Tạp chí Tim mạch học Việt Nam

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Can thiệp Tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai: kết quả sau 2 năm nhìn lại 2015-2016
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 84+85 - Trang 145-152 - 2018
Nguyễn Thị Mai Ngọc, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Duyên, Đỗ Thu Trang, Nguyễn Minh Hùng, Trần Bảo Trang, Đỗ Quốc Hiển, Phạm Tuấn Việt, Nguyễn Lân Hiếu, Trương Thanh Hương
Giới thiệu: Số lượng bệnh nhân mắc tim bẩm sinh được can thiệp bằng đường ống thông ngày càng tăng ở Việt Nam. Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm báo cáo kết quả, hiệu quả và biến chứng can thiệp bằng ống thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh tại Viện Tim mạch Việt Nam 2015-2016. Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 1265 bệnh nhân (tuổi trung bình: 25,8 ± 17.0; nhỏ nhất 6 tháng tuổi, cao nhất 76 tuổi) có bệnh tim bẩm sinh mà được thực hiện can thiệp qua da từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2016. Toàn bộ dữ liệu lâm sàng được thu thập hồi cứu dựa trên dữ liệu bệnh viện và bệnh án bệnh nhân. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận gồm 1265 ca can thiệp TBS/22.416 ca nhập viện nội trú (5,64%), trong đó chủ yếu là thông liên nhĩ (TLN), thông liên thất (TLT) và ống động mạch (ÔĐM), cụ thể như sau: 499 ca TLN (39,6%), 158 ca TLT (12,5%), 251 ca CODM (19.8%), 52 ca hẹp van động mạch phổi và 7 ca nong van ĐMC. Thủ thuật can thiệp thành công trên 1194/1265 ca (94,4%). Biến chứng sớm chính xảy ra ở 71 ca (5,6%), trong đó bao gồm 52 ca rối loạn nhịp, 10 ca đái máu, 1 ca ép tim do tràn máu màng ngoài tim cấp và 2 ca di lệch dụng cụ (1 TLT, 1 TLN). Biến chứng khác là shunt tồn lưu nhỏ ở 6 ca TLT, TLN. Thời gian theo dõi sau can thiệp là 3 ngày. Chúng tôi không ghi nhận tắc mạch não, nhồi máu cơ tim, và tử vong trong quá trình can thiệp cũng như thời gian theo dõi. Kết luận: Phương pháp can thiệp bằng ống thông theo đường dưới da cho bệnh nhân tim bẩm sinh là hiệu quả và an toàn trong đại đa số các ca. Tỷ lệ biến chứng sớm sau can thiệp là 5,6%. Từ khóa: Bệnh tim bẩm sinh, biến chứng sớm sau can thiệp, can thiệp tim bẩm sinh.
Kết quả tức thời và trung hạn của phương pháp bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADOII qua đường ống thông
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 101 - Trang 62-68 - 2022
Hoàng Kim Quân, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Lân Hiếu
Mục tiêu: Mô tả kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADOII qua đường ống thông. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát trên 31 bệnh nhân được chẩn đoán thông liên thất không có gờ van động mạch chủ (TLT phần quanh màng lan đến sát van động mạch chủ và thông liên thất dưới đại động mạch) đã được can thiệp bằng dụng cụ ADO II qua đường ống thông tại Viện Tim mạch Việt Nam từ tháng 4/2015 đến tháng 4/2021 Kết quả: có tổng số 31 bệnh nhân thông liên thất không có gờ van động mạch chủ (24 BN TLT phần quanh màng không có gờ van ĐMC; 27 BN TLT dưới hai đại động mạch), gồm 20 BN nam và 11 BN nữ. Tuổi trung bình 17,84 (2-46 tuổi), cân nặng trung bình 34,81 kg (10 – 60 kg) đường kính trung bình thông liên thất phía thất phải: 3,65 ± 1,15 mm; đường kính trung bình thông liên thất phía thất trái: 5,00 ± 1,77 mm được can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ ADOII. Tỷ lệ thành công của thủ thuật là 96,77%. Sau can thiệp, áp lực động mạch phổi giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp với p = 0,03. Thời gian theo dõi sau can thiệp trong nghiên cứu là 45,39 ± 31,81 tháng (6- 72 tháng). Tại thời điểm 6 tháng sau can thiệp, gần   can thiệp, sau 60 tháng, tỷ lệ bệnh nhân còn triệu chứng khó thở tức ngực chỉ chiếm gần 5% so với trước can thiệp. Tại thời điểm 6 tháng sau can thiệp, có 82,75% bệnh nhân hết shunt tồn lưu, tại thời điểm 60 tháng sau can thiệp, chỉ còn 11,11% bệnh nhân còn shunt tồn lưu nhỏ và rất nhỏ, không ảnh hưởng tới huyết động. Tỷ lệ hở van động mạch chủ, van nhĩ thất trước và sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không có trường hợp nào ghi nhận bloc nhĩ thất, không có trường hợp nào ghi nhận các biến chứng trầm trọng: tràn dịch màng tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hở van tim tiến triển. Không có trường hợp nào di lệch dụng cụ phải xử trí, không có trường hợp nào tử vong trong quá trình theo dõi. Kết luận: Tỷ lệ thành công của phương pháp bít thông liên thất không có gờ van động mạch chủ bằng dụng cụ ADOII qua đường ống thông trong nghiên cứu đạt 96,77%. Tỷ lệ bít kín hoàn toàn đạt 82,75% sau can thiệp 6 tháng và 99,89% sau can thiệp 60 tháng. Không có biến chứng trầm trọng: hở van động mạch chủ, hở van nhĩ thất tiến triển, rối loạn nhịp tim trong thời gian theo dõi 45,39 ± 31,81 tháng (6-72 tháng). Từ khóa: thông liên thất, gờ van động mạch chủ, can thiệp qua đường ống thông.
Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C ở người bệnh đã can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 106 - Trang 30-33 - 2023
Thị Phương Thảo Thái, Thanh Hương Trương
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C trên bệnh nhân can thiệp động mạch vành qua da và một số yếu tố nguy cơ tại bệnh viện Hữu Nghị.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 114 bệnh nhân đã được can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Hữu Nghị tái khám và theo dõi tại Bệnh viện Hữu Nghị, thời gian sâu can thiệp trung bình là 14 tháng. Tiêu chuẩn LDL-C đạt mục tiêu là <1,4 mmol/L. Kết quả: Tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-C <1,4 mmol/L ở các đối tượng sau can thiệp động mạch vành qua da là 14%. Ở nhóm đạt mục tiêu LDL-C, tỷ lệ hút thuốc lá là 12,5% thấp hơn so với nhóm không đạt mục tiêu LDL-C (25,9%) với p <0,05.
#LDL-C #Can thiệp động mạch vành qua da #Statin
Yếu tố di truyền trong bệnh lý động mạch vành - vai trò của các nghiên cứu liên quan đến sinh học phân tử
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - - 2018
Trương Thanh Hương, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Nguyễn Thị Duyên
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Ở Việt Nam, 1/4 số người tử vong mỗi năm do mắc các vấn đề về tim mạch, trong đó bệnh lý động mạch vành (ĐMV) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Về mặt lâm sàng, xơ vữa động mạch do hậu quả của sự lắng đọng cholesterol và quá trình viêm trong thành động mạch, cả hai đều được kích hoạt bởi các yếu tố nguy cơ truyền thống như tăng huyết áp, tăng lipid máu hoặc đái tháo đường. Một yếu tố nguy cơ khác là đột biến gen được xác định ở cá thể có tiền sử gia đình dương tính. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu sinh học phân tử đã xác định vai trò tác động mạch mẽ của các biến thể di truyền đến biểu hiện của xơ vữa ĐMV. Kết quả là đã có164 locus (vị trí) trên nhiễm sắc thể (NST) được xác định bởi các nghiên cứu liên kết trên toàn bộ hệ gen (GWAS) tác động tới nguy cơ mắc bệnh ĐMV. Trên thực tế nghiên cứu, tất cả các đột biến gen nguy cơ được phát hiện bởi GWAS thường được tìm thấy trong quần thể dân số chung, như mỗi cá thể khu vực Tây Âu mang từ 130 đến 190 alen nguy cơ tại các locus đã được biết đến trong toàn bộ hệ gen (có 0, 1 hoặc 2 alen nguy cơ trên mỗi locus). Có thể giả định rằng, cách phân bố đa dạng này khiến cho con người dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lối sống, làm tăng nguy cơ xơ vữa ĐMV. Cho đến nay, đã có nhiều đột biến gen liên quan đến nguy cơ bệnh ĐMV đã được phát hiện và các nhà khoa học đã cố gắng nhóm các đột biến gen này vào trong các nhóm chức năng để từ đó đưa ra các quan điểm phòng ngừa hoặc điều trị. Tại Việt Nam, từ năm 2013, sau khi phát hiện đột biến gen Fibrinogen beta (FGB) ở một bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) có cơ địa dễ hình thành huyết khối, đã có nhiều nghiên cứu khác trong lĩnh vực này được tiến hành nhằm xác định các đột biến gen mới trong các bệnh lý tim mạch nói chung và bệnh lý ĐMV nói riêng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ghi nhận đặc điểm đột biến gen tác động đến tỉ lệ mắc bệnh lý ĐMV nói riêng ở Việt Nam, góp phần thay đổi nhận thức của nhân viên y tế trong sàng lọc, chẩn đoán cũng như điều trị các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột biến gen cũng như các tổn thương tim mạch liên quan.
Đánh giá tình trạng suy tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp động mạch vành
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 97 - Trang 88-95 - 2021
Hồ Anh Bình, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Lê Văn Duy
Mục tiêu: Khảo sát sự biến đổi hình thái và chức năng thất trái của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trước và sau can thiệp tại thời điểm 48 giờ và 3 tháng bằng siêu âm tim. Đối tượng nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 02/2020 đến 09/2020 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 97 bệnh nhân bệnh nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu quan sát. Kết quả: Khối lượng cơ thất trái giảm từ 195,2 ± 65,8 gr xuống 170,2 ± 51,1 gr, thể tích thất trái cuối tâm trương giảm từ 105,2 ± 37,4 mm xuống 95,5 ± 41,3 mm, thể tích thất trái cuối tâm thu giảm từ 57,3± 45,2 mm xuống 49,8 ± 50,3 mm. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da của nhóm EF ≤ 45 % tăng lên đáng kể từ 39,3 ± 11,2 % lên 45,85 ± 7,56 %, (p<0,05),ngược lại nhóm EF > 45 % cũng có sự biến đổi từ 57,7 ± 14,4% lên 60,1 ± 13,3 %, (p>0,05). Kết luận: Sau can thiệp động mạch vành qua da ở thời điểm 3 tháng, khối lượng cơ thất trái, thể tích thất trái cuối tâm thu và cuối tâm trương có sự thay đổi đáng kể. Chức năng tâm thu thất trái (EF) sau 3 tháng can thiệp động mạch vành qua da nhóm EF ≤ 45 % tăng lên có ý nghĩa thống kê. Từ khóa: Can thiệp động mạch vành qua da, siêu âm tim, chức năng thất trái, khối lượng cơ thất trái, thể tích cuối tâm trương.
Vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hóa máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (crt) ở các bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền giữa hai thất
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 69 - Trang 46-53 - 2015
Trương Thanh Hương, Phạm Như Hùng, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Đỗ Kim Bảng
Vai trò siêu âm Doppler tim trong hướng dẫn lập trình tối ưu hóa máy tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (crt) ở các bệnh nhân suy tim nặng theo phương pháp tối ưu hóa thời gian dẫn truyền giữa hai thất
Rối loạn chức năng thận ở bệnh nhân tim bẩm sinh người lớn và các yếu tố liên quan
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 87 - Trang 12-20 - 2019
Kim Ngọc Thanh, Phan Nhật Quang, Đinh Thị Kim Dung, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Thị Mai Ngọc, Trương Thanh Hương
Mục tiêu nghiên cứu: Tại Việt Nam, các hiểu biết về chức năng thận ở người lớn mắc tim bẩm sinh (TBS) còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ rối loạn chức năng thận, và các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ở người lớn mắc TBS. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang, gồm 230 bệnh nhân TBS >16 tuổi. Các thông tin được thu thập bao gồm ure, creatinine huyết thanh, mức lọc cầu thận (MLCT), tuổi, giới, phân suất tống máu thất trái, NT-proBNP huyết thanh, tăng áp động mạch phổi, rung nhĩ, thiếu máu, đa hồng cầu. Tỉ suất chênh (OR) cho MLCT <90ml/phút/1.73 m2 da được xác định.Kết quả: 73.1% bệnh nhân có rối loạn chức năng thận, bao gồm 9.6% có MLCT >120 ml/phút/1.73 m2 da và 63.5% có MLCT <90 ml/phút/1.73 m2 da. Ở bệnh nhân TBS shunt trái-phải, tỉ suất chênh OR bằng 6.58 (CI95%: 1.50 – 28.96) lần so sánh giữa nhóm tuổi >60 và ≤60, và tỉ suất chênh OR bằng 2.65 (CI95%: 1.24 – 5.67) lần khi so sánh giữa nhóm SpO2 < 95% và SpO2 ≥95%. Kết luận: Rối loạn chức năng thận là thường gặp ở TBS người lớn. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ở là tuổi >60 và SpO2 <95%. Từ khóa: Rối loạn chức năng thận, tim bẩm sinh, người lớn
Công nghệ gen và protein trong tim mạch
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 107S(1) - Trang - 2024
Ngọc Thanh Kim, Thanh Hương Trương, Lân Việt Nguyễn
Công nghệ gen và protein đã trở thành thành phần không thể thiếu của y học chính xác, cho quản lý bệnh tim mạch. Những công nghệ tiên tiến này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ chính xác của sàng lọc, phân tầng nguy cơ và phát triển các loại thuốc cũng như phương pháp điều trị chính xác cho các bệnh tim mạch. Dựa trên phân tích dữ liệu genomics và proteomics, chúng ta có thể hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế hình thành và tiến triển của bệnh tim mạch, tạo điều kiện xác định chính xác kiểu hình-kiểu gen của từng cá nhân, từ đó đưa ra các chiến lược dự phòng và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, công nghệ gen và protein hứa hẹn sẽ phát triển các loại thuốc mới được thiết kế đặc biệt để nhắm đến các bệnh tim mạch di truyền, phức tạp. Mặc dù có các tiềm năng kể trên, chúng ta vẫn cần phải thận trọng khi áp dụng công nghệ gen và protein trong thực hành quản lý bệnh tim mạch, cân nhắc các yếu tố quan trọng như độ chính xác, chi phí và khả năng tiếp cận. Bài viết này cung cấp cái nhìn toàn diện về các ứng dụng hiện tại và tiềm năng của công nghệ gen và protein trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch.
#genomics #proteomics #y học chính xác #bệnh tim mạch
Bước đầu nghiên cứu ứng dụng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 84+85 - Trang 166-174 - 2018
Nguyễn Thị Mai Ngọc, Nguyễn Thị Trang, Kim Ngọc Thanh, Nguyễn Tuấn Hải, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Đoàn Thủy, Bùi Đình Tùng, Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Đỗ Doãn Lợi, Trương Thanh Hương
Cơ sở khoa học: Clopidogrel là thuốc kháng ngưng tập tiểu cầu được sử dụng phổ biến trong liệu pháp chống ngưng tập tiểu cầu kép và được chuyển hóa bởi CYP2C19. Đa hình gen CYP2C19 ảnh hưởng đến chuyển hóa Clopidogel. Mục tiêu: Nghiên cứu chúng tôi nhằm đánh giá ảnh hưởng tính đa hình gen đột biến kháng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Clopidogrel trong điều trị các bệnh nhân sau đặt stent động mạch vành qua da. Phương pháp: Chúng tôi tuyển chọn 30 bệnh nhân đã được đặt stent động mạch vành qua da và được dùng Clopidogel, xác định kiểu gen CYP2C19 và đánh giá tác dụng của đa hình gen CYP2C19 lên độ ngưng tập tiểu cầu ở giai đoạn sớm và muộn sau dùng thuốc. Kết quả: Có 10/30 bệnh nhân (33,4%) kiểu gen CYP2C19*1/*1, 18/30 ca (60%) kiểu gen CY2C19*1*2, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*1*3, 1/30 ca (3.3%) kiểu gen CY2C19*2*2. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân kiểu gen CY2C19*1*1 trung bình là 19.2±13.6%; ở các bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*2*2 là 58% tại thời điểm lúc trước khi làm xét nghiệm gen và được dùng Clopidogrel 75mg/1 ngày, and 6% 30 ngày sau khi chuyển sang dùng 90 mg Ticagrelor 2 lần/1 ngày. Độ ngưng tập tiểu cầu ở những bệnh nhân có kiểu gen CY2C19*1*2 và CY2C19*1*3 là 33.5± 8.7% trước khi làm xét nghiệm gen dùng 75 mg Clopidogrel mỗi ngày, và 19.5±5.9% 30 ngày sau khi tăng liều Clopidogrel lên gấp 3 lần (225mg/1 ngày). Kết luận: Có sự ảnh hưởng giữa kiểu gen CYP2C19 và tác dụng của Clopidogrel. Xác định được kiểu đa hình gen CYP2C19 giúp ích đánh giá được tác dụng lên độ ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel trong điều trị . Từ khóa: Đa hình gen CYP2C19, kháng Clopidogrel.
Đặc điểm rối loạn lipid máu ở người mắc bệnh động mạch chi dưới
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam - Số 106 - Trang 51-55 - 2023
Ngọc Thanh Kim, Hùng Tiến Lê, Tuấn Hải Nguyễn, Thanh Hương Trương
Mục tiêu nghiên cứu là mô tả đặc điểm lipid máu ở người mắc bệnh động mạch chi dưới (BĐMCD). Nghiên cứu mô tả cắt ngang bao gồm những người mắc BĐMCD điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả nghiên cứu ghi nhận trong 229 người mắc BĐMCD, có 78,6% là nam giới, 63,3% có tổn thương Rutherford mức độ IV-VI. Tỉ lệ bệnh nhân có mức cholesterol toàn phần >5,2mmol/L, LDL-C >3,6 mmol/L, HDL-C <1,0 mmol/L và triglycerid >1,7 mmol/L lương ứng là  25,8%, 18,8%, 50,2% và 42,8%. Tuy nhiên, chỉ 5,2% bệnh nhân sử dụng statin cường độ mạnh là rosuvastatin 20 mg. Tóm lại, rối loạn lipid máu là phổ biến ở người mắc BĐMCD.
#Bệnh động mạch chi dưới #Rối loạn lipid máu #Cholesterol #Statin
Tổng số: 15   
  • 1
  • 2