Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Thị Thủy Trịnh, Thị Nhung Đặng
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện nhưng cũng kéo theo sự gia tăng lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được những kết quả nhất định, môi trường ngày càng được cải thiện, nhiều dự án đang tiếp tục được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Rác thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, công tác vận chuyển và xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu, các chính sách và quy định chưa đầy đủ, nhận thức của hộ gia đình về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, bài viết phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
#Pháp luật #quản lý #chất thải rắn sinh hoạt #Đắk Lắk
Đánh giá khả năng nhiễm nấm bệnh và tuyến trùng của một số giống hồ tiêu trong điều kiện nhà lưới
Duyên Ngô Đăng, Thị Phượng Trần, Thị Nguyệt Quế Trang
Nghiên cứu được tiến hành trên năm giống hồ tiêu bao gồm giống hồ tiêu Vĩnh Linh, giống hồ tiêu Ấn Độ, giống hồ tiêu Trâu, giống hồ tiêu Lộc Ninh và giống hồ tiêu Sẻ với mục tiêu là khảo nghiệm, đánh giá giống hồ tiêu có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng trong điều kiện nhà lưới, trồng trên đất nhiễm bệnh và bổ sung nguồn bệnh. Thử nghiệm trong nhà lưới cho thấy so với giống hồ tiêu Sẻ, mật độ nấm bệnh trong đất trồng hồ tiêu Vĩnh Linh giảm 65,7%, mật độ tuyến trùng đất giảm 53%, tuyến trùng trong rễ giảm 37,5%; mật độ nấm bệnh trong đất trồng tiêu Trâu giảm 55%, mật độ tuyến trùng đất giảm 43%, tuyến trùng trong rễ giảm 33%. Kết quả đánh giá tốc độ tăng trưởng của các giống hồ tiêu cũng cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu tăng trưởng nhanh gấp 2,34 lần và 2,46 lần so với giống hồ tiêu Sẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu là hai giống hồ tiêu đạt tiêu chí đã đề ra (tỷ lệ bệnh dưới 30%, tỷ lệ chết dưới 10%, mật độ nấm bệnh và tuyến trùng giảm trên 50%), hai giống hồ tiêu này có khả năng chống chịu nấm bệnh và tuyến trùng tốt hơn so với các giống hồ tiêu còn lại, tốc độ tăng trưởng tốt. Từ kết quả này, giống hồ tiêu Vĩnh Linh và giống hồ tiêu Trâu được lựa chọn đề xuất đưa ra trồng thử nghiệm trên quy mô đồng ruộng.
#giống hồ tiêu #nấm bệnh #tuyến trùng
Đánh giá sự hài lòng về thực hiện chính sách của nhà nước đối với người có công ở tỉnh Đắk Lắk
Thủy Trương Văn, Vy Phạm Thảo, Anh Phạm Phương
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự hài lòng của người có công về việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở Pháp lệnh 02 và các mô hình nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đã kế thừa, xây dựng các giả thuyết, đề xuất sáu yếu tố tác động đến sự hài lòng của người có công ở tỉnh Đắk Lắk đối với chính sách của Nhà nước, gồm: Trợ cấp hàng tháng; Bảo hiểm y tế; Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Hỗ trợ cải thiện nhà ở; Vay vốn ưu đãi và Ưu tiên tuyển sinh, tạo việc làm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến với kết quả chỉ ra rằng yếu tố Trợ cấp hàng tháng và Điều dưỡng phục hồi sức khỏe có ảnh hưởng lớn hơn đến Sự hài lòng của người có công, các yếu tố Hỗ trợ cải thiện nhà ở, Ưu tiên tuyển sinh, tạo việc làm, Bảo hiểm y tế, Vay vốn ưu đãi ảnh hưởng không đáng kể. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách của Nhà nước và nâng cao chất lượng sống của người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
#Sự hài lòng #người có công #chính sách người có công #Đắk Lắk
Thái độ, kỹ năng và ý định sử dụng internet thời kỳ hậu COVID-19: nghiên cứu so sánh giữa nam và nữ tại Tây Nguyên
Hà Thái Thanh, Trúc Nguyễn Thanh Trúc, Ninh Dương Văn, Sáu Tôn Đức
Nghiên cứu này được thực hiện tại khu vực Tây Nguyên từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023. Trước tiên, khung nghiên cứu đã được đưa ra dựa trên tổng quan tài liệu trong lĩnh vực nghiên cứu. Với phiếu khảo sát được thiết kế trên nền tảng Google-Form, nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng phỏng vấn, dữ liệu có được từ hiện trường đã được xử lý từ trang tính Google Sheet và phần mềm phân tích thống kê SPSS. Có 327 phản hồi thông tin thu thập được từ các cá nhân đang sống và làm việc tại khu vực Tây Nguyên được sử dụng phân tích số liệu cho nghiên cứu với tỷ lệ phản hồi khảo sát hiện trường đến 97%. Phương pháp nghiên cứu dựa vào kiểm định thống kê Chi-square và so sánh trị số trung bình mean kiểm định mẫu độc lập t-test được thực hiện để nhận dạng sự khác biệt về giới đối với các biến số trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Kết quả cho thấy đã có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ đang sinh sống và làm việc tại Tây Nguyên về thái độ internet, kỹ năng internet và ý định sử dụng internet thời kỳ hậu COVID-19 với các mức ý nghĩa thống kê khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị và đề xuất được đưa ra nhằm hiện thực hóa ý định sử dụng internet thời kỳ hậu dịch bệnh, và thu hẹp khoảng cách số mà cụ thể là thái độ internet và kỹ năng internet của người dân tại khu vực Tây Nguyên.
#Giới tính #Thái độ Internet #Kỹ năng Internet #Tây Nguyên
Thực trạng thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở tỉnh Đắk Lắk
Trinh Vương Vũ, Xuân Hòa Ao, Thị Thu Vân Đặng, Thị Minh Phương Nguyễn, Trinh Nữ Vũ
Bài viết sử dụng số liệu thứ cấp, từ kết quả rà soát hộ nghèo năm 2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025 được quy định tại Nghị định số 07/2021 của Chính phủ, để so sánh tỷ lệ các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở thành thị và nông thôn, cũng như mô tả các nguyên nhân nghèo dựa trên phân nhóm hộ nghèo. Kết quả cho thấy, hộ nghèo phần lớn ở nông thôn (chiếm 94,97%), hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (hơn 65%). Về các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ chỉ số thiếu hụt nhiều nhất ở thành thị là “bảo hiểm y tế”, ở nông thôn là “nhà tiêu hợp vệ sinh”. Chỉ số “tình trạng đi học của trẻ em” có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất ở nông thôn, trong khi ở thành thị là “phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin”. Các nguyên nhân nghèo của tỉnh phần lớn do không có đất và vốn sản xuất. Giải pháp đề xuất là ưu tiên các chính sách hỗ trợ đối với chỉ số có tỷ lệ hộ thiếu hụt còn cao của từng khu vực. Đồng thời, cần tăng cường giải quyết các nguyên nhân nghèo chủ yếu trên địa bàn tỉnh liên quan tới thiếu đất (ở thành thị) và vốn sản xuất (ở nông thôn).
#Chỉ số thiếu hụt #dịch vụ xã hội cơ bản #hộ nghèo #tỉnh Đắk Lắk
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÂN VẬT NAM GIỚI TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI
Thanh Trần Thị Lệ
Trần Thùy Mai là nhà văn có sức viết bền bỉ. Nghệ thuật lựa chọn, xây dựng nhân vật là một trong những thành công nổi bật của cây bút này. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhân vật nam giới của nhà văn Trần Thùy Mai, chúng tôi tiến hành khảo sát một số tập truyện ngắn của tác giả xuất bản từ 1994 tới nay. Qua khảo sát, phân tích, so sánh, bài báo khái quát mẫu nhân vật nam giới với hai đặc điểm nổi bật: nhân vật chung tình, cô đơn; nhân vật có khả năng vượt thoát nghịch cảnh, nuôi dưỡng khát vọng sốngtốt đẹp. Bài báo góp phần nhận diện đặc điểm nội tâm, hành vi, phẩm chất của nhân vật; nghệ thuật xây dựng nhân vật, chiều sâu tư tưởng và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn – một gương mặt tiêu biểu của văn học nữ Việt Nam đương đại.
#Trần Thùy Mai #nhân vật nam giới #truyện ngắn
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 trường THPT thực hành Cao Nguyên
Hà Lương Văn
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng học tập phân môn Làm văn, trong đó đi sâu tìm hiểu thực trạng viết đoạn văn nghị luận xã hội của học sinh lớp 12 - Trường THPT Thực hành Cao Nguyên. Trên cơ sở đó, bài báo sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội sao cho hiệu quả cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
#kỹ năng #nghị luận xã hội #đoạn văn #học sinh #skills #social discourse #passages #students
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối ngành kỹ thuật về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang
Thị Xuân Hương Phan, Dương Trần Thị Thùy
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên khối ngành kỹ thuật về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xây dựng và đánh giá thang đo. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích hồi quy đa biến, phân tích ANOVA được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS 22.0 với số lượng mẫu là 500 sinh viên đang theo học các ngành kỹ thuật tại Trường Đại học Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với 5 nhân tố được đưa vào khảo sát, chỉ có 4 nhân tố tác động đến sự hài lòng, gồm: (1) Chương trình đào tạo (β = 0,785); (2) Năng lực giảng viên (β = 0,303); (3) Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (β = 0,094) và (4) Các hoạt động hỗ trợ hành chính (β = -0,065). Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giúp cải thiện sự hài lòng của sinh viên. 
#sinh viên #sự hài lòng #chất lượng đào tạo #khối ngành kỹ thuật #Trường Đại học Nha Trang
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHYT HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI
Tiên Nguyễn Thị Kim, Điệp Nguyễn Thị Hoàng
Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, vì vậy rất cần sự ủng hộ của toàn xã hộiđể thực hiện tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về BHYT. Trong bối cảnh giá dịch vụkhám chữa bệnh ngày càng tăng cao, BHYT hộ gia đình là sự lựa chọn tối ưu đối với mọi người vì chiphí khám chữa bệnh sẽ được hỗ trợ khi gặp rủi ro sức khỏe và mức phí sẽ giảm đối với gia đình có nhiềungười tham gia. Tuy nhiên, tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai vẫn còn 27,5% người dân chưa tham giaBHYT. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 170 hộ gia đình tại thành phố Pleiku. Kết quảmô hình hồi quy nhị phân trong phần mềm STATA 14.0 cho thấy có 08 biến tác động có ý nghĩa thốngkê đến quyết định tham gia BHYT hộ gia đình của người dân tại thành phố Pleiku bao gồm: kinh doanh,hôn nhân, niềm tin, tuyên truyền, khả năng chi trả, thu nhập, số lần khám chữa bệnh ngoại trú, tuổi. Từnhững kết quả trên, các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao số người tham gia BHYT hộ gia đìnhtrong thời gian sắp tới bao gồm chăm sóc tốt khách hàng tiềm năng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vàmở rộng sự hợp tác cơ quan bảo hiểm và chính quyền địa phương.
#BHYT #hộ gia đình #hồi quy nhị phân #thành phố Pleiku
Hiệu quả của một số biện pháp quản lý cỏ dại trong vườn cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản tại Đắk Lắk
Thị Kiều An Đỗ
Cà phê vối là một trong những loại cây trồng chủ lực tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung. Sự cạnh tranh của cỏ dại trong quá trình sinh trưởng và phát triển là một trong những yếu tố hạn chế làm chậm quá trình trưởng thành của cây cà phê và có thể làm giảm 24 - 92% năng suất của cây cà phê. Tuy nhiên, nếu được quản lý tốt, cỏ dại có thể góp phần bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất trồng, tăng đa dạng sinh học, giúp cây cà phê vối sinh trưởng và phát triển bền vững. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả quản lý cỏ của một số biện pháp phòng trừ cỏ và đánh giá ảnh hưởng của những biện pháp này đến hóa tính đất trồng và sinh trưởng của cây cà phê vối giai đoạn kiến thiết cơ bản. Một thí nghiệm gồm 6 công thức (CT1: đối chứng, không làm cỏ; CT2: phát cỏ cách gốc 5 - 10 cm định kỳ 30 ngày/lần + che phủ mặt đất bằng thân xác cỏ; CT3: trồng lạc dại + làm cỏ 30 NSTN; CT4: trồng đậu xanh + làm cỏ 30 NSTN; CT5: trồng ngô + làm cỏ 30 NSTN; CT6: phun thuốc trừ cỏ Amet super 80WP (Ametryn 800 g/kg), 3 kg/ha), 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đã được thực hiện trong vườn cà phê vối năm thứ hai trồng trên đất đỏ bazan tại Đắk Lắk. Kết quả thí nghiệm cho thấy tại thời điểm 90 NSTN, biện pháp phát cỏ cách gốc 5 - 10 cm định kỳ 30 ngày/lần + che phủ mặt đất bằng thân xác cỏ (CT2) tuy hiệu quả quản lý cỏ không đạt cao nhất (chỉ 67,9%) nhưng lại có ảnh hưởng tốt nhất đến hóa tính đất trồng (pHKCl, OM%, N%, Ndt và P2O5dt) và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây cà phê (đường kính gốc, số cặp cành cơ bản, chiều dài cành và số đốt/cành). Trong thời gian tới, cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá tác động lâu dài của biện pháp này đến năng suất, chất lượng của cà phê nhân và đến sức khỏe của đất trồng.
#cà phê vối #Đắk Lắk #hiệu quả quản lý cỏ dại #hóa tính đất #kiến thiết cơ bản #sinh trưởng
Tổng số: 240   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10