Tạp chí Tim mạch học Việt Nam

  1859-2848

 

 

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

Vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hóa máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (crt) ở các bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền giữa hai thất
Số 69 - Trang 46-53 - 2015
Trương Thanh Hương, Phạm Như Hùng, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Đỗ Kim Bảng
Vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hóa máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (crt) ở các bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền giữa hai thất
Can thiệp Tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai: kết quả sau 2 năm nhìn lại 2015-2016
Số 84+85 - Trang 145-152 - 2018
Nguyễn Thị Mai Ngọc, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Duyên, Đỗ Thu Trang, Nguyễn Minh Hùng, Trần Bảo Trang, Đỗ Quốc Hiển, Phạm Tuấn Việt, Nguyễn Lân Hiếu, Trương Thanh Hương
Giới thiệu: Số lượng bệnh nhân mắc tim bẩm sinh được can thiệp bằng đường ống thông ngày càng tăng ở Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm báo cáo kết quả, hiệu quả và biến chứng can thiệp bằng ống thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam 2015-2016. Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 1265 bệnh nhân (tuổi trung bình: 25,8 ± 17.0; nhỏ nhất 6 tháng tuổi, cao nhất 76 tuổi) có bệnh tim bẩm sinh mà được thực hiện can thiệp qua da từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016. Toàn bộ dữ liệu lâm sàng được thu thập hồi cứu dựa trên dữ liệu bệnh viện và bệnh án bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận gồm 1265 ca can thiệp TBS/22.416 ca nhập viện nội trú (5,64%), trong đó chủ yếu là thông liên nhĩ (TLN), thông liên thất (TLT) và ống động mạch (ÔĐM), cụ thể như sau: 499 ca TLN (39,6%), 158 ca TLT (12,5%), 251 ca CODM (19.8%), 52 ca hẹp van động mạch phổi và 7 ca nong van ĐMC. Thủ thuật can thiệp thành công trên 1194/1265 ca (94,4%). Biến chứng sớm chính xảy ra ở 71 ca (5,6%), trong đó bao gồm 52 ca rối loạn nhịp, 10 ca đái máu, 1 ca ép tim do tràn máu màng ngoài tim cấp và 2 ca di lệch dụng cụ (1 TLT, 1 TLN). Biến chứng khác là shunt tồn lưu nhỏ ở 6 ca TLT, TLN. Thời gian theo dõi sau can thiệp là 3 ngày. Chúng tôi không ghi nhận tắc mạch não, nhồi máu cơ tim, và tử vong trong quá trình can thiệp cũng như thời gian theo dõi. Kết luận: Phương pháp can thiệp bằng ống thông theo đường dưới da cho bệnh nhân tim bẩm sinh là hiệu quả và an toàn trong đại đa số các ca. Tỷ lệ biến chứng sớm sau can thiệp là 5,6%. Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, biến chứng sớm sau can thiệp, can thiệp tim bẩm sinh.
Đánh giá tình trạng suy tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp động mạch vành
Số 97 - Trang 88-95 - 2021
Hồ Anh Bình, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Văn Duy
Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi hình thái và chức năng thất trái của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp tại thời điểm 48 giờ và 3 tháng bằng siêu âm tim. Đối tượng nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 02/2020 đến 09/2020 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 97 bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu quan sát. Kết quả: Khối lượng cơ thất trái giảm từ 195,2 ± 65,8 gr xuống 170,2 ± 51,1 gr, thể tích thất trái cuối tâm trương giảm từ 105,2 ± 37,4 mm xuống 95,5 ± 41,3 mm, thể tích thất trái cuối tâm thu giảm từ 57,3± 45,2 mm xuống 49,8 ± 50,3 mm. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da của nhóm EF ≤ 45 % tăng lên đáng kể từ 39,3 ± 11,2 % lên 45,85 ± 7,56 %, (p<0,05),ngược lại nhóm EF > 45 % cũng có sự biến đổi từ 57,7 ± 14,4% lên 60,1 ± 13,3 %, (p>0,05). Kết luận: Sau can thiệp động mạch vành qua da ở thời điểm 3 tháng, khối lượng cơ thất trái, thể tích thất trái cuối tâm thu và cuối tâm trương có sự thay đổi đáng kể. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da nhóm EF ≤ 45 % tăng lên có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Can thiệp động mạch vành qua da, siêu âm tim, chức năng thất trái, khối lượng cơ thất trái, thể tích cuối tâm trương.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tăng cholesterol máu gia đình tại Việt Nam
Số 89 - Trang 5-13 - 2019
Trương Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Kim Ngọc Thanh, Lê Thanh Tùng, Đỗ Doãn Lợi
Bệnh tăng cholesterol máu gia đình (bệnh FH) là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu di truyền, đặc trưng bởi LDL-C máu tăng cao và bệnh mạch vành sớm. Tại Việt Nam, hiểu biết về bệnh lý này còn hạn chế. Do đó, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh FH. Đây là hướng dẫn đầu tiên về bệnh FH tại Việt Nam. Hướng dẫn này nhằm cải thiện chẩn đoán và điều trị bệnh FH tại Việt Nam. Từ khóa: Tăng cholesterol máu gia đình, chẩn đoán, điều trị.
Yếu tố di truyền trong bệnh lý động mạch vành - vai trò của các nghiên cứu liên quan đến sinh học phân tử
- 2018
Trương Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Nguyễn Thị Duyên
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Ở Việt Nam, 1/4 số người tử vong mỗi năm do mắc các vấn đề về tim mạch, trong đó bệnh lý động mạch vành (ĐMV) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Về mặt lâm sàng, xơ vữa động mạch do hậu quả của sự lắng đọng cholesterol và quá trình viêm trong thành động mạch, cả hai đều được kích hoạt bởi các yếu tố nguy cơ truyền thống như tăng huyết áp, tăng lipid máu hoặc đái tháo đường. Một yếu tố nguy cơ khác là đột biến gen được xác định ở cá thể có tiền sử gia đình dương tính. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu sinh học phân tử đã xác định vai trò tác động mạch mẽ của các biến thể di truyền đến biểu hiện của xơ vữa ĐMV. Kết quả là đã có164 locus (vị trí) trên nhiễm sắc thể (NST) được xác định bởi các nghiên cứu liên kết trên toàn bộ hệ gen (GWAS) tác động tới nguy cơ mắc bệnh ĐMV. Trên thực tế nghiên cứu, tất cả các đột biến gen nguy cơ được phát hiện bởi GWAS thường được tìm thấy trong quần thể dân số chung, như mỗi cá thể khu vực Tây Âu mang từ 130 đến 190 alen nguy cơ tại các locus đã được biết đến trong toàn bộ hệ gen (có 0, 1 hoặc 2 alen nguy cơ trên mỗi locus). Có thể giả định rằng, cách phân bố đa dạng này khiến cho con người dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống, làm tăng nguy cơ xơ vữa ĐMV. Cho đến nay, đã có nhiều đột biến gen liên quan đến nguy cơ bệnh ĐMV đã được phát hiện và các nhà khoa học đã cố gắng nhóm các đột biến gen này vào trong các nhóm chức năng để từ đó đưa ra các quan điểm phòng ngừa hoặc điều trị. Tại Việt Nam, từ năm 2013, sau khi phát hiện đột biến gen Fibrinogen beta (FGB) ở một bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) có cơ địa dễ hình thành huyết khối, đã có nhiều nghiên cứu khác trong lĩnh vực này được tiến hành nhằm xác định các đột biến gen mới trong các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh lý ĐMV nói riêng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ghi nhận đặc điểm đột biến gen tác động đến tỉ lệ mắc bệnh lý ĐMV nói riêng ở Việt Nam, góp phần thay đổi nhận thức của nhân viên y tế trong sàng lọc, chẩn đoán cũng như điều trị các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột biến gen cũng như các tổn thương tim mạch liên quan.
Rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân tim bẩm sinh người lớn và các yếu tố liên quan
Số 87 - Trang 12-20 - 2019
Kim Ngọc Thanh, Phan Nhật Quang, Đinh Thị Kim Dung, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Trương Thanh Hương
Mục tiêu nghiên cứu: Tại Việt Nam, các hiểu biết về chức năng thận ở người lớn mắc tim bẩm sinh (TBS) còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ rối loạn chức năng thận, và các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ở người lớn mắc TBS. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 230 bệnh nhân TBS >16 tuổi. Các thông tin được thu thập bao gồm ure, creatinine huyết thanh, mức lọc cầu thận (MLCT), tuổi, giới, phân suất tống máu thất trái, NT-proBNP huyết thanh, tăng áp động mạch phổi, rung nhĩ, thiếu máu, đa hồng cầu. Tỉ suất chênh (OR) cho MLCT <90ml/phút/1.73 m2 da được xác định.Kết quả: 73.1% bệnh nhân có rối loạn chức năng thận, bao gồm 9.6% có MLCT >120 ml/phút/1.73 m2 da và 63.5% có MLCT <90 ml/phút/1.73 m2 da. Ở bệnh nhân TBS shunt trái-phải, tỉ suất chênh OR bằng 6.58 (CI95%: 1.50 – 28.96) lần so sánh giữa nhóm tuổi >60 và ≤60, và tỉ suất chênh OR bằng 2.65 (CI95%: 1.24 – 5.67) lần khi so sánh giữa nhóm SpO2 < 95% và SpO2 ≥95%. Kết luận: Rối loạn chức năng thận là thường gặp ở TBS người lớn. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ở là tuổi >60 và SpO2 <95%. Từ khóa: Rối loạn chức năng thận, tim bẩm sinh, người lớn
Bước đầu nghiên cứu ứng dụng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da
Số 84+85 - Trang 166-174 - 2018
Nguyễn Thị Mai Ngọc, Nguyễn Thị Trang, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Tuấn Hải, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Đoàn Thủy, Bùi Đình Tùng, Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương
Cơ sở khoa học: Clopidogrel là thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu được sử dụng phổ biến trong liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép và được chuyển hóa bởi CYP2C19. Đa hình gen CYP2C19 ảnh hưởng đến chuyển hóa Clopidogel. Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm đánh giá ảnh hưởng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da. Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 30 bệnh nhân đã được đặt stent động mạch vành qua da và được dùng Clopidogel, xác định kiểu gen CYP2C19 và đánh giá tác dụng của đa hình gen CYP2C19 lên độ ngưng tập tiểu cầu ở giai đoạn sớm và muộn sau dùng thuốc. Kết quả: Có 10/30 bệnh nhân (33,4%) kiểu gen CYP2C19*1/*1, 18/30 ca (60%) kiểu gen CY2C19*1*2, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*1*3, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*2*2. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân kiểu gen CY2C19*1*1 trung bình là 19.2±13.6%; ở các bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*2*2 là 58% tại thời điểm lúc trước khi làm xét nghiệm gen và được dùng Clopidogrel 75mg/1 ngày, and 6% 30 ngày sau khi chuyển sang dùng 90 mg Ticagrelor 2 lần/1 ngày. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*1*2 và CY2C19*1*3 là 33.5± 8.7% trước khi làm xét nghiệm gen dùng 75 mg Clopidogrel mỗi ngày, và 19.5±5.9% 30 ngày sau khi tăng liều Clopidogrel lên gấp 3 lần (225mg/1 ngày). Kết luận: Có sự ảnh hưởng giữa kiểu gen CYP2C19 và tác dụng của Clopidogrel. Xác định được kiểu đa hình gen CYP2C19 giúp ích đánh giá được tác dụng lên độ ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel trong điều trị . Từ khóa: Đa hình gen CYP2C19, kháng Clopidogrel.
Giá trị của nghiệm pháp kích thích thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Số 90 - Trang 68-74 - 2019
Phan Thanh Nghĩa, Trần Song Giang, Nguyễn Thị Mai Ngọc
Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định giá trị của nghiệm pháp kích thích (KT) thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh để chẩn đoán phân biệt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Phương pháp nghiên cứu: 75 bệnh nhân (BN) cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) được tiến hành thăm dò điện sinh lý tim và triệt đốt thành công bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF) tại Viện Tim mạch Việt Nam. Trong đó có 43 bệnh nhân (chiếm 57.3%) cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) và 32 bệnh nhân (chiếm 42.7%) cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất (AVRT). Trong cơn nhịp nhanh, chúng tôi tiến hành KT thất sớm ở mỏm thất phải với khoảng ghép ngắn dần (V2). Tại điện đồ vùng cao nhĩ phải (HRA) khoảng điện đồ nhĩ trong cơn nhịp nhanh đến điện đồ nhĩ dẫn truyền (DT) ngược khi KT thất sớm (A1A2) được đo và so sánh với chiều dài chu kỳ cơn nhịp nhanh (A1A1). Chỉ số ∆ AA (∆ AA = A1A1 A1A2) phản ánh hoạt động nhĩ sớm khi KT thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn nhịp nhanh. Kết quả: Chỉ số ∆AA ở nhóm BN cơn AVRT lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cơn AVNRT (15.8 ± 12.6 so với 1.2 ± 1.6 với p < 0.05). Đặc biệt, chỉ số ∆ AA ở nhóm AVRT có đường DT phụ vùng vách lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê so với nhóm AVNRT thể không điển hình (31.2 ± 13.3 so với 2.2 ± 1.6 với p < 0.05). Như vậy: Nghiệm pháp KT thất sớm ở thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt cơn AVNRT và cơn AVRT với điểm cắt được chọn làm 4.5 ms (AUC: 98.8%, độ nhạy: 93.8%, độ đặc hiệu: 95.3%) và rất có giá trị trong trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT có đường dẫn truyền phụ nằm ở vùng vách và cơn AVNRT thể không điển hình với điểm cắt được lựa chọn là 10 ms (AUC: 100%, độ nhạy và độ đặc hiệu là 100%). Kết luận: Sử dụng KT thất sớm vào thời kỳ trơ của bó His trong cơn tim nhanh rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT và cơn AVNRT. Đặc biệt trong chẩn đoán phân biệt cơn AVRT có đường dẫn truyền phụ nằm ở vùng vách và cơn AVNRT thể không điển hình.
Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C ở người bệnh đã can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội
Số 106 - Trang 30-33 - 2023
Thị Phương Thảo Thái, Thanh Hương Trương
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C trên bệnh nhân can thiệp động mạch vành qua da và một số yếu tố nguy cơ tại bệnh viện Hữu Nghị.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 114 bệnh nhân đã được can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Hữu Nghị tái khám và theo dõi tại Bệnh viện Hữu Nghị, thời gian sâu can thiệp trung bình là 14 tháng. Tiêu chuẩn LDL-C đạt mục tiêu là <1,4 mmol/L. Kết quả: Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C <1,4 mmol/L ở các đối tượng sau can thiệp động mạch vành qua da là 14%. Ở nhóm đạt mục tiêu LDL-C, tỷ lệ hút thuốc lá là 12,5% thấp hơn so với nhóm không đạt mục tiêu LDL-C (25,9%) với p <0,05.
#LDL-C #Can thiệp động mạch vành qua da #Statin
Đánh giá sự biến đổi chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim sau bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da
Số 77 - 2016
Ngọc Thanh Kim, Doãn Lợi Đỗ, Tuấn Thành Lê, Thanh Hương Trương
Đặt vấn đề: Thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai chiếm khoảng từ 60-70% các trường hợp thông liên nhĩ, đây cũng chính là nhóm thông liên nhĩ có thể can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da. Nhiều trường hợp sau bít vẫn có rối loạn chức năng thất phải nên cần phải đánh giá chức năng thất phải cả trước và sau đóng thông liên nhĩ. Rất khó đánh giá chính xác chức năng thất phải do hình dạng đặc biệt của thất phải và sinh lý hoạt động các sợi cơ thất phải có nhiều phức tạp. Có rất nhiều phương pháp đánh giá chức năng thất phải, gần đây siêu âm tim đánh dấu mô là phương pháp giúp phát hiện các rối loạn chức năng thất phải với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự biến đổi chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở thời điểm trước can thiệp và sau 3 tháng can thiệp bít thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là 18 bệnh nhân thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ hai được can thiệp bít thông liên nhĩ trong khoảng thời gian từ 12/2015 đến 7/2016 tại Viện Tim mạch Việt Nam. Các bệnh nhân này được làm siêu âm tim đánh dấu mô đánh giá sức căng bề mặt thất phải ở thời điểm trước và 3 tháng sau can thiệp. Kết quả: Các thông số sức căng bề mặt của thất phải trên siêu âm tim đánh dấu mô trước can thiệp bít thông liên nhĩ ở ngưỡng trên của người bình thường, với các chỉ số RVGLS4C, RVFWLS4C, RVGLS2C lần lượt là -28.16 ± 2.22%, -29.97 ± 4.41%, -30.0 ± 3.6%. Sức căng bề mặt của thành thất phải sau khi bít thông liên nhĩ 3 tháng tăng có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp: -28.16 ± 2.22% → -23.67 ± 4.54% (RVGLS4C), -29.97 ± 4.41% →-24.97 ± 5.19% (RVFWLS4C), 30.0 ± 3.6%→ -24.68 ± 3.77 (RVGLS2C). Kết luận: Bệnh nhân thông liên nhĩ có hiện tượng tăng vận động các thành thất phải với giá trị sức căng bề mặt theo trục dọc trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim trước bít ở giới hạn trên của người bình thường. Sau khi bít thông liên nhĩ 3 tháng, chỉ số sức căng bề mặt thất phải theo trục dọc có xu hướng trở về bình thường.