Tạp chí Y học Cộng đồng
2354-0613
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Phân tích ảnh hưởng
Thông tin về tạp chí
Các bài báo tiêu biểu
THỰC TRẠNG CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Tập 62 Số 1 (2021) - 2021
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 310 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị ngoại trú tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ tháng 11/2019 đến tháng 07/2020. Kết quả: Bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm 95,16%, trong đó Esomeprazol được sử dụng nhiều nhất chiếm 38,39%, rabeprazol chiếm 31,94%, lansoprazol chiếm 11,94%, pantoprazol chiếm 3,87%. Hầu hết các bệnh nhân điều trị đều được dùng kết hợp với thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Nhóm thuốc chống nôn giảm đầy hơi sử dụng với tỷ lệ cao 59,68%, nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc chiếm 54,84%. Tác dụng phụ hay gặp nhất ở mức độ nhẹ, với 9,35%. Kết luận: Bệnh nhân được sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chiếm 95,16%, ít gặp các tình trạng tương tác thuốc, tác dụng phụ.
#Viêm loét dạ dày – tá tràng #thực trạng sử dụng thuốc.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN - TIẾP CẬN TỪ PHÍA NGƯỜI BỆNH
Tập 63 Số 2 - 2022
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc nhìn từ phía người bệnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện này trong giai đoạn 2022 -2026, góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
#Chất lượng dịch vụ #bảo hiểm y tế #khám chữa bệnh bằngbảo hiểm y tế #bệnh viện #người bệnh.
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỐT CỦA BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM 2021
Tập 63 Số chuyên đề - 2022
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đúng về chăm sóc trẻ sốt của bàmẹ có con dưới 5 tuổi điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận năm 2021.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng phát phiếu và phỏng vấn bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị nội trú tại Trung tâmY tế huyện Vĩnh Thuận năm 2021 với bộ câu hỏi được thiết lập sẵn phù hợp.Kết quả: Nghiên cứu về kiến thức tỷ lệ bà mẹ nêu khái niệm về sốt sai chiếm tỷ lệ gần gấp3 lần bà mẹ có khái niệm đúng. Dấu hiệu trẻ nóng là dấu hiệu các bà mẹ dễ nhận thấy nhấtchiếm tỷ lệ cao từ 86%. Đa số các bà mẹ đều biết co giật là biến chứng của sốt chiếm tỷ lệcao 86%.Về thái độ thực hành tất cả các bà mẹ đều biết sốt là vấn đề nguy hiểm và cần phải quan tâmở trẻ chiếm tỷ lệ 100%. Khi phát hiện trẻ sốt các bà mẹ đều biết cho trẻ ăn làm nhiều bửa(46,7%) và cho uống thêm nước quả (20%).Kết luận: Về kiến thức 73,3% các bà mẹ hiểu khái niệm về sốt chưa đúng. Trên 90% các bàmẹ nhận biết trẻ sốt dựa vào dấu hiệu trẻ nóng và trẻ quấy khóc. Về thái độ thực hành khoảng46,7% các bà mẹ cho trẻ ăn làm nhiều bữa khi sốt và 20% cho trẻ uống thêm nước hoa quả.
#Kiến thức #thái độ thực hành về chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ.
TỈ LỆ ĐẠT MỤC TIÊU LDL CHOLESTEROL THEO KHUYẾN CÁO CỦA HỘI TIM CHÂU ÂU 2019 TRÊN BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ TIM MẠCH CAO VÀ RẤT CAO
Tập 63 Số 4 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C trên đối tượng có nguy cơ tim mạch cao và rất cao.Phương pháp và kết quả: Hồi cứu cơ sở dữ liệu phòng khám tim mạch ngoại trú Bệnh viện Nhândân Gia Định từ tháng 01/2020 đến tháng 01/2021. Toa thuốc trước và sau xét nghiệm lipid máuđược thu thập để đánh giá hành vi thay đổi điều trị statin. Kết quả: Tỉ lệ đạt LDL-C mục tiêu trongnghiên cứu là 15,79%, trong đó ở nhóm nguy cơ cao và rất cao lần lượt là 29,17% và 8,24%. Đa số(83,46%) điều trị statin cường độ trung bình và 16,54% điều trị statin cường độ cao. Tỉ lệ tăng liềustatin khi LDL-C không đạt mục tiêu là 23,21%. Kết luận: Mục tiêu điều trị LDL-C trên nhóm nguycơ tim mạch cao-rất cao còn rất khiêm tốn trong khi thực tế điều trị statin chưa thoả đáng về hành vikê toa.
#Rối loạn lipid máu #LDL-C #nguy cơ tim mạch cao-rất cao #statin.
TÍNH HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT
Tập 62 Số 3 (2021) - 2021
Mục tiêu: Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng thuốc giảm đau điều trị đau sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát của Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Kết quả: Có 38,95% bệnh nhân nghiên cứu xuất hiện các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc giảm đau. Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật trung bình là 5,6 ± 4,0 ngày. Thời gian dùng thuốc trung bình giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm đau VAS của mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua 1, 3, 5, 7 ngày sau phẫu thuật. Trên 2 nhóm nghiên cứu, nhìn chung điểm VAS trung bình sau phẫu thuật 1 ngày là 4,2 ± 1,9 điểm và sau 7 ngày là 1,1 ± 0,8 điểm. Tăng tỷ lệ hợp lý trong lựa chọn thuốc nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 70,45%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 42,86%; liều dùng thuốc, nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 82,95%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 55,95%; tính hợp lý chung dùng thuốc, nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 68,18%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 46,43 %. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn thấp. Thời gian dùng thuốc trung bình giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm đau VAS của mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua 1, 3, 5, 7 ngày sau phẫu thuật. Tăng tỷ lệ hợp lý trong lựa chọn thuốc, liều dùng thuốc, tính hợp lý chung điều trị đau sau phẫu thuật.
#Tính hợp lý #hiệu quả can thiệp #giảm đau sau phẫu thuật
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ GÚT TRÊN BỆNH NHÂN NỘI TRÚ
Tập 62 Số 2 (2021) - 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thuốc điều trị gút trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang, mô tả, không can thiệp dựa trên bệnh án nội trú điều trị Gút tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ có thời gian vào viện từ 06/2019 - 12/2019. Kết quả: Đa số các bệnh nhân được chỉ định colchicin, chiếm tỷ lệ 91,35%, tiếp theo là meloxicam dùng theo đường uống và đường tiêm, với tỷ lệ lần lượt là 55,77,0% và 29,81%. Bệnh nhân nội trú được dùng phác đồ đơn độc chủ yếu dùng thuốc paracetamol (chiếm 36,11%) và colchicin (chiếm 22,22%). Phác đồ 2 thuốc trên bệnh nhân nội trú được sử dụng nhiều nhất bao gồm: colchicin + paracetamol uống (30,43%), meloxicam uống + paracatamol uống (19,57%). Phác đồ phối hợp 3 thuốc trên nhóm bệnh nhân nội trú bao gồm: colchicin + meloxicam tiêm + paracetamol uống (chiếm tỷ lệ 61,11%). Phác đồ phối hợp 4 thuốc là colchicin + meloxicam tiêm + methylprednisolon uống + paracetamol truyền. Phần lớn bệnh nhân nội trú được thay đổi phác đồ do triệu chứng lâm sàng được cải thiện (chiếm 64,13%). Khoảng 25,54% bệnh nhân cần thay đổi do triệu chứng lâm sàng diễn tiến nặng hơn. Chỉ có 6 bệnh án xuất hiện biến cố bất lợi trong quá trình điều trị, chiếm tỷ lệ 5,77%. Trong đó, rối loạn tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,0%. Kết luận: Bệnh nhân gút điều trị nội trú chủ yếu được chỉ định sử dụng colchicin, meloxicam. Các phác đồ chủ yếu được sử dụng trong đơn trị liệu là paracetamol và colchicin, phác đồ đa trị chủ yếu sử dụng các thuốc colchicin, meloxicam và paracetamol. Tác dụng phụ của thuốc có tỷ lệ thấp với 5,77%.
ĐẶC ĐIỂM ĐỘC TÍNH THẬN TRÊN BỆNH NHÂN SỬ DỤNG VANCOMYCIN
Tập 62 Số 7 (2021) - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm độc tính trên thận của bệnh nhân sử dụng Vancomycin tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 100 hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 - 31/12/2020. Kết quả: Tỷ lệ phát sinh độc tính thận trong nghiên cứu là 24,0%. Trung vị thời gian khởi phát độc tính là 8 ngày, khoảng tứ phân vị là 4 -14 ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. Tỷ lệ xuất hiện độc tính thận ở các mức độ: nguy cơ, tổn thương và suy tương ứng là 54,2%, 29,2% và 16,6%. 33,3% số bệnh nhân xuất hiện độc tính thận có hồi phục độc tính với trung vị thời gian hồi phục độc tính là 5,2 (3,2 - 14,8) ngày sau khi kết thúc dùng thuốc. Kết luận: Tỷ lệ phát sinh độc tính thận trong nghiên cứu là 24,0%. Tỷ lệ xuất hiện độc tính thận ở các mức độ: nguy cơ, tổn thương và suy tương ứng là 54,2%, 29,2% và 16,6%. 33,3% số bệnh nhân xuất hiện độc tính thận có hồi phục độc tính.
#Vancomycin #độc tính thận.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ DƯỚI 1 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI VÀ BỆNH VIỆN NHI THANH HÓA
Tập 63 Số chuyên đề - 2022
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot ở trẻ em dưới 1 tuổi tạiBệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi tiến cứu trên 115 bệnh nhân tại Bệnh việnNhi Thanh Hóa và Bệnh viện Tim Hà Nội trong 3 năm.Kết quả: Tỷ lệ có tử vong sớm sau mổ, tai biến ngay sau mổ, mổ lại trong thời gian nằmviện và biến chứng sớm sau mổ lần lượt là 1,7%; 0,9%; 5,3% và 53,9%. SpO2 và phân loạisuy tim theo ROSS cải thiện đáng kể sau phẫu thuật. Chỉ có 1 bệnh nhân loạn nhịp được pháthiện tại thời điểm ra viện 1 tháng sau đó không còn triệu chứng này. Mức độ hở van ba látăng khi ra viện so với trước phẫu thuật. Mức độ hở phổi giảm nhẹ sau 1 tháng ra viện so vớikhi ra viện. Nhưng mức độ hở của van động mạch phổi và van ba lá đều không tăng đáng kểtheo thời gian. Chênh áp tối đa qua van động mạch phổi và giãn thất phải cũng cải thiện đángkể tại các thời điểm theo dõi so với trước phẫu thuật hoặc khi ra viện.Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật sửa toàn bộ tứ chứng Fallot đạt nhiều hiệuquả tích cực đối với trẻ em dưới 1 tuổi.
#Tứ chứng Fallot #sửa toàn bộ tứ chứng Fallot #trẻ em dưới 1 tuổi #trẻ em #kết quả điều trị #kết quả phẫu thuật.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT GHÉP THẬN CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM
Tập 64 Số 2 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn trong và sau phẫu thuật ghépthận của gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) so với giảm đau do bệnh nhân tự kiểm soát (PCA).Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật ghép thận theochương trình tại Trung tâm Gây mê hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức phân bốngẫu nhiên làm 2 nhóm can thiệp gây tê ESP và nhóm chứng PCA. Kết quả: Tuổi, chiều cao, cânnặng BMI, chẩn đoán, ASA, liều lượng thuốc và phương pháp gây mê không có sự khác biệt giữahai nhóm can thiệp ESP và không can thiệp ESP với p > 0.05. Nhóm ESP thời gian yêu cầu thuốcgiảm đau đầu tiên ở nhóm là 5,7 ± 2,45 giờ, dài hơn nhóm PCA đơn thuần 1.76 ±0,31 giờ. Lượngmorphin tiêu thụ 24 giờ của ESP 5,8 ± 3,5mg so với nhóm PCA đơn thuần: 13,3± 6.5mg p < 0,05.Điểm VAS khi nghỉ và vận động của nhóm được gây tê giảm có ý nghĩa thống kê. Kết luận: ESP làphương pháp giảm đau trong và sau mổ hiệu quả, giảm liều morphin, giảm lượng tiêu thụ morphin,khuyến cáo nên áp dụng để tăng cường hiệu quả giảm đau sau mổ.
#ESP #gây tê cơ dựng sống #giảm đau sau mổ #ghép thận.
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ GIAO TIẾP CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ: KHẢO SÁT TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2022
Tập 63 Số 3 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đánh giá của người bệnh về giao tiếp của nhân viên y tế tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2021 đến tháng 1 năm 2022. Mẫu nghiên cứu gồm 221 người bệnh được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát vấn với bộ công cụ Communication Assessment Tool.
Kết quả: Người bệnh đánh giá hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế ở mức Tốt, với điểm trung bình là 4,19 ± 0,37/5,0. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của người bệnh và điểm đánh giá giao tiếp (r = 0,10, p > 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa nhóm người bệnh nam và nữ (t = 0,29, df = 219, p > 0,05), nhóm người bệnh cư trú tại thành phố và nông thôn (t = -0,06, df = 219, p > 0,05), nhóm có trình độ học vấn khác nhau (F = 0,89, df = 2, t > 0,05), nhóm khám ở các chuyên khoa khác nhau (F = 2,67, df = 2, t > 0,05), nhóm khám lần đầu và khám từ lần thứ 2 trở lên (t = 0,03, df = 219, p > 0,05).
Kết luận và khuyến nghị: Năng lực giao tiếp của nhân viên y tế vẫn còn cần được cải thiện. Cần có nghiên cứu với mẫu nghiên cứu có tính đại diện hơn, xem xét vai trò của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá của người bệnh hơn trong tương lai.
#Giao tiếp; giao tiếp với người bệnh.