết giúp cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về dinh dưỡng và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người.
Các Nhóm Chất Dinh Dưỡng Chính
Chất dinh dưỡng được chia thành sáu nhóm chính: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất, và nước. Mỗi nhóm chất này đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Carbohydrate: Đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Carbohydrate có thể được tìm thấy trong các thực phẩm như gạo, mì, ngũ cốc, và các loại hoa quả.
- Protein: Protein rất cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa mô. Nguồn protein phổ biến bao gồm thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.
- Chất béo: Đây là nguồn năng lượng thứ hai sau carbohydrate và quan trọng trong việc hấp thu các loại vitamin tan trong dầu. Các nguồn chất béo tốt bao gồm dầu olive, dầu cá, và các loại hạt.
- Vitamin: Vitamin cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý và chuyển hóa. Các loại vitamin phổ biến bao gồm vitamin A, C, D, E, và nhóm vitamin B.
- Khoáng chất: Khoáng chất như canxi, sắt, kalium cũng rất quan trọng cho các chức năng cơ bản của cơ thể.
- Nước: Nước chiếm phần lớn trong cơ thể và rất quan trọng để duy trì các chức năng sống.
Tại Sao Dinh Dưỡng Lại Quan Trọng?
Một chế độ ăn uống cân bằng và đủ dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật như béo phì, tim mạch, tiểu đường và nhiều bệnh mạn tính khác. Hơn nữa, dinh dưỡng tốt còn giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
Thực Phẩm và Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh, chúng ta nên ăn nhiều trái cây và rau quả, hạn chế đồ ăn nhanh và các loại thực phẩm có nhiều đường, muối và chất béo bão hòa. Ngoài ra, việc duy trì thể dục đều đặn cũng góp phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe.
Kết luận
Nắm vững kiến thức về dinh dưỡng có thể giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn ăn uống tốt hơn và cải thiện sức khỏe tổng thể. Với một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh, kèm theo một phong cách sống tích cực, chúng ta có thể tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên Đại học chính quy Khóa 10 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Mục tiêu: Mô tả kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên (SV) Đại học chính quy K10 Trường Đại học điều dưỡng Nam Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 110 SV Đại học điều dưỡng chính quy K10. Số liệu được thu thập bằng phương pháp tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn.
Kết quả: trên 90% SV có kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng của phản vệ; cách khai thác tiền sử dị ứng và các trường hợp phải thử test; thành phần hộp chống sốc; nguyên tắc cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy kịch; đường dùng adrenalin thích hợp. Tuy nhiên chỉ có khoảng 65% SV biết mức độ phản vệ; cách đọc kết quả khi thử test; cách xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ; cách pha loãng adrenalin trong tiêm, truyền tĩnh mạch.
Kết luận: kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của SV khá tốt tuy nhiên vẫn còn những thiếu hụt kiến thức đặc biệt ở các nội dung mới được cập nhật theo thông tư 51/2017 TT-BYT, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cần có các tình huống mô phỏng cũng như tăng cường cập nhật các kiến thức mới liên quan đến phản vệ cho SV trong quá trình học tập tại trường và đi lâm sàng, nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu của người học.
#Kiến thức #dự phòng #xử trí #phản vệ #sinh viên
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện để khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về dinh dưỡng của 112 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: 112 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được nghiên cứu trong đó nam giới chiếm 58,0%. Về kiến thức dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp: 74,0% biết không ăn mặn; 64,3% biết hạn chế rượu bia và hút thuốc lá; 32,0% biết hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Tỷ lệ bệnh nhân cho rằng các yếu tố có nguy cơ cao cho bệnh nhân tăng huyết áp: hút thuốc lá (84,0%), uống rượu bia (85,7%), thói quen ăn mặn (90,1%) và thừa cân béo phì (58,1%). Về thực hành dinh dưỡng: 82,1% còn sử dụng thường xuyên thức ăn chiên xào; 22,3% thường xuyên uống rượu bia và 19,6% có thói quen hút thuốc lá. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù bệnh nhân đã được tiếp cận với các thông tin về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp. Nhưng còn có một tỷ lệ cao bệnh nhân chưa có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tăng huyết áp. Cán bộ y tế cần sát sao hơn trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
#kiến thức #thái độ #thực hành #tăng huyết áp
KIẾN THỨC THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN DỊCH VỤ TƯ VẤN DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HUYỆN BÌNH CHÁNH NĂM 2018 Số lượng người cao tuổi mắc bệnh mạn tính ngày càng tăng, trên 70% phải tiếp cận dịch vụ ytế thường xuyên, trong đó số biến chứng, di chứng trên 27%, đa số người cao tuổi không quantâm đến dinh dưỡng, việc ăn uống theo sở thích, thói quen, lệ thuộc vào con cháu nên đã làm chobệnh ngày càng nặng, nhiều biến chứng, di chứng, ảnh hường chất lượng cuộc sống. Qua khảo sát200 bệnh nhân cao tuổi đang điều trị bệnh đái tháo đường tại Phòng khám mạn tính Bệnh việnhuyện Bình Chánh năm 2018 có đến 49% biết rất ít, chưa biết về lợi ích của dinh dưỡng bệnh đáitháo đường, thực hành chế độ ăn tại gia đình 28%, có đến 60% chưa biết lợi ích của tư vấn dinhdưỡng nên không có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng, không quan tâm đến dinh dưỡng.
#Đái tháo đường #người cao tuổi #kiến thức #thực hành dinh dưỡng #Bệnh viện huyện Bình Chánh
MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ Đặt vấn đề: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Suy dinh dưỡng có thể đe dọa tính mạng của trẻ do gây suy yếu hệ miễn dịch và làm cho trẻ dễ bị tử vong vì các bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm phổi… Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 250 cặp mẹ và trẻ, với trẻ trong độ tuổi từ 6-24 tháng đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở nhóm trẻ ăn bổ sung (ĂBS) không đúng thời điểm cao gấp 2,08 lần so với nhóm trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm, nguy cơ SDD ở nhóm trẻ ăn bổ sung không đúng cao gấp 3,9 lần so với nhóm trẻ ăn đúng (p<0,01). Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút làm tăng nguy cơ SDD lên 4,06 lần. Kết luận: Bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng tốt giúp trẻ ít có nguy cơ suy dinh dưỡng hơn.
#Trẻ em #dinh dưỡng #suy dinh dưỡng #kiến thức.
Thực trạng kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Phổi Trung ương năm 2019 Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện Phổi Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 213 điều dưỡng ở 13 khoa lâm sàng tại bệnh viện Phổi Trung ương. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 3 đến hết tháng 5 năm 2019.
Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về hiểu biết nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,8%, tiếp đó là kiến thức đạt về dinh dưỡng và suy dinh dưỡng là 69,5%, kiến thức đạt về chế độ ăn thường dùng tại bệnh viện là 60,1%; kiến thức đạt về đánh giá tình trạng dinh dưỡng là 58,2%, thấp nhất là kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh 51,2%.
Kết luận: Kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Phổi Trung ương có tỷ lệ đạt là 57,3%.
#điều dưỡng #kiến thức #chăm sóc dinh dưỡng
Nghiên cứu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi tại 3 huyện Cẩm Thủy, Tĩnh Gia, Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa năm 2011 Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại Thanh Hóa. Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới chăm sóc trẻ nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Các bà mẹ có trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 huyện Cẩm thủy, Hậu Lộc, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi còn cao so với cả nước. Kiến thức thực hành nuôi dưỡng chăm sóc trẻ dưới 24 tháng tuổi của bà mẹ còn hạn chế. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được chăm sóc khá cao. Khi trẻ bị tiêu chảy hơn 80% số bà mẹ cho trẻ ăn kiêng. Chỉ số thực hành bú mẹ tới 24 tháng tuổi và ăn bổ sung đúng thời gian khá thấp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đầy đủ và thực hành đúng rất thấp.
Kiến thức, thực hành dinh dưỡng của học sinh tại một số trường trung học cơ sở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của học sinh tại ba trường trung học cơ sở, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2017.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 730 học sinh từ 11-14 tuổi với nội dung kiến thức và thực hành về dinh dưỡng của học sinh.
Kết quả: trong tổng số 730 học sinh tham gia có 53,8% nam. Kiến thức về những loại thực phẩm cần thiết trong bữa ăn hàng ngày của học sinh tại ba trường: nhóm rau, củ quả chín (76,6%); thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (75.7%); ngũ cốc (59,5%). Về thực hành: Số học sinh có ăn sáng thường xuyên tại ba trường (63,3%). Số trẻ ăn 3 bữa chính trong ngày 71,1%.
Kết luận: Học sinh chưa có kiến thức đầy đủ và phù hợp về dinh dưỡng và thực hành còn chưa hợp lý. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị cần tăng cường công tác truyền thông dinh dưỡng cho học sinh.
#học sinh #kiến thức #thực hành #dinh dưỡng
KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU, DỊCH CƠ THỂ Mục tiêu: mô tả kiến thức của sinh viên điều dưỡng năm cuối Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về phòng ngừa phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể. Đối tượng và phương pháp: Sinh viên đại học điều dưỡng chính quy năm cuối được lựa chọn ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi bằng phiếu khảo sát. Kết quả: Điểm trung bình khái niệm và phương thức; chăm sóc sức khỏe cơ bản; biện pháp phòng ngừa; sơ cứu tại chỗ; báo cáo và lập biên bản; đánh giá nguy cơ và nguồn lây; điều trị dự phòng sau phơi nhiễm lần lượt là 8,38; 8,36; 9,38; 7,84; 8,13; 7,07 và 5,99điểm. Kết luận: Kiến thức phòng ngừa phơi nhiễm với máu, dịch tiết của sinh viên điều dưỡng Nam Định đang ở mức độ trung bình với điểm trung bình chung là 7,71 ± 0,71điểm. Các lĩnh vực sinh viên đang có kiến thức ở mức trung bình là sơ cứu tại chỗ và đánh giá nguồn lây
#Kiến thức #sinh viên điều dưỡng #phơi nhiễm
Thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 117 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ ≈ 1,85. Đa số người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ 67,5%. Người bệnh có kiến thức tự tiêm Insulin đạt chiếm 62,4% và người bệnh có kiến thức tự tiêm Insulin không đạt chiếm 37,6%. Điểm trung bình kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh là 13,85 ± 3,8 trên tổng 21 điểm.
Kết luận: Kiến thức tự tiêm Insulin của người bệnh đái tháo đường type 2 tham gia nghiên cứu còn hạn chế
#Kiến thức #tự tiêm Insulin #đái tháo đường type 2
Thực trạng kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên Đại học Điều dưỡng chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Mục tiêu: Mô tả thực trạng và tìm các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy năm thứ 4 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 270 sinh viên năm cuối (khóa 12) của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa trên thông tư 51/2017/TT-BYT.
Kết quả: Kiến thức về phòng phản vệ: 81,9% sinh viên cho rằng cần ghi chép các thông tin liên quan đến dị ứng của người bệnh vào bệnh án, giấy ra viện, chuyển viện. Tỷ lệ sinh viên biết khai thác rõ tiền sử dị ứng của người bệnh và chỉ định đường dùng thuốc phù hợp lần lượt chiếm 55,2% và 26,7%. Kiến thức về xử trí phản vệ: Phần lớn sinh viên biết cách xử trí ban đầu phản vệ là dừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên chiếm 85,6%. Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng về bước cấp cứu tiếp theo sau khi xử lý ban đầu chiếm 30%; Có lần lượt 43,3% và 42,2% sinh viên cho rằng cách sử dụng Adrenalin là tiêm bắp, ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ 1 và độ 2 trở lên.
Kết luận: Kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên còn hạn chế với 74,1% có kiến thức trung bình. Các yếu tố: đã được học; thời gian gần nhất tìm hiểu về phản vệ và nguồn hướng dẫn ban đầu có mối liên quan với kiến thức về phòng và xử trí phản vệ của sinh viên.
#Kiến thức #phòng và xử trí #phản vệ