Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng

  1859-1531

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:
Multidisciplinary

Các bài báo tiêu biểu

Effects of soil inhomogeneity on seepage behavior within embankments
- Trang 1-4 - 2023
Koji Nakashima, Katsuyuki Kawai, Hideaki Yoshida
Heavy rain events that accompany recent climate change, have triggered disasters of embankment structures, such as road embankment and levee. Internal erosion, which is the migration of soil particles following seepage flow, causes inhomogeneity of the soil properties of the embankment. However, there are very few studies investigating the effects of soil inhomogeneities on the seepage behavior of groundwater within embankment. In this study, small-scale modelling tests were performed under repeated seepage flow histories. As a result, the groundwater table gradually increased in accordance with the number of seepage repetition. Modelling the fluctuation of permeability due to internal erosion following seepage flow was additionally performed using the soil/water/air coupled finite element analysis, and seepage behavior was investigated. In these analyses, the lower permeability of the toe of embankment was shown to possibly cause an increase in upward water pressure.
So sánh giải thuật điều khiển swing-up dựa vào phương pháp năng lượng và phương pháp hồi quy tuyến tính hóa cục bộ kết hợp năng lượng
- Trang 41-46 - 2023
Trần Minh Đức, Nguyễn Khánh Duy, Hà Phạm Trọng Phú, Trần Thanh Phong, Nguyễn Văn Đông Hải, Võ Minh Tài
Giải thuật điều khiển swing-up đối với hệ con lắc ngược quay (viết tắt là RIP) là một trong những chủ đề trọng tâm và có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực lý thuyết điều khiển tự động. Nhiệm vụ của bộ điều khiển (viết tắt là BDK) swing-up là đưa con lắc từ vị trí ban đầu về vị trí cân bằng mong muốn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ dựa trên nghiên cứu trước đó là BDK swing up năng lượng (viết tắt là EBM), sau đó phát triển BDK kết hợp với giải thuật hồi quy tuyến tính hóa cục bộ (PFL) tạo ra một BDK mới (viết tắt là CPFL-EBM) loại bỏ hạn chế từ BDK cũ. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã trình bày mô hình hóa toán học cho hệ RIP cũng như là phân tích và triển khai hai BDK swing-up lên đối tượng RIP với sự hỗ trợ của công cụ MATLAB/Simulink. Kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho thấy CPFL-EBM hoạt động tốt hơn EBM ở nhiều khía cạnh và giải quyết được điểm yếu của BDK này.
#Bộ điều khiển swing-up #Phương pháp hồi quy tuyến tính hóa cục bộ #Phương pháp năng lượng #Phương pháp kết hợp hồi quy tuyến tính hóa cục bộ #Con lắc ngược quay
Đánh giá vai trò của kho ngữ liệu đối với chất lượng dịch tự động Tiếng Việt
- Trang 47-50 - 2021
Nguyễn Văn Bình, Huỳnh Công Pháp
Chất lượng của các hệ thống dịch tự động tiếng Việt hiện nay vẫn còn thấp khi so sánh với chất lượng dịch của các cặp ngôn ngữ phổ biến khác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của mô hình dịch, trong đó có phương pháp dịch và kho ngữ liệu. Để xây dựng một hệ thống dịch có chất lượng tốt, cần sử dụng kho ngữ liệu tốt về chất lượng và có số lượng lớn. Bài báo này tiến hành nghiên cứu thực trạng của các kho ngữ liệu song ngữ tiếng Việt hiện nay và tổ chức xây dựng các hệ thống dịch Anh-Việt từ các kho ngữ liệu có kích thước khác nhau, sử dụng các phương pháp dịch khác nhau. Kết quả đánh giá chất lượng của các hệ thống dịch thu được cho thấy, khi sử dụng kho ngữ liệu có kích thước càng lớn thì chất lượng của hệ thống dịch càng tăng.
Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ nước / xi măng đến sự phát triển mô đun đàn hồi của bê tông nước biển và nước ngọt tại khu vực Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
- Trang 79-82 - 2018
Nguyễn Bá Thạch, Trương Hoài Chính
Để thấy được sự ảnh hưởng của tỷ lệ Nước/Xi măng (N/X) đến giá trị mô đun đàn hồi của bê tông, khi sử dụng hai loại nước là nước biển và nước ngọt tại thành phố Nha Trang để sản xuất bê tông; việc nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ N/X đến sự phát triển mô đun đàn hồi của bê tông theo thời gian được tiến hành để làm rõ mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng muối trong nước biển và tỷ lệ N/X ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển mô đun đàn hồi của bê tông. Cụ thể mô đun đàn hồi của bê tông sử dụng nước biển (cấp phối CP2) phát triển rất nhanh trong thời gian đầu (từ 3- 14 ngày), sau đó phát triển chậm dần so với sự phát triển mô đun đàn hồi của bê tông sử dụng nước máy (cấp phối CP1). Mô đun đàn hồi của bê tông CP1 liên tục phát triển theo thời gian, không bị suy thoái và với tỷ lệ N/X = 0,45 đạt giá trị cao nhất E = 29,42x104 daN/cm2.
#bê tông #mác bê tông #biến dạng co ngót #tỷ lệ N/X #Khí hậu Gia Lai
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo sử dụng nhóm thực vật green roof cho mục đích tái sinh nước thải sinh hoạt
- Trang 53-57 - 2018
Pham Thi Ngoc Hoa*
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm nguồn nước đang là mối quan tâm rất lớn ở nước ta, đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, công nghệ đất ngập nước sử dụng nhóm thực vật Green roof cho thấy được tiềm năng ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt khá cao. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng xử lý của 1 số loại thực vật GR (cây hoa mười giờ, cây dừa cạn và me đất hoa vàng) đối với nước thải sinh hoạt từ ký túc xá khá tốt. Trong đó, khả năng xử lý của mô hình trồng hoa mười giờ đạt hiệu quả tương đối cao và ổn định ở tải trọng 300 kgCOD/ha.ngày. Cụ thể, hiệu quả xử lý COD; tổng nitơ (TN); tổng photpho (TP); coliform trung bình lần lượt là 85,6% (20,0 ± 5,0 mg/L); 66,9% (12,0 ± 1,0 mg/L); 61% (2,5 ± 0,5 mg/L); 98,2% (180 CFU/100mL). Với giá trị nồng độ đầu ra đạt được từ tải trọng này, nước thải sau xử lý có thể sử dụng cho mục đích tái sinh với chất lượng nước tái sinh đạt trung bình và thấp
#đất ngập nước kiến tạo #mái nhà xanh #nước thải sinh hoạt #tái sử dụng nước #đất ngập nước trên mái nhà
Tổng hợp và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số dẫn xuất 2-aminothiazole
- Trang 97-101 - 2022
Phan Thị Hằng Nga, Phan Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Minh Xuân
Các dẫn xuất 2-aminothiazole đang thu hút sự quan tâm đáng kể về mặt sinh học khi được chứng minh có nhiều hoạt tính dược lý như kháng khuẩn, kháng nấm, kháng ký sinh trùng, kháng virus, kháng ung thư, kháng viêm, chống co giật. Trong nghiên cứu này, bốn dẫn xuất 2-aminothiazol-3-ium (5a-d) đã được tổng hợp từ một phản ứng mới giữa hợp chất 2-amino-4-phenylthiazole với các aldehyde thơm. Phương pháp tổng hợp trong nghiên cứu này là hình thành liên kết N-C bằng phản ứng ngưng tụ và phản ứng cộng nucleophile. Các hợp chất đã tổng hợp được xác định cấu trúc bởi phương pháp phổ (FT-IR, 1H-NMR, 13C-NMR và MS), và đánh giá in vitro hoạt tính kháng khuẩn chống lại các chủng vi khuẩn Bacillus cereus SH (Gram dương) và Escherichia coli SH (Gram âm). Kết quả đã chỉ ra rằng, hai dẫn xuất (5b) và (5c) là tác nhân kháng khuẩn tiềm năng với giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trong khoảng 3 - 12 μg / mL.
#2-aminothiazole #2-aminothiazol-3-ium #hoạt tính kháng khuẩn
Ứng dụng mô hình EGSB kết hợp anammox để xử lý nitơ trong nước rỉ rác cũ từ bãi chôn lấp Gò Cát-Tp Hồ Chí Minh
- 2016
Phan Thị Thanh Thủy; Đặng Đình Nô; Nguyễn Văn Việt
Ứng dụng mô hình EGSB (Expanded Granular Sludge Bed Reactor) kết hợp Anammox (anaerobic ammonia oxidation) để xử lý nitơ trong nước rỉ rác cũ từ bãi chôn lấp gò cát-Tp Hồ Chí Minh được thực hiện với mục đích tăng tải trọng xử lý nitơ và xác định các đặc tính của bùn gây ảnh hưởng đến hiệu quả. Mô hình EGSB được vận hành với các tải trọng nitơ đầu vào là 0.5; 1.0; 2.0; 3.0 và 4.0 kg N/m3.ngày. Điều kiện vận hành bao gồm: pH = 6.5-7.2; DO<1.0 mgO2/l; HRT (Hydraulic retention time) = 9 giờ. Sau một thời gian vận hành thí nghiệm với tải trọng nitơ đầu vào là 4.0 kg N/m3.ngày, hiệu quả loại bỏ nitơ đã đạt được là 63.75%. Mô hình cho thấy hiệu quả loại bỏ nitrit và ammonia rất lần lượt là 73 ± 0.1% và 69 ± 0.19%. Hơn nữa MLSS (Nồng độ chất rắn lơ lửng hòa tan) tăng nhanh chóng từ 5500 mg/L đến 13880 mg/L trong vòng 120 ngày. Kết quả cho thấy mô hình EGSB có khả năng đạt được tải trọng loại bỏ nitơ cao trong thời gian ngắn.
Ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn phân tích hệ số động lực của cầu dầm bê tông cốt thép dưới tác dụng của tải trọng xe thay đổi
- Trang 87-91 - 2022
Nguyễn Xuân Toản, Nguyễn Thị Kim Loan
Bài báo giới thiệu một số kết quả phân tích hệ số động lực (HSĐL) của chuyển vị trong cầu dầm bê tông cốt thép dưới tác dụng của tải trọng xe thay đổi. Ứng xử của kết cấu cầu-xe được phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn. Mô hình số được áp dụng vào phân tích cho cầu Sông Quy thuộc đoạn đường bộ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Việt Nam với loại xe ba trục có tải trọng thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tải trọng xe thay đổi, HSĐL của cầu dầm tăng đáng kể khi so sánh với giá trị trong quy trình thiết kế cầu hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của bài báo giúp hỗ trợ thêm thông tin trong quá trình phân tích thiết kế và kiểm tra an toàn khi khai thác công trình cầu.
#Hệ số động lực (HSĐL) #Phương pháp phần tử hữu hạn #tải trọng xe thay đổi #cầu Sông Quy
An investigation into morphological and semantic features of conversion words denoting human body parts in English and Vietnamese business news
- Trang 63-67 - 2021
Le Kim Tien, Nguyen Huu Quy
In this research, the author has applied descriptive along with contrastive analysis methods to investigate morphological and semantic features and pointed out the morphological and semantic differences of conversion words denoting human body parts in English and Vietnamese business news. Specifically, the online newspapers are Vietnam news, CNN, VnEconomy and Vnexpress; the author also used qualitative approach to collect the data. This study aims to examine two linguistic features as well as explore the differences of  features of conversion words denoting human body parts in English and Vietnamese business news based on the contrastive analysis of 50 English and 50 Vietnamese conversion words. The article proposes the particular identification and meanings of conversion words denoting human body parts in English and Vietnamese business news so that it helps Vietnamese learners and translators efficiently use conversion words in learning as well as translating.
Ảnh hưởng của lượng không khí cấp vào đến nồng độ CO trong quá trình hóa khí mùn cưa
- Trang 50-57 - 2017
Trần Thanh Sơn
Biomass nói chung và mùn cưa nói riêng là một trong những nguồn năng lượng tái tạo rất có tiềm năng ở Việt Nam và đã, đang được nghiên cứu mạnh. Một trong các công nghệ hứa hẹn sử dụng biomass là quá trình hóa khí trong lớp sôi nhằm thay thế các dạng nhiên liệu hóa thạch khác như dầu và khí tự nhiên sử dụng trong công nghiệp. Bài báo này phân tích ảnh hưởng lưu lượng không khí cấp vào đến hàm lượng CO trong khí tạo thành trong quá trình hóa khí mùn cưa tầng sôi. Thiết bị hóa khí được thiết kế với công suất tối đa là 40 kg mùn cưa/h. Trong các thí nghiệm này, lưu lượng mùn cưa cấp vào được giữ cố định ở 40 kg/h và lưu lượng không khí cấp vào thay đổi từ 16.8 m3/h (10%) đến 67.2 m3/h (40%). Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng khi tăng lượng khí cấp vào từ 10% đến 40% thì nồng độ CO trong khí tạo thành tăng lên từ 12.8% đến 16.5%. Ngoài ra, ngọn lửa tạo thành khi đốt khí tạo thành cũng sáng và xanh hơn.
#mùn cưa #biomass #hóa khí #tầng sôi #nồng độ CO