Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
Giải pháp đo đạc và đền bù các lỗi định vị cho các thiết bị bàn xoay hai trục
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, các trung tâm gia công CNC đang được ứng dụng ngày càng nhiều và dần thay thế các máy công cụ truyền thống. Do đó, việc mở rộng khả năng công nghệ cũng như nâng cao chất lượng gia công của các máy CNC đang thu hút được rất nhiều sự chú ý. Trong đó, các thiết bị bàn xoay 2 trục luôn được xem là lựa chọn hàng đầu nhờ giá thành rẻ, dễ tích hợp với các trung tâm CNC 2, 3 trục và các máy công cụ truyền thống. Tuy nhiên, các lỗi hình học tồn tại trong các thiết bị này là nguyên nhan chính dẫn đến sự không chính xác trong quá trình gia công, đặc biệt là thành phần lỗi định vị. Trong nghiên cứu này, các tác giả hướng đến việc thiết lập một quy trình đo đạc và đền bù các lỗi định vị cho bàn xoay 2 trục phổ biến nhất (A,C) bằng máy đo CMM. Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng độ chính xác của thiết bị được thử nghiệm được nâng cao hơn 50%.
#Trung tâm gia công CNC #; bàn xoay 2 trục #lỗi hình học #lỗi định vị #máy đo CMM
Anomaly Detection Using Prediction Error with Spatio-Temporal Convolutional LSTM
In this paper, we propose a novel method for video anomaly detection motivated by an existing architecture for sequence-to-sequence prediction and reconstruction using a spatio-temporal convolutional Long Short-Term Memory (convLSTM). As in previous work on anomaly detection, anomalies arise as spatially localised failures in reconstruction or prediction. In experiments with five benchmark datasets, we show that using prediction gives superior performance to using reconstruction. We also compare performance with different length input/output sequences. Overall, our results using prediction are comparable with the state of the art on the benchmark datasets.
Nghiên cứu biến tính xốp melamine formaldehyde bằng graphene ứng dụng làm vật liệu hấp thu dầu
Melamine formaldehyde (MF) là loại vật liệu chống cháy và bền với ẩm của môi trường. Trong những năm gần đây, xốp MF được phát triển để tạo ra vật liệu hấp thu dầu từ nước vì nó có tỷ lệ thể tích / trọng lượng cao. Trong nghiên cứu này, xốp MF được tạo ra bằng chiếu xạ vi sóng nhựa MF tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Xốp MF có cấu trúc lỗ hở với đường kính lỗ trung bình khoảng 350 m, khối lượng riêng biểu kiến khoảng 25 kg m-3 và độ xốp khoảng 98%. Xốp MF thu được sau đó được biến tính bằng graphene để chuyển tính chất bề mặt từ ưa nước sang kỵ nước theo phương pháp nhúng đơn giản. Khả năng hấp thu dầu của xốp MF tẩm graphene đã được khảo sát thông qua các chất lỏng hữu cơ phổ biến như: benzen, chloroform, dầu động cơ và dầu thô. Kết quả cho thấy xốp MF tẩm graphene thể hiện khả năng hấp thu cao (15-61 g/g) đối với các chất lỏng hữu cơ và cao hơn 2,2-4,5 lần so với vật liệu thương mại đi từ sợi polypropylene.
#Nhựa melamine formaldehyde #xốp MF #graphene #vật liệu hấp thu dầu
Đánh giá chất lượng nước mặt trên hệ thống các sông rạch chính khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ứng với quy hoạch khu công nghiệp và phát triển dân cư
Thành phố Hố Chí Minh có hệ thống kênh rạch dày đặc, tuy nhiên, phần lớn kênh rạch này đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ sinh hoạt cũng như các khu công nghiệp/ khu chế xuất. Bài báo này tập trung đánh giá chất lượng nước mặt trên hệ thống các sông rạch chính khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ứng với quy hoạch khu công nghiệp và phát triển dân cư bằng mô hình MIKE 11 Ecolab. Kết quả cho thấy: khi hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp và phát triển dân cư thì nồng độ BOD và COD tăng lên tại 5 hệ thống kênh rạch: Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hoá – Lò Gốm, kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ, kênh Bến Nghé, kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật. Trong khi đó, nồng độ BOD và COD tăng nhưng không đáng kể tại các sông lớn như Sài Gòn, Đồng Nai và Nhà Bè
#Diễn biến chất lượng nước #sông rạch chính khu vực Thành phố Hồ Chí Minh #quy hoạch khu công nghiệp #phát triển dân cư #sông Sài Gòn
Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng Đà Nẵng
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Mobile banking nói riêng là định hướng và xu thế tất yếu của các ngân hàng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Mobile banking đã mang đã mang lại những lợi ích đáng kể cho khách hàng như sự thuận tiện, nhanh chóng và chính xác của giao dịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng, dịch vụ này vẫn chưa nhận được sự quan tâm và sử dụng rộng rãi của khách hàng. Trong phạm vi bài báo này, nhóm tác giả sử dụng mô hình UTAUT làm nền tảng lý thuyết và đề xuất thêm yếu tố “Sự tin cậy cảm nhận” cùng với các nhân tố “Hiệu quả mong đợi”, “Nỗ lực mong đợi”, “Ảnh hưởng của xã hội”, Các điều kiện thuận tiện” để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng tại Đà Nẵng.
#Mobile banking #ngân hàng điện tử #mô hình UTAUT #ý định sử dụng #Đà Nẵng
THERMOGRAVIMETRIC ANALYSIS OF RICE HUSK AND SAWDUST FILLED POLYOLEFIN MATRIX COMPOSITES
The thermal behaviour of bio-fillers and bio-filler/polyolefin composites were studied with thermogravimetric analysis. The thermal analysis of the fillers showed rice husk has thermal resistance comparing to sawdust. In the air atmosphere, the main peak of rice husk degradation shifted to lower temperature values compared to that in nitrogen atmosphere. The residues of rice husk at 700oC in the air atmosphere were lower than that in nitrogen atmosphere. Moreover, the effects of filler type and loading as well as polymer matrix type and modification on the thermal properties of the three composite systems including rice husk/polypropylene composite, rice husk/polyethylene composite and sawdust/polyethylene composite were evaluated. It was found that the thermal stability of the composites decreased with increase of filler loading from 30 wt% to 50 wt%. However, the thermal stability and degradation temperature of the composites with compatibilizers were slightly higher than those of the composites without compatibilizers.
Ứng dụng bộ lọc Kalman mở rộng điều khiển không cảm biến động cơ đồng bộ từ trở tốc độ cao
Bài báo trình bày phương pháp điều khiển không cảm biến động cơ đồng bộ từ trở tốc độ cao. Phần đầu của bài báo sẽ trình bày vắn tắt mô hình của động cơ đồng bộ từ trở trong không gian trạng thái và các phương pháp điều khiển không sử dụng cảm biến tốc độ. Sau đó chúng tôi áp dụng bộ lọc Kalman mở rộng để ước lượng vị trí và tốc độ của động cơ đồng bộ từ trở tốc độ cao. Các phương trình của bộ lọc Kalman mở rộng được xây dựng trên hệ tọa độ từ thông rô to đồng bộ, do đó có thể dễ dàng áp dụng đối với động cơ đồng bộ từ trở. Điều khiển động cơ tốc độ cao thường yêu cầu thời gian lấy mẫu là rất ngắn. Vì vậy với bộ lọc Kalman mở rộng truyền thống thì yêu cầu một khối lượng tính toán lớn. Để giảm khối lượng tính toán, chúng tôi đề xuất một bộ lọc Kalman mở rộng dựa trên mô hình ngược của động cơ, nhằm giảm tối thiểu các biến trạng thái ước lượng
#động cơ đồng bộ từ trở #tốc độ cao #điều khiển không cảm biến #bộ lọc Kalman mở rộng #mô phỏng
NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT TỪ VỰNG TRONG CÁC BÀI ĐỌC HIỂU IELTS
Đặt chuẩn đầu tiên năm 1989, IELTS là một bài kiểm tra bốn kĩ năng, được thiết kế để kiểm tra khả năng tiếng Anh của những người không nói tiếng Anh Trong những thập niên gần đây, phần “các phương tiện liên kết về từ vựng” trong bài đọc hiểu IELTS đã thu hút sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng (Morris et al. [8], Fabiana [5], He [6]).. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này hiện vẫn chưa được đề cập nhiều. Bài viết này trình bày các phương tiện liên kết từ vựng trích dẫn hjtừ 26 bài đọc hiểu phần 1 của các bài luyện tập đọc hiểu bằng tiếng Anh trong 5 cuốn sách của nhà xuất bản Đại học Cambridge (26 IERPs). Mục đích của bài viết là nghiên cứu và phân tích các phương tiện liên kết từ vựng của Halliday và Hasan[7] và Riemer [10] nhằm trả lời các dạng câu hỏi khác nhau trong phần đọc của bài thi đọc hiểu IELTS. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để làm bài thi đọc hiểu IELTS tốt hơn.
#IELTS #bài đọc #các phương tiện liên kết từ vựng #các dạng câu hỏi #sự liên kết
MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT
Trong ngôn ngữ học, so sánh ngôn ngữ Việt với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đã được một số nhà ngôn ngữ trong nước và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu, trong các ngôn ngữ thiểu số đó có tiếng Êđê. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt và Êđê cho đến nay vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ và còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Tiếng Êđê thuộc ngữ hệ Malayo-Polynesien, có quan hệ với nhiều ngôn ngữ Nam Đảo lục địa và cũng như tiếng Việt, tiếng Êđê thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Mặc dù được xếp vào loại hình ngôn ngữ đơn lập nhưng tiếng Êđê cũng có những nét khu biệt. Để làm rõ vấn đề này, bài báo sẽ tìm hiểu một số điểm khác biệt giữa tiếng Êđê và tiếng Việt trên bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Mô hình hóa các lò hồ quang điện phục vụ cho việc nghiên cứu sự nhấp nháy điện áp và sóng hài
Điện áp nhấp nháy và sóng hài là các vấn đề về chất lượng điện năng được đưa vào hệ thống điện bởi hành vi ngẫu nhiên và phi tuyến khi hoạt động của lò hồ quang. Các nhà sản xuất thép lo lắng về các hiệu ứng này và cố gắng thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tối thiểu chúng. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình lò hồ quang để thể hiện các tình huống hoạt động khác nhau của nó là cần thiết. Trong bài báo này, tác giả thực hiện ba mô hình mô phỏng hồ quang khác nhau dưới Matlab Simulink. Kết quả mô phỏng cũng sẽ được giới thiệu và so sánh. Tác giả cũng giới thiệu việc nghiên cứu độ nhấp nháy điện áp và đề xuất một cách nghiên cứu khác cho vấn đề này. Kết quả phân tích, thảo luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nằm ở phần cuối của bài báo này.
#lò hồ quang điện #sóng hài #độ nhấp nháy điện áp #mô hình hóa #Matlab Simulink
Tổng số: 3,330
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10