TNU Journal of Science and Technology

  2615-9562

 

 

Cơ quản chủ quản:  Đại học Thái Nguyên

Lĩnh vực:
Multidisciplinary

Các bài báo tiêu biểu

NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN
Tập 227 Số 09 - Trang 316 - 321 - 2022
Nguyễn Thị Thương Huyền
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu quan niệm của người học về hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong việc cải thiện kỹ năng nói cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.  Nghiên cứu thực nghiệm bao gồm hai nhóm, nhóm áp dụng dạy học dự án và nhóm dạy theo phương pháp truyền thống. Phần mềm phân tích số liệu thống kê, phiên bản 20 được áp dụng để phân tích các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, T-tests và các hệ số tương quan của đề tài. Sau sáu tuần học tập, nghiên cứu tìm ra rằng có sự cải thiện tích cực trong việc sử dụng phương pháp dạy học dự án để cải thiện kỹ năng nói cho sinh viên, đặc biệt thông qua các tiêu chí như độ trôi chảy, phát âm, từvựng và ngữ pháp. Qua đó, nghiên cứu đề xuất việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong lớp học, đặc biệt trong việc học kỹ năng nói cho sinh viên.
#Project Based Learning (PBL) #Speaking skill #Improving #Effectiveness #Students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DƯỢC LIỆU HOÀNG LIÊN, HOÀNG BÁ
Tập 207 Số 14 - Trang 79-83 - 2019
Nguyễn Thị Thu Huyền, Đinh Phương Liên, Khương Nguyễn Lưu Ly, Nguyễn Viết Thân
Hoàng liên và Hoàng bá dễ dàng được phân biệt bằng cảm quan khi còn nguyên vẹn nhưng khi chúng bị nghiền thành bột thì việc phân biệt gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phận biệt dược liệu Hoàng liên, Hoàng bá bằng phương pháp hiển vi và hóa học. Nghiên cứu đã mô tả đặc điểm cảm quan, đặc điểm giải phẫu, hiển vi bột và định tính sơ bộ thành phần hóa học của dược liệu Hoàng bá, Hoàng liên. Các đặc điểm này tương ứng với các đặc điểm đã được mô tả trong Dược điển Việt Nam V. Dựa vào kết quả nghiên cứu có thể phân biệt hai mẫu nghiên cứu dựa vào đặc điểm hiển vi, hóa học. Đặc biệt khi nghiền hai dược liệu này thành bột vẫn có phân biệt được dựa vào tế bào chứa chất nhày của dược liệu Hoàng bá.
#Hoàng liên #Hoàng bá #Hiển vi #Hóa học #Phân biệt.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Tập 226 Số 10 - Trang 178-186 - 2021
Phạm Châu Thùy, Nguyễn Thị Minh
Nghiên cứu thực hiện điều tra, khảo sát và đo đạc các thông số môi trường không khí khu vực các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng yên, nhằm mục đích đánh giá thực trạng môi trường và xử lý phân gà trong quá trình chăn nuôi trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường cho các cơ sở chăn nuôi. Kết quả cho thấy, quy mô chăn nuôi gà trên địa bàn huyện chủ yếu từ mức trung bình (1000-4000 con) đến lớn (>4000 con), với hình thức nuôi nhốt chuồng hoàn toàn chiếm 82,5% và nuôi trên nền đệm lót trấu chiếm 87,5%. Lượng phân thải trên toàn huyện là tương đối lớn (30 tấn/ngày). Kết quả đo đạc các thông số bụi, TVOC, NH 3 và H 2 S cho thấy, bụi PM 2.5 là thông số đáng lo ngại nhất, vượt QCVN:05-2013 từ 2-3 lần, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người chăn nuôi. Cần quy hoạch và xây dựng khu xử lý phân gà tập trung, sản xuất phân gà thành phân bón sinh học nhằm sử dụng phân gà một cách an toàn, hiệu quả nhất, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và các dịch bệnh khác.
#Chăn nuôi gà #Phân gà #Khí gây mùi #Bụi PM2.5 #Bụi PM10
ỨNG DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS): KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Tập 167 Số 07 - Trang 205-210 - 2017
Nguyễn Thị Kim Huyền
Dựa trên các Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) kết hợp vận dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Tài chính đã tiến hành xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), đánh dấu sự ra đời của 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1 vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 và đến ngày 28 tháng 12 năm 2005 là sự ra đời của 4 chuẩn mực kế toán cuối cùng. Cho tới nay, tại Việt Nam, đã và đang áp dụng 26 chuẩn mực kế toán, xét về thực tế, VAS nói chung, VAS21 – Trình bày báo cáo tài chính nói riêng chưa thực sự “hòa hợp” với IAS, trong đó có IFRS. Bài viết này nhằm đề cập đến một số kinh nghiệm ứng dụng IFRS ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
#Vietnam Accounting Standards (VAS) #International Accounting Standards (IAS) #International Financial Reporting Stadards (IFRS).
CHÊNH LỆCH THU NHẬP THEO GIỚI TÍNH: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG TẠI VIỆT NAM
Tập 191 Số 15 - Trang 93-98 - 2018
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Ngân
Bài viết nhằm phân tích các nghiên cứu về chênh lệch thu nhập theo giới tính và tìm hiểu thực trạng vấn đề này tại Việt Nam. Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra nhiều yếu tố tác động đến sự chênh lệch, bao gồm yếu tố trình độ giáo dục, kỹ năng hay đặc điểm giới tính, địa điểm khảo sát. Thực trạng bất bình đẳng giới nói chung và chênh lệch thu nhập theo giới tính nói riêng ở Việt Nam cho thấy đã có sự cải thiện tích cực đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự khác biệt thu nhập theo giới tính giữa các ngành kinh tế và vùng miền.
#Income gap #gender #inequality #influenced factors #Vietnam
ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG INDIGOTIN CÓ TRONG BỘT CHÀM THU TỪ HAI LOÀI THỰC VẬT PHÂN BỐ TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Tập 229 Số 09 - Trang 329-335 - 2024
Nguyễn Văn Ngọc, Võ Văn Nghĩa, Lê Trúc Linh, Hoàng Thị Bình
Loài chàm muồng ( Indigofera cassioides Rottl. ex Bl.) và chàm bụi ( Indigofera suffruticosa Mill.) là hai loài thực vật cho bột chàm phân bố nhiều ở khu vực Lâm Đồng. Trong đó, bột chàm mang màu chàm có nguồn gốc tự nhiên đã được con người sử dụng từ rất lâu đời để làm chất nhuộm và làm thuốc điều trị một số bệnh v.v… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá hiệu suất tách chiết bột chàm và hàm lượng indigotin (indigotin tạo nên màu xanh chàm cho bột chàm) từ hai loài chàm này trên thế giới. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu suất tách chiết bột chàm và hàm lượng indigotin có trong bột chàm và mẫu chàm tươi của Indigofera cassioides và  Indigofera suffruticosa phân bố ở Lâm Đồng. Bột chàm của hai loài này thu được bằng cách sử dụng phương pháp chiết ngâm. Hàm lượng indigotin trong bột chàm và trong mẫu chàm tươi được định lượng bằng phương pháp đo quang phổ thực hiện trên máy quang phổ (UV-VIS) JASCO V-730. Kết quả cho thấy hiệu suất tách chiết và thu bột chàm từ hai loài này là 4,61 ± 0,30% đối với mẫu chàm muồng tươi và 4,23 ± 0,92% đối với mẫu chàm bụi tươi. Hàm lượng indigotin trong bột chàm muồng là 2,83 ± 0,467% và trong bột chàm bụi là 8,80 ± 2,12, tương ứng với hàm lượng indigotin trong mẫu chàm muồng và chàm bụi tươi lần lượt là 0,13 ± 0,02% và 0,37±0,09%.
#Bột chàm #Indigotin #Indigofera cassioides #Indigofera suffruticosa #Lâm Đồng
THIẾT KẾ TÀI LIỆU BỔ TRỢ KĨ NĂNG VIẾT CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Tập 188 Số 12/3 - Trang 33-38 - 2018
Nguyễn Quỳnh Trang, Dương Công Đạt
Trong bốn kĩ năng, có thể nói rằng kĩ năng viết là khó nhất và phức tạp nhất. Nó không những là kĩ năng được kiểm tra trong các bài thi ngôn ngữ, mà còn là kĩ năng người học cần có và thể hiện được trong học tập. Với sinh viên trường Đại học Y dược Thái Nguyên, kĩ năng viết thể hiện trong rất nhiều thể loại như viết báo cáo trong các hội thảo trong nước và quốc tế, viết thư, viết sổ ghi nhớ, viết thư điện tử. Vì vậy, giảng viên cần tập trung vào việc giúpđỡ sinh viên nâng cao và phát triển kĩ năng viết sớm nhất có thể. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học định tính. Bảng khảo sát được tiến hành với 67 sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y dược Thái Nguyên để kiểm tra kĩ năng viết, và phân tích các lỗi trong văn viết. Bên cạnh đó, quan sát và phỏng vấn giúp cho tác giả thu thập thêm các thông tin, chứng cứ. Dựa trên kết quả phân tích, tác giả đề xuất chương trình Viết bổ trợ để đáp ứng nâng cao khả năng viết của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y dược Thái Nguyên.
#writing #writing errors #error correction #writing activities #TUMP #Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THẢM THỰC VẬT THỨ SINH TẠI XÃ KỲ THƯỢNG, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
Tập 197 Số 04 - Trang 3-8 - 2019
Trần Thị Vân, Lê Ngọc Công
Kết quả nghiên cứu các thảm thực vật thứ sinh (thảm cỏ thấp, thảm cây bụi, rừng thứ sinh) tại xã Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) đã ghi nhận một số đặc điểm cơ bản về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc phân tầng tương đối phong phú và đa dạng. Trong đó thảm cây bụi có số loài nhiều nhất (229 loài), sau đó là rừng thứ sinh (213 loài), thấp nhất là thảm cỏ thấp (44 loài). Cả ba kiểu thảm thực vật đều có 5 nhóm dạng sống, trong đó nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ từ 43,18% - 90,6%, thấp nhất là nhóm cây chồi ẩn (Cr) chỉ từ 2,28% - 3,29%. Rừng thứ sinh có cấu trúc phân tầng phức tạp nhất (gồm 2 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi), thảm cây bụi có 3 tầng (tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng thảm tươi), cấu trúc đơn giản nhất là thảm cỏ thấp chỉ có 2 tầng (tầng cây bụi nhỏ và tầng cỏ).
#Grass #shrub vegetation #secondary forests #life form #Ky Thuong commune
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ AMONI TRONG NƯỚC CỦA VẬT LIỆU TỔ HỢP Fe3O4/ZnO
Tập 229 Số 10 - Trang 84 - 91 - 2024
Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thanh Nam, Phạm Quang Huy, Đỗ Thủy Tiên
Trong nghiên cứu này, vật liệu tổ hợp giữa Fe 3 O 4 và ZnO (Fe 3 O 4 /ZnO) đã được tổng hợp bằng phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ amoni trong dung dịch nước. Đặc điểm bề mặt của vật liệu Fe 3 O 4 /ZnO được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR). Các thí nghiệm hàng loạt đã được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của pH dung dịch, hàm lượng vật liệu hấp phụ, thời gian tiếp xúc và nồng độ amoni ban đầu đến khả năng hấp phụ amoni của Fe 3 O 4 /ZnO. Kết quả chỉ ra rằng vật liệu Fe 3 O 4 /ZnO có khả năng hấp phụ amoni nhờ lực hút tĩnh điện và các nhóm chức trên bề mặt vật liệu tổ hợp. Dung lượng hấp phụ amoni cực đại của Fe 3 O 4 /ZnO đạt 39,37 mg/g ở nồng độ amoni ban đầu là 20 mg/L, pH = 7, hàm lượng vật liệu hấp phụ là 1 g/L và thời gian tiếp xúc là 20 phút. Thử nghiệm ban đầu sử dụng vật liệu tổ hợp Fe 3 O 4 /ZnO để xử lý amoni trong nước thải sinh hoạt cho thấy hiệu quả xử lý khá khả quan. Vật liệu tổ hợp Fe 3 O 4 /ZnO hứa hẹn sẽ là một vật liệu có khả năng xử lý khá tốt amoni trong nước.
#Fe3O4/ZnO #Amoni #Hấp phụ #Vật liệu tổ hợp #Nước thải
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SAU NHIỄM COVID – 19 Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Tập 228 Số 13 - Trang 11-18 - 2023
Hoàng Thị Huế, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Phượng, Đỗ Thái Sơn
Covid-19 và tình trạng hậu Covid-19 ở trẻ em hiện đang là một vấn đề sức khoẻ cần tiếp tục nghiên cứu. Tổn thương cơ quan thường gặp nhất do Covid-19 gây ra là phổi. Chúng tôi thiết kế một nghiên cứu cắt ngang, nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ sau nhiễm Covid-19 trong thời gian 3 tháng tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022. Nghiên cứu trên 103 trẻ đủ tiêu chuẩn cho kết quả nhóm trẻ từ 1-5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 72,8%, tỷ lệ nam/nữ = 1,5/1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh viêm phổi sau nhiễm Covid-19 là ho (98,1%), khò khè (96,1%), ran ở phổi (95,1%), sốt (66,0%); ngoài ra các triệu chứng ngoài cơ quan hô hấp cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, như: biếng ăn (79,6%), rối loạn giấc ngủ (51,5%), thiếu máu (20%), tiêu chảy (12,6%). Tình trạng dinh dưỡng bao gồm cả suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì đều làm tăng mức độ viêm phổi nặng và tổn thương hình ảnh trên phim Xquang ngực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Việc sử dụng kháng sinh trước khi đến viện cho thấy không làm giảm mức độ viêm phổi nặng cũng như tình trạng phải sử dụng nhiều liệu trình điều trị tại bệnh viện.
#Viêm phổi #Covid-19 #Hậu Covid-19 #Trẻ em #Thái Nguyên