Tạp chí Y học Việt Nam

  1859-1868

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  Tổng hội Y học Việt Nam

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH MULTIPLEX PCR TRONG PHÁT HIỆN CANDIDA SPP. TỪ MẪU BỆNH PHẨM
Tập 521 Số 1 - 2022
Phan Cảnh Trình, Tôn Hoàng Diệu, Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Minh Thái, Trần Quốc Việt, Nguyễn Hiếu, Lê Thị Thanh Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Yến
Mở đầu: Các phương pháp truyền thống phát hiện các loài thuộc chi Candida tuy dễ thực hiện nhưng có nhiều nhược điểm: phụ thuộc vào yếu tố khách quan, tốn nhiều thời gian, dẫn đến chỉ định điều trị không nhanh chóng và kịp thời. Một trong những phương pháp đơn giản có thể phát hiện nhanh các loài Candida spp. có độ tin cậy, độ đặc hiệu cao và đặc biệt có thể phát hiện đồng thời nhiều loài gây bệnh trong mẫu bệnh phẩm đang được nghiên cứu phát triển – Multiplex PCR. Mục tiêu: Nghiên cứu này thực hiện với 2 mục tiêu: Phát hiện 4 loài C. albicans, C. glabrata, C. tropicalis và C. parapsilosis bằng kỹ thuật multiplex PCR và bằng phương pháp truyền thống và so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida từ mẫu bệnh phẩm bằng kỹ thuật multiplex PCR. Phương pháp: Mẫu Candida spp. được thu nhận tại 3 bệnh viện tại TP. HCM từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021. Vi nấm được định danh 3 bằng phương pháp: (1) thử nghiệm tạo ống mầm, (2) phân lập trên môi trường CHROMagar Candida và (3) kỹ thuật multiplex PCR. Sau đó, so sánh và đánh giá quy trình phát hiện 4 loài Candida giữa kỹ thuật multiplex PCR và phương pháp phát hiện kiểu hình trên CHROMagar Candida, dựa trên độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ lập lại và độ chính xác. Kết quả: Kết quả phân lập trên môi trườngCHROMagar Candida cho thấy 186 chủng phân lập được với tỷ lệ nhiễm cao nhất là C. albicans 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata hoặc C. parapsilosis 35/189 (17,33%) và 16 mẫu nghi ngờ không thuộc chi Candida. Định danh bằng kỹ thuật multiplex PCR cho thấy C. albicans chiếm 112/186 (55,45%), C. tropicalis 39/186 (19,31%), C. glabrata 25/186 (12,38%), C. parapsolosis 10/189 (4,59%) và 16 mẫu không phát hiện sản phẩm PCR. Quy trình multiplex PCR phát hiện 4 loài Candida sp. đạt 5 chỉ tiêu theo yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2016): độ nhạy (93,33%), độ đặc hiệu (100%), độ chính xác (96,19%), giá trị tiên đoán dương (100%), độ lặp lại (đạt), giá trị tiên đoán âm (66,67%) < 90%.
#Candida spp.; Multiplex PCR.
PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
Tập 501 Số 1 - Trang - 2021
Thị Nhung Nguyễn , Thị Thanh Hương Nguyễn
Đặt vấn đề: Cơ cấu các thuốc sử dụng tại cơ sở y tế phản ánh một số bất cập liên quan đến sử dụng thuốc giúp nhà quản lý có các giải pháp quản lý các hoạt động mua sắm và kê đơn thuốc ngày càng hợp lý hơn. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả cơ cấu thuốc sử dụng theo một số chỉ số và theo phương pháp ABC, VEN. Đối tượng và phương pháp: 411 khoản mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện Nội Tiết TW giai đoạn 2019-2020 (12/7/2019- 11/7/2020). Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: 411 khoản mục thuốc tương ứng 245.129 tỷ đồng. Nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết với 69 khoản mục (16.87%)  và 101.504 tỷ đồng (42.26%). Thuốc tân dược sử dụng 409 khoản mục (99.51%) với giá trị 240.146 tỷ đồng (99.97%). Thuốc nhập khẩu sử dụng 280 khoản (68.46%) với giá trị 215.132 tỷ đồng (89.58%). Thuốc Biệt dược gốc chiếm 56.07% giá trị sử dụng. Cơ cấu các thuốc sử dụng theo phân hạng ABC về giá trị sử dụng: hạng A chiếm 79.78%; hạng B chiếm 15.15%; hạng C chiếm 5.07%. Trong các thuốc hạng A: nhóm hormone và các thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 46.21% giá trị sử dụng. Bệnh viện không sử dụng các thuốc nhóm AN. Kết luận: Cơ cấu thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, Bệnh viện cần có sự điều chỉnh giảm thuốc nhập khẩu và thuốc Biệt dược gốc cho phù hợp.
#ABC #VEN #sử dụng thuốc #Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN 18 TUỔI TẠI TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2021
Tập 510 Số 1 - Trang - 2022
Ngọc Như Khuê Nguyễn , Thị Quỳnh Hậu Vũ , Hữu Huyên Nguyễn
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với việc thu thập dữ liệu trực tuyến và đăng liên kết khảo sát trên nhóm Google form. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 1.154 người dân từ 18 tuổi trở lên về kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Đắk Lắk. Mẫu nghiên cứu có 44,5% nam giới và 55,5% là nữ giới. Độ tuổi trung bình là 35,9±11,9 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 49,8%, Ê Đê chiếm 39,5% và M’Nông là 10,7%. Có 77,2% người không theo tôn giáo nào. Trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở lên. 41,9% có nghề nghiệp là nông dân. 74,5% có kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình. Có 83,9% ở khu vực nông thôn và 16,1% ở khu vực thành thị. Có 7,2% người tham gia nghiên cứu đã mắc COVID-19 và 4,1% trong gia đình đã hoặc đang có người bị mắc COVID-19. Có 99,39% người tham gia nghiên cứu đã được nghe nói về dịch COVID-19. Kênh tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19: 87,8% từ báo chí, truyền hình; 86,3% từ internet, mạng xã hội; 84,4% từ cán bộ y tế và loa phát thanh 82,8%. Điểm trung bình chung của kiến thức là 29,16 ± 5,5/45 điểm. Điểm trung bình chung của thái độ là 14,95 ± 1,6/16 điểm. Điểm trung bình chung của thực hành là 26,7 ± 4,5/32 điểm. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p = 0,96), giữa các độ tuổi (p=0,29) về kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19. Có sự khác biệt kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19 với dân tộc (p<0,01), tôn giáo (p<0,01), trình độ học vấn (p<0,01), nghề nghiệp (p<0,01), kinh tế hộ gia đình (p<0,01) và khu vực sinh sống (p<0,01). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ báo chí, truyền hình, internet, mạng xã hội, hàng xóm và người thân có liên quan đến kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung phòng, chống dịch COVID-19 (p=0,000). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ loa phát thanh chỉ có liên quan đến kiến thức chung (p=0,001). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức chung với thái độ chung (r=0,490, N=1.154 và p=0,000) và thực hành chung (r=0,601, N=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19. Có mối tương quan thuận giữa thái độ chung với thực hành chung (r=0,545, n=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19.
#Kiến thức #Thái độ #Thực hành #COVID-19 #Đắk Lắk #Liên quan
THỰC TRẠNG CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG TRƯỚC VIỆN QUA CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Tập 509 Số 1 - 2022
Đức Chính Nguyễn , Hải Bằng Phạm , Văn Quỳnh Đinh
Đặt vấn đề: Cấp cứu trước viên (prehospital care), đặc biệt cấp cứu chấn thương quan trọng góp phần giảm nguy cơ biến chứng và tử vong, nhất là những trường hợp chấn thương sọ não (CTSN) do tai nạn giao thông (TNGT). Chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá thực trạng cấp cứu trước viện để đề ra khuyến nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân CTSN do TNGT được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức trong thời gian từ 31/12/2020 đến 31/3/2021, không phân biệt giới, tuổi, địa phương và nghề, có hồ sơ đầy đủ, bao gồm cả các ca nặng về và tử vong. Số liệu được xử lý phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tổng số 200 trường hợp cấp cứu CTSN nặng do TNGT, tuổi từ 21 – 60 chiếm 67,5%,  nam giới chiếm đa số 88,5%; Thương tổn phối hợp: hàm mặt chiếm 44%, chấn thương chi  chiếm 23,5%, chấn thương ngực kín 22%. Được cấp cứu ban đầu tại cơ sở y tế chiếm tỷ lệ 96,5%; Vận chuyển bằng xe cứu thương chiếm 98%; nhân viên y tế đi cùng chiếm 97%. Kỹ thuật đã làm: Ven truyền chiếm 97,5%, NKQ và khai thông đường thở 85% và 84,5%, nẹp cổ 37,5%. Xử trí tại viện: phẫu thuật cấp cứu chiếm 42%. Kết quả xử lý: nặng xin về chiếm 24,5%, tử vong chung chiếm 25%. Kết luận và khuyến nghị: Các trường hợp cấp cứu CTSN do TNGT tại bệnh viện Việt Đức thời gian gần đây được tiếp cận cấp cứu trước viện, hầu hết bệnh nhân được xử trí ban đầu tại cơ sở y tế và được vận chuyển xe cứu thương. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong còn cao, chúng tôi khuyến nghị cần tăng cường chất lượng cấp cứu trước viện nhất là với chấn thương sọ não.
#Chấn thương sọ não #Tai nạn thương tích #Chăm sóc trước viện
TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2020-2021 TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tập 515 Số 1 - 2022
Thơ Nhị Trần , Nguyệt Hà Phan
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 1325 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, công cụ để đánh giá trầm cảm là thang đo DASS 21. Các thông tin khác được thu nhập bằng bộ câu hỏi tự soạn. Kết quả cho thấy có 57,1% sinh viên có nguy cơ mắc trầm cảm. Trong đó trầm mức độ nhẹ: 16,5%, trầm cảm mức độ vừa: 25,1%, trầm cảm mức độ nặng: 7,1%, rất nặng: 8,4%. Các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là: khó khăn với tài chính, khó khăn với học trực tuyến và Covid-19: lo lắng vì dịch bệnh đang lây lan rộng, lo lắng rằng mình có khả năng mắc bệnh, sợ hãi về nhà vì có khả năng lây nhiễm bệnh cho gia đinh. Sinh viên tích cực rèn luyện, nâng cao sức khoẻ, có thời gian biểu khoa học. Nhà trường quan tâm, hỗ trợ sinh viên khó khăn về tài chính, tư vấn học tập.
#Trầm cảm #sinh viên #Covid-19 #yếu tố liên quan
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ-VAI-TAY DO THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT
Tập 501 Số 1 - 2021
Văn Tuấn Nguyễn , Thị Yến Trần
Mục tiêu: (1) Đánh giá  hiệu quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cổ - vai - tay do Thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp; (2) Xác định  một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân có hội chứng cổ - vai - tay do thoái hóa đốt sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị được tiến hành trên 30 bệnh nhân hội chứng cổ - vai - tay do thoái hóa đốt sống cổ. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng của bệnh với 73,33% xếp loại tốt, 20% xếp loại khá, 6,67% xếp loại kém. Kết luận: Điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động các khớp cổ - vai – tay trên bệnh nhân có thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân < 50 tuổi cho kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (p<0,05); Thời gian mắc bệnh ≤ 3 tháng cho kết quả điều trị tốt hơn những bệnh nhân mắc bệnh > 3 tháng.
#hội chứng cổ vai tay #điện châm
NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI Ở TRẺ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2021
Tập 507 Số 2 - 2021
Văn Tuấn Nguyễn , Thị Kiều Anh Trần
Mục tiêu: Mô tả tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn trong điều trị Viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca bệnh. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trẻ em ở nhóm 2-12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc Viêm phổi cao nhất (65,5%). Tỷ lệ nam /nữ: 1.8/1.0. Viêm phổi nặng chiếm 82,2% tổng số trẻ nhập viện; Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện là 51,1.Tỷ lệ tự ý sử dụng kháng sinh tại nhà khi trẻ bị viêm phổi còn cao (17,8%). Kết quả nuôi cấy cho thấy tỷ lệ gây bệnh chủ yếu nhóm vi khuẩn Gram (-) H.influenzae là 73,3%, nhóm Vi khuẩn Gram (+) là S.pneumoniae là 26,7%. H.Influenzae đề kháng cao với nhóm Ampicillin, Ampicillin-Sulbactam, Amoxicilin-Acid Clavulanic lần lượt là 98,5%, 95,5%, 78,8%. Tỷ lệ đề kháng với Cefuroxime, Cefotaxime, Ceftazidime, Ceftriaxone lần lượt là 97%, 33,3%, 22,7%, 21,2%. Azithromycin tỷ lệ là 75,8%.  Đã ghi nhận đề kháng Imipenem với tỷ lệ 3%. S.Pneumoniae có tỷ lệ đề kháng cao 100% với Azithromycin, Erythromycin, Clarithromycin. Tiếp đến là Tetracyclin với 79,2%. Tỷ lệ đề kháng với Cefotaxime, Ceftriaxone, Chloramphenicol lần lượt là 45,8%, 41,7%, 12,5%. Kết luận: Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn đối với một số nhóm kháng sinh phổ rộng ngày càng cao. Sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý và lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
#Viêm phổi #Tính kháng kháng sinh #Kháng sinh
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG Ở BỆNH NHÂN SỎI ỐNG MẬT CHỦ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Tập 513 Số 1 - Trang - 2022
Công Long Nguyễn , Lê Long Lục
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp nội soi mật ngược dòng (ERCP) ở bênh nhân sỏi ống mật chủ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có so sánh trước sau điều trị ERCP bệnh nhân sỏi ống mật chủ. Kết quả: Từ tháng 10/2016 đến tháng 08/2017 tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi thu thập được 52 ca sỏi ống mật chủ đã can thiệp ERCP lấy sỏi. Tỷ lệ nam/nữ là 0,53. Tuổi trung bình là 60,7 tuổi, thấp nhất 30 tuổi và cao nhất 99 tuổi. Cải thiện có ý nghĩa tình trạng viêm đường mật và mức độ đau sau ERCP. Tình trạng gia tăng Bilirubin thuyên giảm có ý nghĩa sau can thiệp ERCP. Thời gian trung bình thực hiện thủ thuật ERCP là: 41.0±16.3 phút. Tỷ lệ can thiệp ERCP thành công sau lần 01 là 45 ca chiếm tỷ lệ 86,5%. Tỷ lệ biến chứng chung sau thủ thuật ERCP là 5,7%. Kết luận: Nội soi mật ngược dòng là một phương pháp can thiệp điều trị bệnh lý sỏi ống mật chủ mang lại kết quả tốt và an toàn.
#Nội soi mật ngược dòng #sỏi mật
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN KHÔNG CEMENTE ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2017-2020
Tập 501 Số 2 - 2021
Văn Khoa Vũ , Ngọc Hân Nguyễn
Gãy vùng nền cổ- mấu chuyển xương đùi là loại gãy thường gặp, đặc biệt là người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không cemente điều trị gãy xương vùng nền cổ - mấu chuyển xương đùi người cao tuổi . Nghiên cứu mô tả cắt ngang 147 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 80.5 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 2/1, tại Bệnh viện Việt Đức từ 01/2017 tới tháng 06/2020. Kết quả phẫu thuật tốt và rất tốt đạt 80,9%, khá đạt 14,3 %, trung bình và xấu 4,8%. Phẫu thuật thay khớp háng bán điều trị gãy LMC là một giải pháp tốt cho các bệnh nhân cao tuổi.
#Gãy liên mấu chuyển xương đùi #thay khớp háng bán phần
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2021
Tập 508 Số 2 - 2021
Văn Trầm Tạ , Văn Phó Lê , Thị Thu Hà Nguyễn
Đặt vấn đề: Gánh nặng kinh tế của bệnh đái tháo đường là rất lớn, gồm chi phí y tế trực tiếp của bệnh và các biến chứng. Mục tiêu: Tính toán chi phí y tế trực tiếp để điều trị cho người bệnh ngoại trú đái tháo đường tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 376 bệnh nhân đái tháo đường đến khám tại Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ 3/2021 đến 10/2021. Kết quả: Chi phí điều trị trực tiếp ngoại trú của người bệnh đái tháo đường trung bình 726,477±502.813 đồng cho một lần khám bệnh. Chi phí thuốc chiếm phần lớn chi phí trực tiếp là 54,4%, tiếp theo là chi phí xét nghiệm 22,1%, chi phí cận lâm sàng chiếm 12,1%, vật tư tiêu hao chiếm 6,8% và thấp nhất là chi phí khám chiếm 3,8%. Kết luận: Chi phí trực tiếp điều trị ngoại trú của người bệnh đái tháo đường tại Tiền Giang là rất cao.
#Chi phí trực tiếp #bệnh đái tháo đường #Tiền Giang