Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
1859-4603
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Phân tích ảnh hưởng
Thông tin về tạp chí
Các bài báo tiêu biểu
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC LOÀI THỰC VẬT LÀM NƯỚC UỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN ĐẢO HÒN LAO, CÙ LAO CHÀM
Tập 4 Số 4 - Trang 6-10 - 2014
Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Hội An khoảng 18 km về phía Đông, có tọa độ địa lý 15°52’30” - 16°00’00” độ vĩ Bắc và 108°24’30” - 108°34’30” độ kinh Đông. Cù Lao Chàm có 8 đảo lớn nhỏ: trong đó đảo Hòn Lao có diện tích tự nhiên và diện tích rừng lón nhất. Theo thống kê của Lê Trần Chấn (2011) hệ thực vật đảo có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 342 loài có ích, được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Kiến thức bản địa của người dân địa phương trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về thành phần loài, cách thức chế biến và sử dụng các loài thực vật làm nước uống của cộng đồng cư dân Cù Lao Chàm. Từ đó đề xuất các biện pháp sử dụng an toàn và bền vững nguồn tài nguyên này.
#plant; drinks; Cu Lao Cham; resident; Hon Lao Island.
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) CỦA NHẬT BẢN Ở ẤN ĐỘ (1991-2011)
Tập 2 Số 1 - Trang 71-77 - 2012
Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ được thúc đẩy hơn nữa kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sau 20 năm, Nhật Bản trở thành quốc gia đứng đầu về viện trợ phát triển chính thức ODA và thứ 4 về đầu tư trực tiếp (FDI) ở Ấn Độ. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Ấn Độ chú trọng trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng. Chính bằng nguồn vốn FDI, Nhật Bản đã tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Ấn Độ. Triển vọng đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ được dự báo là rất lớn trong những thập niên tới. Bài viết nghiên cứu quá trình đầu tư FDI của Nhật Bản ở Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh lạnh và rút ra bài học về thu hút đầu tư FDI ở Việt Nam.
#.
ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠN ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC
Tập 7 Số 2 - Trang 63-67 - 2017
Đối với dân tộc Việt Nam, Phật giáo không chỉ là một tôn giáo mà còn là thành tố quan trọng góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc. Dưới thời vua Minh Mạng, cùng với sự phát triển trên nhiều phương diện, Phật giáo đã tạo nên những sản phẩm văn hóa mang nhiều giá trị, đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền văn hóa - nghệ thuật đương thời. Vì vậy, qua việc phân tích những giá trị đặc sắc của ngôi chùa, chuông chùa và tượng thờ thời Minh Mạng, bài viết sẽ cho thấy những đóng góp của Phật giáo giai đoạn này trên phương diện văn hóa - nghệ thuật; từ đó giúp chúng ta có nhận định đúng đắn về Phật giáo thời vua Minh Mạng trị vì, đồng thời góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát triển nền văn hóa - nghệ thuật dân tộc.
#Buddhism; culture; arts; Minh Mang; national.
FABRICATING EXPERIMENTAL EQUIPMENT FOR TESTING GAS LAWS FOR TEACHING AND LEARNING "IDEAL GAS" - GRADE 12 PHYSICS, NATIONAL HIGH SCHOOL PROGRAM 2018
Tập 11 Số 1 - Trang 72-78 - 2021
In this study, we fabricated the experimental equipment for testing gas laws, using eco-friendly and easy-to-find materials. The equipment was able to test, with relatively high accuracy (error less than 1%), the gas laws and demonstrate the state equation of ideal gases. The findings reveal that the equipment and similar experiments can be adopted for teachers’ modeling activities as well as students’ experiments, or teachers can guide their students to fabricate their own equipment as a STEM experience while teaching the topic “Ideal Gas” – Grade 12 Physics, the national high school program 2018.
#fabricate #testing experiment #gas laws #12 Physics #national high school program 2018
GIÁO DỤC KHOA CỬ QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG DƯỚI TRIỀU NGUYỄN QUA TƯ LIỆU VĂN BIA ĐỊA PHƯƠNG
Tập 5 Số 4B - Trang 48-53 - 2015
Quảng Nam - Đà Nẵng - vùng địa linh nhân kiệt, với truyền thống hiếu học lâu đời đã hun đúc biết bao người tài cho đất nước và địa phương, lưu tiếng thơm trong sử sách, đề tên trên bia đá trường tồn. Quảng Nam - Đà Nẵng là một trong những địa phương còn lưu lại nhiều bi kí liên quan đến giáo dục khoa cử dưới thời phong kiến. Những văn bản văn bia này vừa là tư liệu để nghiên cứu về giáo dục khoa cử Quảng Nam - Đà Nẵng vừa là di sản có giá trị làm gương soi cho hậu thế. Bài viết này sẽ trình bày những vấn đề giáo dục khoa cử của Quảng Nam - Đà Nẵng xưa qua nguồn tư liệu văn bia địa phương trên các phương diện: (1) Tình hình văn bia liên quan đến giáo dục khoa cử của Quảng Nam - Đà Nẵng; (2) Những nội dung biểu đạt về giáo dục khoa cử của Quảng Nam - Đà Nẵng được khắc ghi trong những văn bia này: vùng đất học truyền thống lâu đời, những quan niệm và sự quan tâm đến khuyến học, đội ngũ sĩ tử khoa hoạn… Kết quả nghiên cứu của bài viết này góp phần giúp người đọc hiểu hơn về giáo dục khoa cử của địa phương và đóng góp cho sự nghiệp khuyến học hiện nay để thế hệ trẻ càng tự hào về truyền thống “học trò đất Quảng”.
#Quang Nam - Da Nang; Quang Nam epitaph; exam-based education; tradition for competition exams; intelligentsia
GIÁ TRỊ TẠO HÌNH TRONG NGÔN NGỮ THƠ VÀ TRONG PHƯƠNG THỨC SO SÁNH TU TỪ
Tập 8 Số 4 - Trang 66-72 - 2018
Ngôn ngữ thơ giàu giá trị tạo hình, điều đó đã được khẳng định từ lâu trong phong cách học, lí luận văn học. Cụm từ giá trị tạo hình được nhiều nhà phê bình thơ nhắc đến trong quá trình bình giá. Bài viết này phân tích giá trị tạo hình trong ngôn ngữ thơ nói chung và trong phương thức so sánh tu từ nói riêng từ góc nhìn tương liên với nghệ thuật tạo hình. Thông qua việc giải mã cơ chế nảy sinh và tầm tác động của phương thức so sánh tu từ, bài báo góp phần kiến giải giá trị tạo hình của ngôn ngữ thơ dưới góc độ ngôn ngữ học.
#the language of poetry; value of visualization; association; visual art; comparative rhetoric.
THE ROLE OF HOI AN TO THE MARITIME SILK ROAD (FROM THE FIRST HALF OF 16TH CENTURY TO THE SECOND HALF OF 18TH CENTURY)
Tập 10 Số 2 - Trang 15-21 - 2020
The Maritime Silk Road is considered the beginning of all international maritime trade routes, not only in terms of trade; the Maritime Silk Road is also the foundation for human discoveries and understanding about geography, nature, politics and society of many parts of the world. Thanks to its significantly geopolitical and geo-cultural position; from a very early age, Hoi An trading port (Vietnam) has participated and played an important role on this arterial route. This article will focus on clarifying the birth as well as the role of Hoi An to the Maritime Silk Road from) early 16th century to the end of 18th century.
#The Silk Road; Role; Trade; Maritime trade; Hoi An.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Tập 4 Số 1 - Trang 100-105 - 2014
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học và các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là cần thiết. Với môn lịch sử, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lại càng cần thiết vì nó giúp giáo viên truyền tải nhiều nguồn tư liệu khác nhau để học sinh rút ra kiến thức cho mình và sử dụng nó một cách tích cực và sáng tạo. Nếu ứng dụng tốt, công nghệ thông tin góp phần đưa giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
#teaching; learning; information technology; history.
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Tập 10 Số 2 - Trang 1-6 - 2020
Mục tiêu của giáo dục Đại học không chỉ cung cấp kiến thức hàn lâm mà phải hình thành được năng lực nghề nghiệp cho người học. Công tác xã hội là một nghề thực hành trực tiếp với con người, đòi hỏi kĩ năng thực hành nghề nghiệp phải hoàn thiện hơn. Để phát triển kĩ năng, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng phương pháp ABCD để phát triển kĩ năng cho 66 sinh viên năm thứ 3 ngành Công tác xã hội. Thời gian thực nghiệm trong 45 ngày thực hành tại cộng đồng. So sánh kết quả giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cho thấy, mức độ thực hiện kĩ năng của nhóm đối chứng có điểm trung bình (x=2.53), nhóm thực nghiệm (x=2.92). Như vậy, việc ứng dụng phương pháp ABCD để phát triển kĩ năng thực hành công tác xã hội cho sinh viên đã đem lại hiệu quả.
#Key words: ABCD method; skill; practice; social work; student.
QUAN NIỆM “TÁC PHẨM GỞI TỚI NGƯỜI ĐỌC” TRONG LÍ LUẬN PHÊ BÌNH MIỀN NAM TỪ 1954 - 1975
Tập 6 Số 1 - Trang 20-27 - 2016
Từ năm 1954 đến 1975, do những điều kiện của lịch sử đất nước, văn học ở hai miền Nam Bắc có những phân hóa và khác biệt. So với miền Bắc, văn học miền Nam tiếp biến những ảnh hưởng ở cả hai mặt lí luận và thực tiễn của văn học Phương Tây sớm hơn. Đặc biệt, việc tiếp cận với Mĩ học tiếp nhận của trường phái Konstanz khiến vấn đề người đọc có chỗ đứng khá vững chãi trong lí luận phê bình miền Nam từ rất sớm. Người đọc được bàn đến trong lí luận về thể loại, được xem xét trong sự đối sánh với nhà văn và công việc viết lách... Dẫu vẫn chưa trở thành một hệ thống lí thuyết về tiếp nhận văn học như giai đoạn sau 1986 song, so với miền Bắc, lí luận phê bình về người đọc ở miền Nam đã đề cập sớm đến nhiều vấn đề cơ bản của mối quan hệ, tương tác giữa nhà văn – tác phẩm – bạn đọc, đặc biệt là quan niệm “tác phẩm gởi tới người đọc” (Trần Hữu Ngũ).
#Reception-Aesthetic; the reader; the literary criticism theory of the South; the relationship between the reader #the text #and the author; “the text to the reader”.