
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi
1859-4255
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
Kết cấu phụ bể tiêu năng, tràn xả lũ đặt giữa lòng sông, cột nước cao, lưu lượng lớn
Số 70 - Trang 44 - 2022
Hình thức tiêu năng đáy thường áp dụng cho các công trình có mực nước hạ lưu lớn, địa chất kém nhưng giá thành xây dựng cao… Kết cấu tiêu năng đáy truyền thống là bể tiêu năng, bể tường kết hợp đã được áp dụng nhiều trong thực tế. Bài viết nêu kết quả nghiên cứu chọn kết cấu phụ bể tiêu năng tràn xả lũ đặt giữa lòng sông, cột nước cao và lưu lượng lớn đã áp dụng cho tràn xả lũ Nước Trong, tỉnh Quảng Ngãi
#Bể tiêu năng #cột nước cao #lưu lượng lớn.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dự đoán sức chống cắt của đất sau biến dạng
Số 60 - Trang 106 - 2020
Sau khi bị biến dạng do các tác động như như xói mòn, sạt lở, đất sẽ thay đổi đáng kể sức chống cắt. Do vậy công tác dự báo suy giảm cường độ chống cắt của các lớp đất này từ đó giúp dự đoán được khả năng tái diễn xạt lở mất ổn định với các lớp đất bị biến dạng này là một công tác hết sức cần thiết. Trong bài báo này sẽ ứng dụng trí thông minh nhân tạo mà cụ thể là thuật toán rừng ngẫu nhiên (RF) để dự báo sức chống cắt còn lại của đất sau biến dạng. Để thực hiện việc mô phỏng, 131 dữ liệu thí nghiệm đã được thu thập từ công bố quốc tế. Bộ dữ liệu bao gồm bốn biến đầu vào là giới hạn chảy LL, chỉ số dẻo PI, độ lệch biểu đồ phân loại Casagrande ∆PI, hàm lượng sét CF. Việc đánh giá các mô hình được thực hiện và so sánh trên tập dữ liệu huấn luyện (70% dữ liệu) và tập dữ liệu kiểm chứng (30% dữ liệu còn lại) bằng các tiêu chí là hệ số tương quan Pearson ® và sai số RMSE. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mô hình rừng ngẫu nhiên khả thi trong việc xác định sức chống cắt còn lại của đất sau biến dạng của đất với hệ số tương quan cho mô hình huấn luyện là 0.97 và kiểm chứng là 0.78. Đồng thời, mô hình rừng cây ngẫu nhiên có thể chỉ ra tầm quan trọng của từng tính chất của đất đến sức chống cắt còn lại của đất biến dạng, lần lượt theo thứ tự là Giới hạn chảy > Độ lệch biểu đồ phân loại Casagrande ∆PI > Hàm lượng sét > Chỉ số dẻo.
#Trí tuệ nhân tạo (AI) #rừng ngẫu nhiên (RF) #sức chống cắt #góc ma sát #sạt lở.
Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều tỉnh Bắc Ninh đảm bảo an toàn phòng, chống lũ và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 2019
Nằm ở hạ du lưu vực sông Hồng - Thái Bình, tỉnh Bắc Ninh có các con sông lớn chảy qua là sông Đuống, sông Thái Bình và sông Cầu do đó luôn chịu tác động đồng thời của dòng chảy lũ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng của nhiều trận mưa, lũ lớn gây thiệt hại và nguy hiểm đến an toàn tính mạng, tài sản và nhân dân. Vì vậy công tác phòng, chống lũ và đảm bảo an toàn đê điều luôn được coi là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu, ưu tiên thực hiện hàng năm, từng thời kỳ. Để phù hợp với Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều lưu vực sông Hồng - Thái Bình đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 257/QĐ-TTg ngày 18/12/2016, thì việc lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đảm bảo phòng, chống lũ và phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết. Bài viết trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu, thiết kế lập “Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện.
Từ khóa: quy hoạch đê điều, phòng chống lũ, phát triển kinh tế xã hội, sông Hồng – Thái Bình, tỉnh Bắc Ninh.
DỰ TÍNH SỨC KHÁNG CẮT KHÔNG THOÁT NƯỚC CỦA ĐẤT DÍNH ĐƯỢC GIA TẢI TRƯỚC KẾT HỢP THOÁT NƯỚC THẲNG ĐỨNG
Số 40 - Trang 76 - 2019
Bài báo giới thiệu các hàm dự báo sức kháng cắt không thoát nước của đất được gia tải trước đang được dùng phổ biến trên thế giới. Trên cơ sở phân tích sức kháng cắt theo lý thuyết biến đổi của độ bền không thoát nước, nghiên cứu đã đề xuất công thức dự báo sức kháng cắt không thoát nước áp dụng phù hợp tại mọi thời điểm cố kết. Công thức đề xuất đã được khẳng định tính đúng đắn thông qua kiểm nghiệm với kết quả nghiên cứu mô hình vật lý và kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường của một số công trình thực tế.
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÙNG TÂY BẮC
Số 50 - Trang 109 - 2020
Trong những năm qua Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực kinh tế và ban hành nhiều chính sách để phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, công tác quản lý vận hành sau đầu tư thì chưa được quan tâm thích đáng, dẫn đến công trình hoạt động kém hiệu quả, thậm chí ngừng hoạt động sau một thời gian ngắn, vùng Tây Bắc là một ví dụ. Phần lớn công trình cấp nước tập trung vùng Tây Bắc sau khi xây dựng xong được bàn giao cho người dân, chính quyền xã tự quản lý vận hành. Công tác tổ chức thiếu chuyên nghiệp do không được đào tạo, tập huấn chuyên môn. Bên cạnh đó, cấp nước sạch nông thôn tại vùng Tây Bắc đa số tập trung vào mục đích đảm bảo an sinh xã hội nên mang tính bao cấp và phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa phát huy được xã hội hóa. Do vậy, cấp nước sạch nông thôn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công tác quản lý, vận hành. Bài báo này, đánh giá kết quả thực trạng sự tham gia của các bên trong đầu tư, quản lý công trình cấp nước sạch, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình cấp nước sạch vùng Tây Bắc.
Tính toán đánh giá lại tần suất lũ hồ dầu tiếng so với thiết kế và có xét đến biến đổi khí hậu
- 2019
Trong quá trình khai thác vận hành hồ Dầu Tiếng, có rất nhiều nghiên cứu tính toán lũ, dự báo lũ về hồ và đề xuất các giải pháp điều tiết hồ hợp lý, nhằm giảm thiểu lưu lượng lũ xả về hạ du, để giảm thiểu ngập lụt cho vùng hạ du, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Bài báo tổng hợp kết quả đánh giá lại tần suất lũ của hồ Dầu Tiếng có xét đến Biến đổi khí hậuphục vụ cho bài toán điều tiết lũ. Đây là kết quả của đề tài KHCN cấp nhà nước KC08.07/16-20 “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo an toàn công trình đầu mối và hạ du hồ Dầu Tiếng trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan”.
Nghiên cứu sử dụngliệt tài liệu mưa thực đo trong 40 năm (1977-2016), dùng mô hình NAM để tính toán dòng chảy lũ và thống kê các tần suất lũ. Khi xét đến BĐKH, lượng mưa trong mùa lũ có xu thế gia tăng từ 38,6 đến 56,1% (ngưỡng phân vị 90%) ở các trạm khí tượng trong lưu vực ứng với kịch bản phát thải cao (RPC8.5). Kết quả so sánh cho thấy ứng với kịch bản RCP4.5, lưu lượng đỉnh lũ ở các tần suất hiếm, ứng với chu kỳ lặp lại từ 100 năm đến 10.000 năm (từ 1% đến 0,01%) gia tăng tương ứng từ khoảng 11 đến 15% và ở kịch bản RCP8.5 từ 20 đến 24%. Tuy nhiên, so sánh với giai đoạn thiết kế hồ Dầu Tiếngở tất cả các tần suất lũ hiếm, lưu lượng đỉnh lũđều giảmtrung bình khoảng 30% và 10% khi chưa và có xét đến BĐKH ở kịch bản RCP8.5. Từ đó cho thấy việc giải quyết vấn đề liên quan đến lũ ở hồ Dầu Tiếng “giảm căng thẳng” hơn nhiều.Chẳng hạn, lưu lượng lũ xả thừa qua tràn và mức độ ngây ngập lụt cho vùng hạ du (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) do xả lũ gây ra sẽ giảm hơn nhiều so với tính toán trước đây.
Từ khóa: hồ Dầu Tiếng, tần suất lũ, biến đổi khí hậu, gia tăng lượng mưa mùa lũ, giảm thiểu ngập lụt, hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ỐNG LỌC NƯỚC ĐẶT TRÊN TRẠM BƠM THUYỀN ĐỂ CẤP NƯỚC CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Số 45 - Trang 38 - 2019
Mô hình lõi lọc đặt trên trạm bơm thuyển đã được giới thiệu trong bài báo “Giải pháp lọc nước đặt trên trạm bơm thuyền để cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản”đăng trên Tạp chí Tài nguyên nước số tháng 1/2018. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, thí nghiệm xác định số lượng lớp lọc, đường kính cấp phối lọc trong từng lớp nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra phục vụ nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để chế tạo các mô đun lọc độc lập, từ đó lắp ghép nhiều mô đun để cấp lưu lượng yêu cầu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển đổi rừng trồng sang rừng tự nhiên đến dòng chảy về các lưu vực sông, áp dụng cho lưu vực sông Cu Đê của thành phố Đà Nẵn
Số 68 - Trang 24 - 2022
Trong những năm gần đây tình trạng khai thác rừng tự nhiên quá mức để lấy gỗ rồi sau đó trồng rừng trở lại bằng cây keo đang diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Việc làm này đã thay đổi chủ yếu mặt đệm tại các lưu vực sông theo chiều hướng bất lợi, thực tế chứng minh là đã làm gia tăng thêm lưu lượng đỉnh lũ cũng như suy giảm lưu lượng dòng chảy trong mùa kiệt; hậu quả là tình trạng ngập lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về ảnh hưởng của nhân tố mặt đệm (bao gồm diện tích, chất lượng các loại rừng) tới dòng chảy về lưu vực để cho các cấp chính quyền có cơ sở điều chỉnh Quy hoạch trồng, khai thác, quản lý rừng một cách hiệu quả và bền vững là hết sức quan trọng. Bài báo này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đã nêu, trên cơ sở ứng dụng mô hình WEAP của Mỹ để mô phỏng quá trình dòng chảy đến cho lưu vực sông Cu Đê của Thành phố Đà Nẵng để chứng minh cho nhận định trên. Kết quả cho thấy khi chuyển đổi được 30% diện tích rừng trồng sang rừng tự nhiên thì dòng chảy mùa kiệt đã tăng trung bình từ 10,68 đến 12,53%
#sông Cu Đê #WEAP #thảm phủ rừng
Phương pháp thực nghiệm xác định hệ số ma sát cối quay cửa van cung
Số 55 - Trang 94 - 2020
Trong quá trình vận hành hệ số ma sát tại cối quay cửa van cung tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự gia tăng hệ số ma sát này đã gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng được ghi nhận trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Hiện nay ở nước ta phương pháp đo đạc xác định hệ số ma sát tại cối quay chưa được nghiên cứu và đề xuất. Từ kết quả nghiên cứu trạng thái ứng suất biến dạng phần cối động của cụm cối quay bằng mô hình số nhóm nghiên cứu đề xuất phương pháp xác định hệ số ma sát tại hiện trường. Kết quả từ mô hình số được kiểm nghiệm trên mô hình vật lý của cụm cối quay cửa van cung công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt từ đó xây dựng quy trình đo đạc tại hiện trường.
Từ khóa: cối quay cửa van cung, mô hình số, hệ số ma sát, trạng thái ứng suất – biến dạng, mô hình vật lý
GIÁ NƯỚC VÀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG NƯỚC KHI THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC SẠCH TẬP TRUNG NÔNG THÔN
Số 44 - Trang 71 - 2018
Bài báo trình bày nghiên cứu, so sánh về giá nước và sự hài lòng khách hàng khi thu hút khu vực tư nhân (KVTN) tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các công trình nước sạch tập trung nông thôn, đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy KVTN thường có giá nước cao hơn so với khu vực khác bình quân khoảng 962 đồng/m, nhưng mức độ hài lòng của người sử dụng nước cao hơn thông qua các tiêu chí đánh giá là: (1) thời gian cấp nước , (2) áp lực cấp nước, (3) chất lượng nước (màu sắc, và mùi vị), (4) vị trí hộ sử dụng và (5) tuổi thọ công trình. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng giúp các cơ quan nhà nước xây dựng cơ chế chính sách thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn.