Tạp chí Y học Việt Nam

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 536 Số 1B - Trang - 2024
Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Văn An
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có đái tháo đường tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả: Nghiên cứu được tiến hành trên 236 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD, trong đó có 43 bệnh nhân đợt cấp COPD có ĐTĐ và 193 bệnh nhân đợt cấp COPD không có ĐTĐ điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả: Tỉ lệ mắc ĐTĐ trong số Bệnh nhân COPD là 18.22%. Tuổi trung bình: 68.77 ± 8.91, nam: 76.7%, nữ: 23.3%. Số đợt cấp/năm: 2.67 ± 2.08, bệnh nhân có số từ 2 đợt cấp/năm 79.1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có ĐTĐ. Khí máu pH: 7.36 ± 0.08, pCO2:58.24 ± 17.35, HOC3: 32.78 ± 6.5,xấu hơn so với nhóm không ĐTĐ. CRP: 58.61 ± 65.63 mg/l, Procalcitonin: 0.48 ± 0.66 ng/ml. 58% BN phải sử dụng insulin để kiểm soát đường máu. 77% phải thay đổi phác đồ điều trị ĐTĐ. Tỉ lệ phải thở máy: 39.5%, tỉ lệ cần nhập khoa cấp cứu/HSTC: 44.2% cao hơn có ý nghĩaso với nhóm không ĐTĐ.Thời gian nằm viện trung bình: 17.47 ± 12.25 ngày. Tỉ lệ tử vong, nặng xin về: 16.3% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không ĐTĐ. Kết luận: Đái tháo đường làm nặng hơn các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân.
COVID-19 VACCINATION EXPERIENCES OF PEOPLE RECEIVING COVID-19 VACCINES AT HANOI MEDICAL UNIVERSITY AND RELATED FACTORS
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 532 Số 2 - Trang - 2023
Tran Tho Nhi, Hoang Phuc Loc, Vuong Ngoc Ha, Vuong My Duyen, Hoang Thi Huyen Trang, Pham Kieu Trang, Nguyen Phuong Thao, Tran Thanh Huong, Do Thi Thanh Toan, Phan Thanh Hai
Objective: The study described the post-injection symptoms, experience after being vaccinated against COVID-19 and some related factors of people vaccinated at Hanoi Medical university. Method: We conducted a mixed-method cross sectional study, combining qualitative and quantitative approaches on adults who received the second dose of vaccine at Hanoi Medical University from August 2021 to June 2022.With the quantitative part collected by online questionnaires and analyzed using descriptive statistics by the Stata 15.0 software. For the qualitative part, we used the content analysis strategy of in-depth interviews. Results: 696 people participated in the study and the majority of those experienced post-vaccination symptoms (88.5%), followed by tiredness, fever and the increased pain at the injection site. Most respondents felt satisfied with the vaccination process (98.4%). The in-depth interviews showed 5 feelings during the injection, including anxiety, suspense, fear, non-anxiety, and satisfaction. Negative experiences were mainly related to post-injection side effects and most common at the first dose of vaccine. Common related factors included: individual factors; family and friends; vaccines; injection environment; reference sources and other social factors. The vaccine factor was reported to have the most impact on vaccination experience. Recommendations: Enhance professionalism according to the vaccination organization process as well as improve the efficiency of pre-, during and post-injection consultations of medical vaccination facilities in the locality. At the same time, regularly update and ensure the quality of information sources, especially vaccination information on the electronic system for easy access by injectors and agencies and organizations.
#COVID-19 #Immunization #Vaccination needs #Cross-sectional study #Immunization experience.
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT HIỆN CHỦ ĐỘNG BỆNH LAO THEO CHIẾN LƯỢC 2X TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH THÁI NGUYÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 536 Số 1B - Trang - 2024
Nguyễn Thị Lệ , Hoàng Hà , Lê Văn Thắng, Ngô Thị Thu Tiền, Vũ Thị Dương , Dương Thị Kim Ngân
Mục tiêu: Mô tả thực trạng phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X  tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2023. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X  tại cộng đồng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020 – 2023. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang kết hợp định lượng với định tính. Kết quả: Tỉ lệ người dân được khám sàng lọc chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X chiếm 0,8% dân số. Cao nhất là năm 2020 chiếm tỉ lệ 1,6% dân số. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng giai đoạn 2020 – 2023: Nhân lực phục vụ hoạt động phát hiện chủ động bệnh lao theo chiến lược 2X tại cộng đồng còn thiếu, yếu và không ổn định, đặc biệt tại tuyến xã, phường. Người dân chưa được tuyên truyền sâu rộng về bệnh lao, thái độ kỳ thị vẫn còn. Kết luận: Chương trình chống lao tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tăng cường phát hiện bệnh lao, đặc biệt công tác phát hiện chủ động bệnh lao trong cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao.
TỈ LỆ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT KHÔNG TRIỆU CHỨNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 NẰM VIỆN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2
Nguyễn Hồng Hà , Từ Kim Thanh , Lê Thái Thanh Thảo , Nguyễn Thị Lệ
Đặt vấn đề: Nghiên cứu các yếu tố liên quan hạ đường huyết nặng trên người cao tuổi đái tháo đường típ 2 bằng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (CGMS) nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn và hạn chế những cơn hạ đường huyết không triệu chứng. Mục tiêu: Khảo sát yếu tố liên quan hạ đường huyết nặng trên người cao tuổi đái tháo đường típ 2 nằm viện tại Bệnh viện Quận 2 năm 2016-2018. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang và tiến cứu trên 82 bệnh nhân người cao tuổi đái tháo đường típ 2 điều trị nội trú tại Bệnh viện Quận 2. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trong 45 bệnh nhân bị hạ đường huyết có 28 bệnh nhân bị hạ đường huyết nhẹ (62,2%), 17 bệnh nhân có cơn hạ đường huyết nặng (33,3%).Các yếu tố có liên quan đến hạ đường huyết nặng ở người cao tuổi đái tháo đường típ 2 bao gồm tiêm thêm Insulin nhanh (58,8%), bỏ ăn trưa (15,6%), bỏ ăn chiều (15,6%), tăng liều thuốc (82,4%). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân hạ đường huyết bao gồm tiêm thêm Insulin nhanh (58,8%), bỏ ăn trưa (15,6%), bỏ ăn chiều (15,6%), tăng liều thuốc (82,4%) (P<0,001). Yếu tố không liên quan đến hạ đường huyết nặng bao gồm tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, HbA1c, nhiễm trùng, tổng liều Insulin ngày, suy thận, suy gan.
#Đái tháo đường #hạ đường huyết #người cao tuổi
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG BUDESONIDE/ FORMOTEROL Ở NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN TRUNG BÌNH ĐẾN NẶNG TẠI VIỆT NAM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 519 Số 1 - 2022
Trí Phát Nhan , Thị Ngọc Vân Trần , Văn Thành Vũ , Hamdy El-sisi Gihan, Thị Thủy Nguyễn
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá chi phí – hiệu quả của phác đồ Budesonide/Formoterol duy trì và cắt cơn trong cùng một ống hít (liệu pháp SMART) so sánh với phác đồ Salmeterol/Fluticasone kèm Salbutamol khi cần trong điều trị hen phế quản mức độ trung bình đến nặng trên quan điểm của cơ quan chi trả tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình Markov được lựa chọn để phân tích chi phí – hiệu quả, bao gồm hai kịch bản đánh giá liệu pháp SMART so sánh với Salmeterol/Fluticasone hàm lượng 25/125µg và 25/250µg kèm Salbutamol khi cần. Dữ liệu về hiệu quả lâm sàng được thu thập từ một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp. Dữ liệu về chi phí được thu thập từ nghiên cứu gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam và từ trang điện tử của cục Quản lý Dược. Phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất được thực hiện nhằm đánh giá tính chắc chắn của mô hình. Kết quả: Budesonide/Formoterol duy trì và cắt cơn trong cùng một ống hít (SMART) đạt vượt trội so với phác đồ so sánh, giúp gia tăng 0,005 QALYs ở cả hai kịch bản và giúp giảm lần lượt 209,5 và 181,7 triệu đồng chi phí điều trị ở các kịch bản một và hai. Phân tích độ nhạy một chiều và độ nhạy xác suất đều khẳng định trong đa số trường hợp, Budesonide/Formoterol đều đạt chi phí – hiệu quả. Kết luận: Ở người bệnh hen phế quản mức độ trung bình đến nặng, liệu pháp SMART đem lại hiệu quả cao hơn trong khi chi phí điều trị thấp hơn so với phác đồ so sánh. Kết quả này cung cấp bằng chứng về tính kinh tế y tế giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin trong việc ra quyết định lựa chọn liệu pháp quản lý bệnh hen phế quản mức độ trung bình đến nặng tại Việt Nam.
#Budesonide/Formoterol #Hen phế quản #Phân tích chi phí – hiệu quả #SMART
ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ QUY TRÌNH HÚT ĐỜM BẰNG ỐNG HÚT KÍN TRÊN NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ NAM
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 540 Số 3 - Trang - 2024
Hoàng Thị Hoà, Nguyễn Thị Minh
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tuân thủ quy trình hút đờm kín trên người bệnh thở máy và xác định một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 289 lượt quan sát thực hiện quy trình hút đờm kín trên 26 điều dưỡng viên làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu–chống độc, bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023. Sử dụng bộ công cụ là bảng kiểm quy trình hút đờm bằng ống hút kín đã được Bộ Y tế ban hành và phiếu khảo sát các thông tin chung của điều dưỡng viên và người bệnh. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy 76,93% điều dưỡng viên là nữ giới; 53, 85% có trình độ cao đẳng và 46,15% có trình độ đại học; thâm niên công tác ≤ 5 năm chiếm 24,56%. Tuân thủ quy trình hút đờm kín đạt < 100% chiếm 27.68%. Có mối liên quan giữa giới tính, thâm niên công tác, ca làm việc của điều dưỡng với việc tuân thủ quy trình hút đờm kín trên người bệnh thở máy của điều dưỡng viên. Kết luận: Thực trạng tuân thủ quy trình hút đờm kín trên chưa cao, cần có những chương trình đào tạo, tập huấn về chăm sóc người bệnh thở máy cho điều dưỡng làm việc tại khoa. Đồng thời cần tăng cường công tác giám sát việc tuân thủ quy trình chăm sóc của điều dưỡng.
#Điều dưỡng viên #hút đờm #tuân thủ quy trình #bệnh viện
THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XUÂN THÀNH PHỐ BẮC KẠN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 540 Số 2 - Trang - 2024
Lê Ngọc Diệp, Lê Hoàng Anh, Vũ Thị Bích Nguyệt, Dương Thị Phương Linh, Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Vũ Long, Lê Thị Dung
Mục tiêu: xác định tỉ lệ, mức độ mắc sâu răng của học sinh 6 – 10 tuổi Trường tiểu học Đức Xuân thành phố Bắc Kạn. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 700 học sinh từ 6 – 10 tuổi. Sâu răng được khám và chẩn đoán bởi bác sỹ chuyên khoa răng hàm mặt đã được tập huấn và định chuẩn theo tiêu chí chẩn đoán của Tổ chức y tế thế giới (1997). Kết quả: Tỉ lệ sâu răng sữa là 67,1% với chỉ số sâu mất trám răng sữa là 5,06 ± 4,15 trong đó 3,74 ± 3,80 răng sâu, 1,10 ± 1,88 răng mất và  0,22 ± 0,81 răng trám. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn là 25,1% với chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 1,70 ± 2,13, trong đó 1,51± 1,30 răng sâu, 0,001 ± 0,08 răng mất và 0,19 ± 0,73 răng trám. Tỉ lệ sâu răng sữa ở nhóm 6 – 8 tuổi (79,9%) cao hơn ở nhóm 9 – 10 tuổi (41,2%). Sâu răng vĩnh viễn có xu hướng tăng dần theo tuổi: từ 18,1% ở nhóm 6 – 8 tuổi đến 47,1% ở nhóm 9 – 10 tuổi. Tỉ lệ mắc sâu răng sữa không khác biệt ở giới tính nam và nữ (p = 0,308). Tuy nhiên, tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nam cao hơn nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,021 (<0.05).
#Sâu răng #sâu mất trám #6 – 10 tuổi
ĐÁP ỨNG VỀ NHÂN LỰC, GIƯỜNG BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 1B - 2023
Trần Thị Đức Hạnh, Tạ Văn Trầm, Phạm Thái Phong
Đặt vấn đề: sự thay đổi về cơ cấu gánh nặng bệnh tật và tử vong đòi hỏi hệ thống y tế cũng phải có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng dịch vụ. Mục tiêu: phân tích thực trạng đáp ứng về nhân lực, giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang giai đoạn 2017-2019. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Thu thập số liệu thông qua hồ sơ bệnh án, phần mềm quản lý bệnh viện, văn bản báo cáo về mô hình bệnh tật, nhân lực, giường bệnh tại bệnh viện. Kết hợp phỏng vấn sâu 8 cuộc với các đối tượng khác nhau. Kết quả: số lượng nhân viên thiếu khoảng 50% so với Thông tư 08. Tỷ lệ nhân viên y tế/giường bệnh từ 0,6 – 0,7 thấp hơn nhiều so với định biên tối thiểu của Thông tư số 08. Nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được với mô hình bệnh tật. Bệnh viện chưa đáp ứng được giường bệnh cho người bệnh điều trị nội trú. Đặc biệt tại một số khoa Nội Thần kinh, Nội B, Ung Bướu. Đã kê bổ sung thêm 83 giường, đảm bảo cho công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 110%. Có 07/18 số khoa trong bệnh viện có công suất sử dụng giường bệnh >100%. Kết luận: nhân lực và giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong giai đoạn 2017-2019 chưa đáp ứng được với mô hình bệnh tật.
#mô hình bệnh tật #nhân lực #giường bệnh #Tiền Giang.
ĐẶC ĐIỂM THAI TRỨNG BÁN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 527 Số 1B - 2023
Trần Minh Hùng , Hoàng Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Hoàng Lam, Bùi Lâm Thương, Cao Hữu Thịnh, Võ Minh Tuấn
Đặt vấn đề: Thai trứng bán phần (TTBP) được hiểu là ít nguy cơ trở thành ác tính bởi khả năng diễn tiến đến tân sinh nguyên bào nuôi (TSNBN) thấp. Đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện về đối tượng TTBP và với cỡ mẫu chưa đủ lớn. Việc hiểu biết về tỷ suất diễn tiến thành TSNBN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân TTBP sau hút nạo giúp ích cho việc tư vấn, điều trị dự phòng và theo dõi tốt hơn. Mục tiêu: Xác định tỷ suất diễn tiến thành TSNBN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân TTBP. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 372 bệnh nhân TTBP sau hút nạo tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2020 đến 12/2021. Kết quả: Sau 1 năm theo dõi, có 21 bệnh nhân diễn tiến thành TSNBN, tỷ suất diễn tiến thành TSNBN là 5.7% (KTC 95%: 3.5-8.4). Thời gian diễn tiến thành TSNBN trung bình là 4,67±2,23 tuần, cao nhất ở thời điểm 3-6 tuần sau hút nạo và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện sau 8 tuần hút nạo. Sau phân tích đa biến, tỷ suất TSNBN cao hơn ở bệnh nhân có tiền căn sẩy thai/bỏ thai (HR=2,84 KTC 95%: 1.05-7.69). Kết luận: Tỷ suất diễn tiến thành TSNBN ở bệnh nhân sau hút nạo TTBP là 5.7%. Tiền sử sẩy thai/bỏ thai là yếu tố liên quan đến TSNBN khi làm gia tăng nguy cơ diễn tiến thành TSNBN ở bệnh nhân TTBP lên 2.84 lần.
#thai trứng bán phần #tân sinh nguyên bào nuôi.
XÁC ĐỊNH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS2596542 CỦA GEN MICA TRÊN BỆNH NHÂN U LYMPHO BẰNG KỸ THUẬT REALTIME PCR
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 517 Số 2 - 2022
Lan Phương Nguyễn , Văn Hưng Lê , Thị Ánh Tuyết Phạm , Thành Đạt Tạ , Hoàng Việt Nguyễn , Đức Bình Vũ , Thị Minh Nguyệt Nguyễn, Thị Thu Thủy Ngô
Đặt vấn đề: Gen MICA mã hóa cho phân tử MICA đóng vai trò như các phối tử cho thụ thể NKG2D kích thích sinh miễn dịch. Sự biểu hiện của MICA có thể gây ra bởi cảm ứng “stress” ở các tế bào bị biến đổi ác tính hoặc nhiễm virus. Đã có các nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa SNP rs2596542 trên gen MICA với nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư biểu mô tế bào gan do virus viêm gan C và virus viêm gan B. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên bệnh nhân u lympho. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định SNP rs2596542 trên gen MICA và nguy cơ mắc u lympho. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán mắc u lympho và 100 người tình nguyện khỏe mạnh. Alen của SNP rs2596542 được xác định bằng kỹ thuật realtime PCR. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ phân bố alen của SNP rs2596542C/T trên gen MICA ở bệnh nhân u lympho lần lượt là 29,5% T và 70,5% C; tỷ lệ phân bố kiểu gen là 53% CC; 35% CT và 12% TT. Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ kiểu gen và alen của SNP rs2596542 ở 2 nhóm bệnh và nhóm chứng.
#u lympho #gen MICA #rs2596542
Tổng số: 5,265   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10