Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên

  1859-4611

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  Trường Đại học Tây Nguyên

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐỒNG
Tập 15 Số 49 - 2021
Hương Phan Thị Xuân
Cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công là chính sách quan trọng củaChính phủ nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại và hội nhập.Bài báo này nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chấtlượng dịch vụ hành chính công tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Dữliệu nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chuyên gia và 210 phiếu khảo sát của người dân sửdụng dịch vụ công với 27 biến quan sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng thông quaphép thống kê, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến sựhài lòng cửa người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công được xếp theo thứ tự từ cao đến thấpnhư sau: (1) thái độ phục vụ; (2) quy trình thủ tục hành chính; (3) công khai minh bạch; (4) sự tin cậy;(5) cơ sở vật chất; và (6) năng lực phục vụ. Từ kết quả nghiên cứu, 6 nhóm kiến nghị được đưa ra nhằmnâng cao sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công tại Văn phòng Ủy ban nhândân thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
#Sự hài lòng #chất lượng dịch vụ #hành chính công #TP. Bảo Lộc
ỨNG DỤNG QGIS DỰ BÁO NGUY CƠ HẠN KHÍ TƯỢNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
Tập 15 Số 50 - 2021
H’Net Nay, Anh Nguyễn Công Tài, Sang Nguyễn Ngọc, Quyên Nguyễn Thị Ngọc, Dũng Nguyễn Tiến, Huyên Nguyễn Trí
Hạn hán là một hiện tượng khí hậu cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người vì nó liên quan đến nguồn lương thực, thực phẩm từ cây trồng và vật nuôi. Bằng phương pháp nội suy chỉ số chuẩn hóa lượng mưa trong môi trường làm việc của phần mềm mã nguồn mở QGIS, nghiên cứu đã phân vùng và dự báo được nguy cơ hạn khí tượng trên địa bàn huyện Ea Súp. Kết quả, hạn xuất hiện vào tháng III, V, VIII với mức độ nhẹ đến trung bình trong năm 2020; Dự báo đến năm 2030 và 2040 theo các kịch bản biến đổi khí hậu, hạn khí tượng có xu hướng xảy ra vào các tháng đầu mùa mưa làm cho mùa khô kéo dài hơn (tháng V-VIII) với mức độ nhẹ đến trung bình và một số diện tích nhỏ có ngưỡng bình thường trên địa bàn nghiên cứu. Bản đồ phân vùng và cảnh báo nguy cơ hạn khí tượng hy vọng là tài liệu tham chiếu cho chính quyền địa phương có những kế hoạch thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
#Ea Súp #chỉ số SPI #hạn khí tượng #biến đổi khí hậu #dự báo
Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
Tập 16 Số 57 - 2022
Hùng Thái Quang
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tự tử. Sinh viên là đối tượng dễ mắc trầm cảm do chịu nhiều áp lực từ môi trường đại học. Tuy nhiên rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ở sinh viên còn ít được đề cập ở trường Đại học Tây Nguyên. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên một mẫu ngẫu nhiên gồm 775 sinh viên đang theo học các ngành Y đa khoa, Sư phạm, Ngoại ngữ và Kinh tế. Các sinh viên được đánh giá rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan thông qua bộ câu hỏi tự điền DASS-21. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở sinh viên là 48,4% (KTC95%: 44,9%-51,9%). Trong đó 39,9% có các rối loạn trầm cảm ở mức nhẹ hoặc vừa, và 8,5% ở mức độ nặng hoặc rất nặng. Những yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm là người dân tộc thiểu số, tính cách hướng nội, ít tham gia các hội đoàn, câu lạc bộ, áp lực học tập, điểm trung bình tích lũy < 2,5, định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp không rõ ràng. Cần có những giải pháp hỗ trợ từ nhà trường, gia đình, xã hội và tự thân sinh viên để giảm thiểu những hệ quả do rối loạn trầm cảm.
#trầm cảm #sinh viên #trường Đại học Tây Nguyên #DASS-21 #depression #student #university
Mô hình bệnh tật và tình hình điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021
Tập 16 Số 56 - 2022
Thị Huyền Trang Tăng, Thị Mơ Lê, Ngọc Liễu Phạm
Mục tiêu: Khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang và hồi cứu, sử dụng dữ bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk từ 01/01/2021 đến 31/12/2021. Đặc điểm của mô hình bệnh tật được mô tả dựa vào phân nhóm theo Danh mục phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ liên quan lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới (ICD-10). Kết quả: Nhóm bệnh của hệ Thần kinh (53,4%) và nhóm bệnh của hệ Cơ xương khớp (36,4%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Mười chứng bệnh thường gặp: Liệt nửa người, Đau dây thần kinh tọa, Bệnh đám rối thần kinh cánh tay, Đau lưng, Di chứng bệnh mạch máu não, Đau vùng cổ gáy, Liệt mềm tứ chi, Liệt Bell, Thoái hóa khớp gối. Điều trị kết hợp Y học hiện đại với Y học cổ truyền chiếm tỷ lệ cao (78,8%) và cho hiệu quả tốt (Khỏi 83,6 %; đỡ 11,7%). Kết luận: Nhóm bệnh của hệ Thần kinh và nhóm bệnh của hệ cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất, phương pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất là kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại cho hiệu quả cao, cần chủ động lập kế hoạch giường bệnh, nguồn lực, để cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người bệnh.
#Mô hình bệnh tật #điều trị #Y học cổ truyền #Đắk Lắk #Disease model #treatment #traditional medicine #Dak Lak
TUYỂN CHỌN NẤM KÝ SINH TRÊN RỆP SÁP GÂY HẠI RỄ CÀ PHÊ TẠI CƯ M’GAR
Tập 15 Số 50 - 2021
Anh Ngô Văn, Chung Đỗ Văn, Dương Nguyễn Đại, Bốn Nguyễn Văn, Hoa Đào Thị Lan
Trong nghiên cứu này, các chủng nấm ký sinh côn trùng được thu từ 20 côn trùng bị nấm ký sinh từ nhiều vườn cà phê vối tại huyện Cư M’gar. Kết quả đã phân lập được 13 chủng nấm thuộc 04 chi Beauveria, Cordyceps, Metarhizium và Paecilomyces. Trong đó, chủng nấm BB3 có hiệu lực phòng trừ rệp sáp hại rễ Pseudococcus spp cao hơn so với các chủng còn lại (hiệu lực phòng là 85,37%). Kết quả thực nghiệm cho thấy chủng nấm BB3 có khả năng sinh bào tử nhiều nhất trong môi trường SDAY3, pH= 6,5, ở nhiệt độ phòng (27oC). Tại môi trường Czapek-chintin chủng nấm BB3 cho hoạt tính chitinase cao nhất (đường kính vòng phân giải chitin là đạt 1,52 cm). Dựa vào kết quả giải trình tự và phân tích gen 28S rRNA, BB3 được định danh và xác định là Cordyceps takaomontana. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh chủng nấm BB3 có triển vọng trong phòng trừ rệp sáp và tiềm năng trong sản xuất enzyme chitinase có hoạt lực cao.
#Cordyceps takaomontana #Nấm ký sinh côn trùng
Trở ngại tâm lý về nhận thức trong giao tiếp với bệnh nhân của sinh viên khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên khi thực hành lâm sàng
Tập 17 Số 58 - 2023
Thu Hường Vũ Thị, Thị Lan Anh Vũ
Thực hành lâm sàng có vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng và bác sĩ Đa khoa. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học lâm sàng, trong đó có thể là do sinh viên gặp phải những trở ngại về mặt tâm lý trong giao tiếp với bệnh nhân. Giao tiếp là kĩ năng quan trọng khởi đầu cho quá trình tạo mối quan hệ chuyên môn với bệnh nhân. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là một trong những rào cản ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giao tiếp của sinh viên y trong các mối quan hệ, cũng như kết quả học tập tại cơ sở y tế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở đối tượng nghiên cứu đã thực hiện từ 01/2022 đến 9/2022. Chúng tôi đã sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn để thu thập các thông tin cần thiết thông qua phỏng vấn trực tiếp tất cả sinh viên năm thứ 3 đã thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Trong tổng số 450 sinh viên được đưa vào nghiên cứu thì tỷ lệ sinh viên thường xuyên gặp phải trở ngại tâm lý nhất là: 27,3% nhìn nhận thấp về bản thân và thiếu tự tin; 23,3% bị động, lúng túng, không biết trả lời bệnh nhân liên quan đến kiến thức chuyên ngành hạn chế; 16,7% sinh viên ngại tiếp xúc với bệnh nhân; 16,2% chưa biết cách khuyến khích, thuyết phục bệnh nhân. Rào cản tâm lý đã khiến cho 57% “bị bệnh nhân từ chối tiếp xúc, không hợp tác”; 50% “không khai thác được hoặc khai thác không đầy đủ các thông tin cần thiết từ bệnh nhân” và 54% “không đạt được kết quả thực hành lâm sàng như mong muốn. Việc khắc phục những trở ngại này kịp thời và giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp và học tập lâm sàng cho sinh viên là vô cùng quan trọng.
#Trở ngại tâm lý #giao tiếp #sinh viên #thực hành lâm sàng #Psychological obstacles #communication #medical students #clinical pracce
Ảnh hưởng của hai chủng vi khuẩn vùng rễ Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 và Enterobacter mori RDL3B74 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa tím trong điều kiện nhà màng
Tập 17 Số 58 - 2023
Thị Hương Cẩm Nguyễn, Ngọc Duyên Trần, Thị Huế Trần, Thanh Tân Trần, Minh Quang Nguyễn, Thị Kiều An Đỗ, Thị Thu Uyên Lê, Hữu Hưng Nguyễn, Văn Huấn Trần, Văn Trọng Nguyễn, Thị Biên Thùy Trần, Văn Nam Nguyễn
Hai chủng vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 và Enterobacter mori RDL3B74 được phân lập từ đất vùng rễ cây lúa tím trồng tại tỉnh Đắk Lắk sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa tím VH1 trong điều kiện nhà màng. Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), một yếu tố, 3 lần nhắc lại. Kết quả ghi nhận, cả hai chủng vi khuẩn nghiên cứu đã làm tăng khả năng tích lũy đạm, phospho trong lá cây lúa. Giai đoạn trổ bông, hàm lượng N% trong lá tăng khoảng 11,18 - 40,08%; hàm lượng P% trong lá tăng từ 22,22 - 82,61% so với công thức đối chứng. Sau 4 tháng chủng nhiễm vi khuẩn, sinh trưởng, phát triển của giống lúa VH1 ở những công thức có chủng các vi khuẩn này cũng tốt hơn: chiều cao cây tăng 4,79 - 19,62%; số lá tăng 6,70 - 23,85%; khối lượng cây tươi tăng 4,04 - 13,64%; chiều dài bông lúa tăng 11,90 - 19,53%; số bông/m2 tăng 8,49 - 22,01%; số hạt/bông tăng 4,56 - 23,64%; tỷ lệ hạt chắc tăng 0,70 - 14,15% và khối lượng 1.000 hạt tăng 1,23 - 5,53%. Do đó, năng suất của cây lúa tím thí nghiệm chủng nhiễm vi khuẩn đạt đến 86,38 tạ/ha, gấp từ 1,23 - 1,71 lần so với ở các công thức đối chứng. Kết quả cho thấy, vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 là chủng vi khuẩn vùng rễ tiềm năng có thể xem xét sử dụng trong việc nghiên cứu sản xuất phân sinh học ứng dụng trong canh tác lúa bền vững.
#lúa tím #nhà màng #Stenotrophomonas maltophilia RDL1B41 #Enterobacter mori RDL3B74 #purple rice #plastic-house conditions
Giọng điệu trong truyện ngắn của một số tác giả nữ Việt Nam đương đại
Tập 16 Số 57 - 2022
Lệ Thanh Trần Thị
Giọng điệu được xem là hiện thân của cảm xúc, thái độ thể hiện trong tác phẩm mà giai điệu của nó gồm ba phương diện chính: thái độ của người viết đối với chủ thể, với người đọc và với chính bản thân. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại được xét đến như một nhân tố quan trọng ghi dấu sự thành công của dòng văn học này. Qua khảo sát truyện ngắn của một số cây bút nữ tiêu biểu như Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ và một số tác giả khác, bước đầu bài báo nhận diện các kiểu giọng điệu được người viết lựa chọn sử dụng: giọng trữ tình tha thiết; giọng triết lí - suy ngẫm, tranh biện; giọng khinh bạc - xót xa; giọng hài hước, châm biếm. Qua giọng điệu nghệ thuật, người đọc hiểu sâu sắc hơn về cảm xúc, sự chiêm nghiệm và thái độ sống của các cây bút nữ.
#giọng điệu #truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại #tone #contemporary female Vietnamese short story
Thực trạng năng lực biên đạo chất liệu múa dân gian dân tộc Việt của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Tây Nguyên
Tập 16 Số 57 - 2022
lệ Trần, Trang Đinh
Bài viết đề cập đến thực trạng năng lực biên đạo chất liệu múa dân tộc Việt (NLBĐCLM) của sinh viên (SV) ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Tây Nguyên. NLBDCLM được điều tra trên biểu hiện mặt nhận thức và mặt hành động. Kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức và hành động của SV về BĐCLM lần lượt ở mức rất thấp và mức thấp. Có sự tương quan giữa mặt nhận thức và hành động ở mức trung bình. Các yếu tố ảnh hưởng đến NLBĐCLM chủ yếu thuộc về phương pháp giảng dạy của giảng viên (GV) và sự tích cực rèn luyện của SV.
#năng lực biên đạo múa dân tộc Việt #sinh viên ngành giáo dục mầm non #Đại học Tây Nguyên #Vietnamese traditional choreography #students majoring in preschool education #Tay Nguyen University
Phân vùng và dự báo nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện biến đổi khí hậu
Tập 17 Số 59 - 2023
Hồ Đình Bảo, Quyên Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Công Tài Anh
Sạt lở đất là một trong những hiện tượng thiên tai bất thường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của nhiều địa phương, trong đó có huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Bằng phương pháp tích hợp GIS và AHP, bản đồ phân vùng sạt lở đất huyện Krông Bông đã được xây dựng dựa trên các yếu tố thành phần cơ giới, độ dốc, thành phần thạch học, thảm phủ và lượng mưa. Kết quả, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất chủ yếu ở các khu vực độ dốc cao, lượng mưa lớn, thành phần cơ giới và thành phần thạch học kết cấu lỏng lẻo, chiếm 4,45% trong diện tích nghiên cứu; vùng có nguy cơ xảy ra tập trung ở các khu vực gần các tuyến đường giao thông, độ dốc 8 - 15o, thành phần cơ giới và thạch học là sự xen kẽ của các lớp cuội, sạn, cát, sét gắn kết yếu, lượng mưa 2.000 - 2.500mm, chiếm 65,67% trong phạm vi nghiên cứu; vùng ít có nguy cơ chiếm diện tích 29,88%, tập trung chủ yếu nơi có độ dốc bé, lượng mưa trung bình thấp. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu RCP 4.5, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất có sự thay đổi so với năm 2021, khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao tăng lên 17.368 ha khi lượng mưa có xu hướng tăng và tập trung ở phía Đông của huyện Krông Bông; khu vực có nguy cơ sạt lở chiếm diện tích lớn vào năm dự báo với 70,33% diện tích tự nhiên, tăng 5.855,42 ha; khu vực có nguy cơ sạt lở đất thấp giảm 23.223,92 ha, tập trung nhiều ở xã Khuê Ngọc Điền. Trên cơ sở bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất năm hiện trạng 2021 và năm dự báo 2045, các giải pháp chủ động phòng tránh sạt lở đất được đề xuất chính là thực hiện đồng thời các giải pháp công trình, phi công trình và sự phối hợp giữa cơ quan ban ngành các cấp và người dân địa phương trong công tác phòng chống thiên tai.
#Sạt lở đất #GIS #AHP #huyện Krông Bông #Biến đổi khí hậu