Tạp chí Y học Cộng đồng

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
41. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ ỨC CHẾ TẾ BÀO UNG THƯ TỪ SẢN PHẨM LÊN MEN CỦA QUẢ ĐIỀU (ANACARDIUM OCCIDENTALE L.) VÀ QUẢ NHÀU (MORINDA CITRIFOLIA L.)
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số 4 - Trang - 2024
Phùng Thị Kim Huệ, Đỗ Thị Thảo, Trần Văn Lộc, Nguyễn Công Danh, Trần Gia Hưng , Lương Minh Khang, Tô Tự Hiển, Nguyễn Tuấn Khôi, Lê Trí Viễn
Có khoảng 5.600.000 tấn quả điều bị bỏ đi mỗi năm tại địa phương (huyện IaGrai tỉnh Gia Lai).Ngoài việc có chứa đường, khoáng chất, quả điều còn có các hợp chất sinh hoá mang lại nhiều lợiích cho sức khỏe nhờ hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư,...Tương tự đối với quảnhàu, nhưng cả 2 loại quả này là sản phẩm thải, gây lãng phí lớn. Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác dụng hạ đường huyết, hoạt động chống tăngsinh tế bào ung thư từ sản phẩm lên men (NCF) được tạo thành từ quả điều và quả nhàu. Phương pháp: Với các phương pháp của Sivalingam (2013) để đo đường huyết, phương pháp củaMosmann (1983) để kiểm tra khả năng ức chế tế bào ung thư,… Kết quả: Kết quả cho thấy, một lượng đáng kể chất chống oxy hóa có trong sản phẩm lên men, cóthể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm hạ đường huyết và ức chế tế bào ung thư. Hơn nữa, NCF đãlàm giảm đáng kể lượng đường trong máu chuột, tăng hoạt động catalase ở gan chuột (p<0,05). Đặcbiệt hơn, NCF có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư gan và ung thư cổ tử cung (p<0,05). Kết luận: Những kết quả này nói lên rằng, cần tận dụng các loại sản phẩm đồng hoá của thực vậtđang bị lãng phí như quả điều và quả nhàu để chế biến thành những loại thức uống chức năng có tácdụng bảo vệ sức khoẻ cho con người.
#Bệnh tiểu đường #ung thư #sản phẩm lên men #NCF #quả điều và quả nhàu #anacardic acid
16. ĐẶC ĐIỂM NHIỄM AFLATOXIN B1 TRONG MỘT SỐ LOẠI GẠO, NGÔ, LẠC VÀ VỪNG TẠI HÀ NỘI NĂM 2022-2023
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số CĐ 5 - NCKH - Trang - 2024
Phan Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Văn Ba, Bùi Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Dương Thế Thịnh, Chu Đức Tiến
Mục tiêu: Mô tả thực trạng ô nhiễm Aflatoxin B1 trong các mẫu ngô, gạo, lạc và vừng tại Hà Nội năm 2022-2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu là các mẫu gạo, ngô, lạc và vừng tại quận Đống Đa và huyện Quốc Oai, Hà Nội, thời gian từ 01/2022- 3/2023.Kết quả: Nồng độ AFB1 trung bình trong 180 mẫu nghiên cứu là 2,86 ± 5,08 μg/kg, mức ô nhiễm cao nhất là 29,1 μg/kg, hàm lượng AFB1 trung bình của lạc và vừng là lớn nhất (4,43 μg/kg), sau đó đến ngô (3,74 μg/kg) và thấp nhất là gạo (1,25 μg/kg). Có 82 mẫu nhiễm AFB1(45,6%), 34 mẫu (31,7%) vượt quá giá trị tối đa cho phép. Trong đó, tỉ lệ lạc và vừng nhiễm AFB1 cao nhất (33/60 chiếm 55%), sau đó đến ngô và sản phẩm từ ngô (21/40 chiếm 52,5%) và thấp nhất là gạo và các sản phẩm chế biến từ gạo (28/80 chiếm 35%). Tỉ lệ mẫu vượt giá trị tối đa cho phép trong các mẫu thu thập tại quận Đống Đa là 26,7%, cao hơn so với các mẫu thu thập tại huyện Quốc Oai (11,1%).Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải thiết lập các hướng dẫn quản lý liên quan đến sự phổ biến của độc tố nấm mốc AFB1 trong thực phẩm của Hà Nội và giám sát thường xuyên các thực phẩm được tiêu thụ nhiều, đặc biệt là gạo và ngũ cốc.
#Ngũ cốc #Aflatoxin B1 #Độc tố vi nấm.
17.MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM SÁN LÁ GAN LỚN Ở NGƯỜI TẠI HAI TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2020-2022
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 66 Số CĐ1 - Trang - 2025
Trần Văn Hải, Trần Thanh Dương, Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan lớn ở người tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An giai đoạn 2020-2022. Đối tượng: Người dân tại 2 xã Phú Lâm, Tân Trường (thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và 2 xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ (thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích xác định các yếu tố liên quan được điều tra thông qua bộ câu hỏi. Kết quả: Tỷ lệ người dân có kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh qua xét nghiệm Ab-ELISA huyết thanh là 1,74%. Các yếu tố liên quan với nhiễm sán lá gan lớn ở người dân là: chưa nghe về bệnh sán lá gan lớn OR = 5,94 (CI95%: 1,81-19,47), sống ở gia đình không có hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh OR = 4,5 (CI95%: 2,29-8,85), thường xuyên ăn sống rau thủy sinh OR = 7,28 (CI95%: 3,47-15,26).
#Sán lá gan lớn ở người #yếu tố liên quan #Thanh Hóa #Nghệ An
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TĂNG TRIGLYCERID BẰNG INSULIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 66 Số CĐ1 - Trang - 2025
Nguyễn Ngọc Thái, Hoàng Công Lâm, Nguyễn Thị Ngọc
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bằng insulin trong bệnh nhân viêm tuỵ cấp tăng triglycerid tại Bệnh viện đa khoa Việt Đức 2/2022 – 11/2023. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 24 bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm tụy cấp tăng triglycerid nhập viện và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu -Bệnh viện đa khoa Việt Đức từ tháng 2/2022 đến tháng 11/2023. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 39,04 ± 9,5 tuổi. Lâm sàng: 100% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, bụng chướng 91.6%, bí trung đại tiến chiếm 41.6%. Cận lâm sàng: triglyceride máu cao với giá trị trung bình là 23,5±7,9, kết hợp với tăng cholesterol với giá trị trung bình là 14,4±7,1. Nồng độ đường máu cao với giá trị trung bình là 12,1±5,3. Điều trị: 62.5% bệnh nhân phải truyền insulin liều cao (0,1-0,2 UI/kg/h). Thời gian dùng insulin trung bình là 32 ± 17,7 giờ. Đa số bệnh nhân điều trị insulin trong vòng 24 giờ. Kết quả điều trị: không có bệnh nhân tử vong, khỏi là 87,5%. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp là đau bụng và tăng triglyceride, glucose máu. Điều trị bằng Insulin liều cao ở những bệnh nhân đái tháo đường. Điều trị kết hợp nhiều phương pháp: tối ưu hoá truyền dịch, kháng sinh, đặt sonde dạ dày.
#viêm tụy cấp #tăng triglycerid #insulin
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TRONG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY – CHÂN - MIỆNG TẠI XÃ TÚ NANG, HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA, NĂM 2021
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 4 (2021) - Trang - 2021
Vu Thai Son, Nguyen Thi Huong
Kiến thức, thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ là yếu tố quyết định trong công tác phòng chốngbệnh Tay – chân – miệng (TCM) cho trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được sử dụng đểđánh giá thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh TCM ở bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới5 tuổi xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Trong tổng số 944 đối tượng nghiên cứu, 73% cókiến thức đúng về đối tượng nguy cơ mắc bệnh, 84% biết về sự nguy hiểm của bệnh và 81,4% biết vềcác biện pháp phòng chống lây lan. Tuy nhiên, chỉ có 30,7% đối tượng có kiến thức đúng về chăm sóctrẻ mắc bệnh Tay – chân - miệng. Tỷ lệ sử dụng dung dịch sát khuẩn vệ sinh dồ dùng của trẻ thấp, chỉchiếm 13,1%. Thực hành đúng về các biện pháp xử trí khi trẻ mắc bệnh và phòng tránh lây nhiễm trongkhoảng 30,9-59,4%. Và hầu hết đối tượng nghiên cứu thực hành tốt vệ sinh môi trường (92,8%).
#Bệnh Tay - chân - miệng #bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi #kiến thức #thực hành.
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG NĂM 2019
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 5 (2021) - Trang - 2021
Nguyen Thi Huong, Tran Mai Anh, Tran Van Ngoc, Vu Thai Son, Tran Thi Thu Thuy
Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện II Lâm Đồng với quy mô 450 giường bệnh có nhiệm vụ giải quyết cấp cứu, khám, chữa bệnh phục vụ CB-CNV và nhân dân ở 3 huyện: Bảo Lộc, Đạ Huoai, Di Linh. Tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện II Lâm Đồng, bệnh nhân phải can thiệp các thủ thuật xâm lấn như đặt ống nội khí quản, thở máy nguy cơ mắc viêm phổi bệnh viện rất cao. Để ngăn người nguy cơ thì vệ sinh tay (VST) trong chăm sóc người bệnh là một yếu tố rất quan trọng.Nghiên cứu phân tích giải quyết vấn đề y tế công cộng thực tế tại Bệnh viện II Lâm Đồng hướng tới 2 mục tiêu chính: (1) Mô tả thực trạng vệ sinh tay thường qui của nhân viên khoa Hồi thức tích cực – chống độc, Bệnh viện II Lâm Đồng; (2) Đề xuất giải pháp tăng tỷ lệ vệ sinh tay của nhân viên khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện II Lâm Đồng.Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực – chống độc cao hơn so với bác sĩ, hộ lý, tỷ lệ nhân viên y tế thực hiện VST với dung dịch sát khuẩn tay nhanh (71,8%) cao hơn so với việc thực hiện rửa tay bằng xà phòng với nước (28,2%), kết quả khảo sát 20 nhân viên y tế cho thấy kiến thức về VST của nhân viên y tế tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc đạt yêu cầu về các kiến thức từ 60% trở lên.
#Vệ sinh tay #rửa tay thường quy #Bệnh viện II Lâm Đồng
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG PHÌ ĐẠI LỢI Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 63 Số 3 - Trang - 2022
Nguyễn Thị Hồng Minh, Đỗ Thị Thu Hương
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng của tình trạng phì đại lợi trên một nhóm người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán phì đại lợi. Các bệnh nhân này được đánh giá theo các tiêu chí: tính chất khu trú, vị trí phì đại lợi, vị trí phì đại lợi theo tương quan trước sau, mức độ phì đại lợi, tỷ lệ răng bị phì đại và mức độ tiêu xương. Kết quả: Tình trạng phì đại lợi gặp chủ yếu ở vùng răng trước (78,8%), đa số khu trú vùng nhú lợi (70,2%). Các trường hợp phì đại lợi chủ yếu là phì đại độ 3 (53,2%) với 72,3% bệnh nhân có tiêu xương ngang.
#Phì đại lợi.
39. TÁC DỤNG CỦA “BỔ DƯƠNG HOÀN NGŨ THANG” KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG THẦN KINH NGOẠI VI CHI DƯỚI TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 65 Số 4 - Trang - 2024
Trần Thị Lịch, Trần Thị Thu Vân
Đặt vấn đề: Biến chứng của đái tháo đường rất đa dạng, trong đó biến chứng thần kinh ngoại vi chidưới chiếm tỷ lệ cao. “Bổ dương hoàn ngũ thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả điềutrị tuy nhiên cần được nghiên cứu chứng minh. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trịbiến chứng thần kinh ngoại vi chi dưới do đái tháo đường type 2, đồng thời theo dõi tác dụng khôngmong muốn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng so sánh trước-sau điều trị, có đối chứngtrên 60 người bệnh được chia ngẫu nhiên vào hai nhóm. Nhóm nghiên cứu dùng Bổ dương hoàn ngũthang kết hợp xoa bóp bấm huyệt và Thioctic Acid; Nhóm đối chứng dùng Thioctic Acid. Liệu trình21 ngày. Chỉ tiêu đánh giá: triệu chứng cơ năng, thực thể, Y học cổ truyền, thang điểm VAS, Testsàng lọc của Vương quốc Anh (UKST), SF-36, chỉ số Glucose máu. Kết quả: Nhóm nghiên cứu cải thiện các triệu chứng cơ năng, thực thể và Y học cổ truyền tốt hơnNhóm đối chứng (p<0,05), giúp giảm điểm VAS, giảm điểm UKST, tăng điểm SF-36 (p<0,001), cảithiện chỉ số Glucose máu (p>0,05). Không có tác dụng phụ bất lợi. Kết luận: Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng cải thiện tốtcác triệu chứng cơ năng, thực thể và Y học cổ truyền, giúp giảm điểm VAS, giảm điểm UKST, tăngđiểm SF-36 (p<0,001) trên người bệnh biến chứng thần kinh ngoại vi chi dưới do đái tháo đườngtype 2 và an toàn trong thời gian nghiên cứu.
#Biến chứng thần kinh ngoại vi chi dưới #Bổ dương hoàn ngũ thang #xoa bóp bấm huyệt
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG PHÌ ĐẠI LỢI Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 63 Số 3 - 2022
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm nhận xét đặc điểm lâm sàng của tình trạng phì đại lợi trên một nhóm người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán phì đại lợi. Các bệnh nhân này được đánh giá theo các tiêu chí: tính chất khu trú, vị trí phì đại lợi, vị trí phì đại lợi theo tương quan trước sau, mức độ phì đại lợi, tỷ lệ răng bị phì đại và mức độ tiêu xương. Kết quả: Tình trạng phì đại lợi gặp chủ yếu ở vùng răng trước (78,8%), đa số khu trú vùng nhú lợi (70,2%). Các trường hợp phì đại lợi chủ yếu là phì đại độ 3 (53,2%) với 72,3% bệnh nhân có tiêu xương ngang.
#Phì đại lợi.
40. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA BỆNH NHÂN ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN Ở TUỔI THAI TỪ 17 ĐẾN 22 TUẦN BẰNG MISOPROSTOLE ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Đỗ Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thu Hà, Phan Thị Huyền Thương
Mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm xã hội học của bệnh nhân được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 154 sản phụ được đình chỉ thai nghén ở tuổi thai từ 17 đến 22 tuần bằng Misoprostole đơn thuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ trong nghiên cứu là 27,9 ± 7,0 tuổi, nhỏ nhất là 14 tuổi và lớn nhất là 50 tuổi. Phần lớn các sản phụ có trình độ văn hóa cao chiếm 63% và 30,5% là công viên chức với 66,9% đã kết hôn. ĐCTN bằng MSP đơn thuần áp dụng cho phần lớn sản phụ chưa có con hoặc có 1 con (64,9%), chưa nạo hút hoặc phá thai 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu do thai dị tật với (48,1%) với tuổi thai trung bình là 19,5 ± 1,6 tuổi, khá tương tự với tuổi thai trung bình của nhóm phá thai do nguyên nhân khác (19,6 ± 1,6 tuổi). Kết luận: Đa số sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là người trưởng thành (19 – 35 tuổi chiếm 74,7%), đã kết hôn (66,9%) và có trình độ văn hóa cao (63%). ĐCTN bằng MSP thường được chỉ định cho sản phụ chưa hoặc có 1 con (64,9%), nạo phá thai dưới 1 lần (90,3%). Nguyên nhân ĐCTN ở tuổi thai từ 17 – 22 tuần chủ yếu do dị tật (48,1%) và không có sự khác biệt và tuổi thai so với nhóm nguyên nhân khác.
#Đình chỉ thai nghén #Misoprostole đơn thuần #đặc điểm xã hội học.
Tổng số: 1,741   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10