
Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam
2354-1334
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú về chất lượng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Đồng Nai năm 2022
Tập 49 Số 2 - Trang 57-62 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Đồng Nai năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 165 người bệnh nội trú tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ tháng 7/2022 đến tháng 8/2022.
Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 58,2 ± 13,7 tuổi. Nhìn chung, mức độ hài lòng là rất cao, cụ thể người bệnh đánh giá sự hài lòng ở mức rất tốt (89,9%) và tốt (10,0%). Điểm hài lòng chung đạt 4,77 điểm, bao gồm: thái độ ứng xử (4,89 điểm), cung cấp dịch vụ (4,81 điểm), tính minh bạch thông tin (4,77 điểm), cơ sở vật chất (4,76 điểm), khả năng tiếp cận (4,74 điểm) và chi phí khám bệnh (4,69 điểm).
Kết luận: Nhìn chung người bệnh nội trú có mức độ hài lòng cao về chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện.
#Sự hài lòng của người bệnh nội trú #chất lượng dịch vụ y tế #Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Đồng Nai
Khảo sát kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy để phòng lây nhiễm covid của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2020
Tập 36 Số 3 - Trang 60-66 - 2021
Hoàn cảnh, lý do nghiên cứu: Dịch bệnh Covid đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị và xã hội tại Việt Nam và toàn thế giới. Trong các biện pháp phòng chống Covid, vệ sinh tay (VST) được coi là một trong những bước quan trọng được nhấn mạnh và triển khai mạnh mẽ tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 749 sinh viên (SV).
Kết quả: 54,3% SV có kiến thức đạt; 45,7% SV có kiến thức chưa đạt. Tỷ lệ SV thực hành vệ sinh tay theo điểm đạt chiếm 50,6%, chưa đạt 49,4%. Có 3 yếu tố liên quan đến kiến thức VST là sinh viên học năm thứ 2 trở lên (OR= 2,18; 95%CI: 1,59-2,96); SV được học VST tại bệnh viện (OR= 3,31; 95%CI: 1,89- 5,81); SV được học cả lý thuyết và thực hành VST tại trường (OR= 2,06; 95%CI: 1,10- 3,84). Có 1 mối liên quan đến thực hành VST là giới nữ (OR= 1.49; 95%CI: (1,02-2,18).
Kết luận: Kiến thức và thực hành về VST của sinh viên chưa tốt. Các yếu tố liên quan đến VST là SV nữ, SV năm thứ 2 trở lên, được học VST tại bệnh viện, được đào tạo cả lý thuyết và thực hành VST.
Kiến nghị: Trường cần tăng cường đào tạo phối hợp cả lý thuyết và kỹ năng VST cho các SV, đặc biệt là các SV nam.
#Vệ sinh tay.
Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
Tập 34 Số 1 - Trang 30-34 - 2021
Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng trong nghiên cứu này là người có mắc cơ xương khớp trong cộng đồng. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân cơ xương khớp giới tính nữ gặp nhiều hơn nam. Trong đó nữ chiếm 61,5%, nam chiếm 38,5%. Phần lớn các bệnh nhân tập trung ở nhóm trên 50 tuổi (73,1%), trong đó lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 50 đến 59 tuổi chiếm 33,6%. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều nhất là tiểu học và trung học cơ sở chiếm 69,2%; trung học phổ thông cũng chiếm tỷ lệ khá cao (17%); còn một bộ phận người chưa đi học, chưa biết đọc biết viết là 5,5%. Bệnh nhân trong nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở Nông/lâm/ngư nghiệp (34,9%). Trong số 13 bệnh về cơ xương khớp trong nghiên cứu, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đau cột sống thắt lưng chiếm 39%.
#Bệnh cơ xương khớp #Thuận Thành #Bắc Ninh.
The effectiveness of spinal manipulation in patients with lower back pain due to spondylolisthesis
Tập 49 Số 2 - Trang 38-44 - 2023
Objective: Evaluation of results of treatment of low back pain due to cervical spondylosis by chiropractic spine method combined with electro-acupuncture and infrared therapy.
Subject and Methods: prospective clinical intervention study, comparing before and after with a control group.
Results: After 15 days of treatment, spinal manipulation combined with electroacupuncture and infrared therapy reduced pain score by 83,9% according to VAS, improved lumbar spinal function by 60,1% according to ODI, good and good results at 91,4%; this result was trend of better than the control group.
Conclusions: Chiropractic spine method combined with electro-acupuncture and infrared therapy has effective in patients with lower back pain due to spondylolisthesis
Kết quả chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh có hội chứng cổ vai tay và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020 - 2021
Tập 44 Số 3 - Trang 66-72 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh có hội chứng cổ vai tay. Phân tích kết quả chăm sóc của người bệnh có hội chứng cổ vai tay và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020 - 2021.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, với cỡ mẫu 200 người bệnh mắc hội chứng cổ vai tay đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2020.
Kết quả: NB có độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao 63,5%, thấp nhất là nhóm tuổi 30-39 tuổi (6%). Có 18,5% người bệnh nhập viện trong tình trạng đau nhẹ; tỷ lệ đau vừa là 81,5%; không có người bệnh nào đau nặng hoặc rất nặng. Tầm vận động cúi, ngửa tại Do có > 75% người bệnh hạn chế trung bình; Do có > 80% người bệnh không còn hạn chế. Thời gian mắc bệnh ngắn dưới 6 tháng làm tăng hiệu quả chăm sóc lên 1,52 lần so với nhóm có thời gian mắc bệnh dài hơn (p<0,05). Chấm theo thang điểm NDI, người bệnh có hạn chế vận động chức năng cột sống cổ ở mức hạn chế nhẹ có khả năng cải thiện hơn người có mức hạn chế trung bình và nghiêm trọng 1,32 lần (p<0,05).
Kết luận: Phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu là người cao tuổi, nữ nhiều hơn nam, đau mức độ vừa và có hạn chế trung bình tầm vận động cúi, ngửa. Một số yếu tố như giới, tuổi, thời gian chăm sóc có liên quan đến hiệu quả điều trị.
Nghiên cứu tác dụng chống viêm loét dạ dày và tác dụng giảm đau của bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên thực nghiệm
Tập 47 Số 1 - Trang 72-78 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống viêm loét dạ dày và tác dụng giảm đau của bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên thực nghiệm Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tác dụng chống viêm của cao chiết từ bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị trên mô hình gây loét dạ dày bằng Indomethacin trên Chuột nhắt trắng chủng Swiss. Nghiên cứu tác dụng giảm đau của cao chiết trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic trên chuột cống trắng chủng Wistar.Kết quả: Nghiên cứu này đã cho thấy bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia thêm 8g lá cây Yến bạch, ở liều 150mg/kg/ngày có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng thông qua các chỉ tiêu: Làm giảm tỉ lệ chuột có loét so với lô mô hình tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), nhưng lại làm giảm rõ rệt chỉ số loét và phần trăm ức chế loét (p<0,05); Làm giảm rõ rệt tổn thương trên hình ảnh đại thể và vi thể dạ dày chuột. Bài thuốc ở cả 3 mức liều dùng (30mg/kg/ngày, 60mg/kg/ngày và 120mg/kg/ngày) có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic, làm giảm số cơn đau quặn có ý nghĩa thống kê so với lô mô hình (p<0,05 và p<0,01).Kết luận: Bài thuốc Sài hồ sơ can thang gia vị liều 150mg/kg/ngày cho thấy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trên mô hình gây loét dạ dày bằng indomethacin ở chuột cống trắng và ở cả 3 mức liều dùng (30mg/kg/ ngày, 60mg/kg/ngày và 120mg/kg/ngày) có tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bằng acid acetic.
#Sài hồ sơ can thang #tác dụng chống viêm loét dạ dày #giảm đau #Yến bạch
Nghiên cứu tác dụng xua muỗi của tinh dầu hung quế Ocimum Basilicum l. Lamiaceae trên thực nghiệm
Tập 1 Số đặc biệt 20/11 - Trang 6-12 - 2021
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 - 8 năm 2021, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng xua muỗi Aedes aegypti, Anopheles minimus và Culex tritaeniorhynchus của tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L. Lamiaceae) trên động vật thí nghiệm.
Phương pháp: Tiến hành theo phương pháp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với mồi là chuột lang. Mỗi thử nghiệm được tiến hành 3 lần. Chín trăm (900) muỗi mỗi loài được chia thành 9 lô, mỗi lô 100 con; trong đó có 3 lô chứng (muỗi được nhốt trong ống tunnel với màn không tẩm mẫu thử), 3 lô thử với tinh dầu húng quế nguyên chất và 3 lô thử với hỗn hợp tinh dầu húng quế - ethanol 700 (7:3). Đánh giá tỷ lệ muỗi chết và tỷ lệ muỗi bị ức chế hút máu ở các lô chứng và lô thử nghiệm sau 15 giờ tiếp xúc với màn tẩm mẫu thử.
Kết quả: Tinh dầu húng quế nguyên chất và hỗn hợp tinh dầu-ethanol 700 có tác dụng xua muỗi tốt với cả 3 loài muỗi với tác dụng xua trung bình lần lượt là: 99,99% và 99,98% muỗi Aedes aegypti, 99,33% và 99,35% muỗi Anopheles minimus, 99,96% và 99,90% muỗi Culex tritaeniorhynchus.
#Húng quế #Ocimum basilicum L. Lamiaceae #Aedes aegypti #Anopheles minimus #Culex tritaeniorhynchus #tác dụng xua #tỷ lệ chết #tỷ lệ ức chế hút máu.
Đánh giá tác dụng của viên nang cứng HCR1 trong điều trị hội chfíng ruột kích thích
Tập 1 Số đặc biệt 20/11 - Trang 104-108 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng HCR1 trên bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị, chọn mẫu thuận tiện trên 70 bệnh nhân (BN) hội chứng ruột kích thích được điều trị bằng viên nang cứng HCR1 từ tháng 7/2019 đến hết tháng 7/2020 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an. Các kết quả được đánh giá tại ba thời điểm: ngay sau phẫu thuật, thời điểm ra viện và sau phẫu thuật 3 tháng. Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Tỷ lệ đạt hiệu quả tốt và khá sau điều trị là 88,6%; cải thiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đại tiện phân lỏng nát, đầy chướng bụng, rối loạn tống phân khi đi đại tiện; 92,9% không còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống; 82,2% không còn hoặc rối loạn mức độ nhẹ chức năng đại tràng. Viên nang HCR1 có tác dụng cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá ở thể can khí uất kết cao hơn (91,4%) thể can uất tỳ hư (85,7%).
#Hội chứng ruột kích thích #viên nang cứng HCR1.
Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao lỏng Actiso trên thực nghiệm
Tập 37 Số 4 - Trang 4-10 - 2021
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá độc tính bán trường diễn của cao lỏng Actiso theo đường uống trên động vật thực nghiệm. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo hướng dẫn của WHO, chuột cống được uống liên tục cao lỏng Actiso với mức liều 0,2 g/kg/ngày và 1,0 g/kg/ngày trong vòng 4 tuần liên tục. Kết quả cho thấy cao lỏng Actiso khi dùng đường uống liều 0,2 g/kg/ngày và 1,0 g/kg/ngày liên tục trong 4 tuần không ảnh hưởng đến tình trạng chung, thể trọng, các chỉ số huyết học, chức năng gan, thận và mô bệnh học gan, thận trên chuột cống trắng. Như vậy cao lỏng Actiso không gây độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.
#Actiso #bán trường diễn #động vật thực nghiệm.
Thực trạng đau ba ngày đầu sau mổ và yếu tố liên quan của người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi
Tập 42 Số 1 - Trang 67-73 - 2022
Mục tiêu: Mô tả triệu chứng đau trong ba ngày đầu sau mổ của người bệnh được phẫu thuật nội soi vá thông liên nhĩ và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng đau của người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu (theo dõi ngày 1, ngày 2, ngày 3) trên 37 người bệnh phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi có gây tê vùng từ 18 tuổi trở lên tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Người bệnh được đánh giá mức độ đau bằng thang VAS.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/3, tuổi trung bình 37,8 ± 13,2 (tuổi). Mức độ đau trung bình của người bệnh giảm từ 3,62±0,82 (ngày thứ 1), 2,27±0,45 (ngày thứ 2), 1,73±0,51 (ngày thứ 3) (p<0,001). Ngày thứ 1, 56,8% đau ít, 40,5% đau vừa, 2,7% rất đau. Ngày thứ 2, 100% đau ít. Ngày 3, 29,7% không đau, 70,3% đau ít. 100% người bệnh đau ở mạn sườn phải, hạ sườn phải. Tỷ lệ đau ở cổ giảm từ 89,2% ở ngày 1 xuống 8,1% ở ngày 2 và 0,0% ở ngày 3. Tỷ lệ đau giữa hai xương bả vai là 59,5% (ngày 1), 37,8% (ngày 2) và 29,7% (ngày 3). Mức độ đau của nữ cao hơn nam, học sinh sinh viên cao hơn công nhân, nông dân, người bệnh rút nội khí quản muộn (6h-24h) cao hơn rút sớm (<6h), người bệnh không được giải thích tình trạng đau trong và sau mổ cao hơn người bệnh được giải thích đầy đủ, các sự khác biệt trên có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết luận: Mức độ đau của người bệnh đa phần là từ mức đau vừa trở xuống và giảm dần trong 3 ngày sau mổ (p<0,001). Một số vị trí đau hay gặp mạn sườn trái, hạ sườn trái, cổ. Có yếu tố liên quan giữa mức độ đau với giới tính, nghề nghiệp, thời gian rút nội khí quản, được giải thích tình trạng đau trước mổ.
#Đau sau mổ #phẫu thuật vá thông liên nhĩ nội soi.