
Tạp chí Phụ Sản
1859-3844
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
Một số nhận xét về tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
Tập 13 Số 2A - Trang 118-121 - 2015
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh đủ tháng bị NKSS sớm.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca sơ sinh đủ tháng mấc NK sớm (<72h sau sinh) tại Bv Phụ sản TW năm 2013-2014.
Kết quả: Tỷ lệ trẻ sơ sinh đủ tháng mắc NKSS sớm là 1.7%. Tỷ lệ trẻ trai mắc NKSS sớm là 66.7% cao hơn so với trẻ gái 33.3%. Tỷ lệ mổ đẻ là 71.2%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là dấu hiệu về hô hấp (73.3% )chủ yếu là tím tái, ngừng thở. Triệu chứng về da (66.7%), và tiêu hóa (62.9%). Triệu chứng cận lâm sàng 70.3% các trường hợp NKSS sớm có CRP (+),55.5 có số lượng BC tăng 40.7% có TC giảm . Liên cầu B là vi khuẩn chiếm ưu thế gây NKSS sớm với tỷ lệ 37%. Không thấy sự khác biệt về các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng , xét nghiệm và yếu tố nguy cơ giữa 2 nhóm NKSS sớm –có bằng chứng về vi khuẩn (cấy máu duong tính) và nhóm NKSS sớm – không tìm thấy bằng chứng về vi khuẩn (cấy máu âm tính).
#nhiễm khuẩn sơ sinh sớm #đủ tháng #cấy máu
Nghiên cứu cắt tử cung đường nội soi tại Khoa Phụ Ngoại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương
Tập 11 Số 2 - Trang 89-92 - 2013
Mục tiêu: Đánh giá kết quả cắt tử cung qua nội soi tại khoa Phụ Ngoại – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.
Đối tượng: 114 trường hợp cắt TC qua nội soi tại khoa Phụ ngoại trong tổng số 684 ca cắt tử cung qua nội soi tại Bệnh viện phụ sản Trung ương từ tháng 6/2011 đến tháng 9/2012.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu
Kết quả : - Chỉ định mổ vì UXTC chiếm 94,7% . - Thời gian phẫu thuật trên 60 phút chiếm 61,4% - Trọng lượng tử cung sau khi mổ: trung bình 264,8±73,9 gr - Lượng máu mất trung bình trong phẫu thuật là 115,9±64,7 ml - Thời gian nằm viện trung bình là 3,9 ± 1,9 ngày. -Nhiễm trùng mỏm cắt âm đạo: 4,4%
Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi có nhiều các ưu điểm về thẩm mỹ, thời gian phẫu thuật nhanh, lượng máu mất ít, thời gian nằm viện ngắn.
#cắt tử cung qua nội soi
Áp lực tâm lý ở cặp vợ chồng vô sinh và mối liên quan với rối loạn tình dục
Tập 16 Số 2 - Trang 128 - 137 - 2018
Đặt vấn đề: Nghiên cứu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục ở đối tượng vô sinh mang tính đặc trưng theo từng nền văn hóa. Bên cạnh đó rối loạn stress ở vợ, chồng và rối loạn tâm lý của cả cặp vô sinh, cũng như độ mạnh của mối liên quan giữa rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục chưa được nghiên cứu nhiều. Cung cấp dữ liệu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục là góp phần để hình thành chiến lược từng bước đưa can thiệp tâm lý vào chương trình quản lý vô sinh theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở người vợ, người chồng và cặp vợ chồng vô sinh. (2) Đánh giá mối liên quan giữa các rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng các bộ câu hỏi: Thang đo Trầm cảm - Lo âu - Stress (DASS-21), Chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI-19), Công cụ chẩn đoán xuất tinh sớm (PEDT) và Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF-15) cho 213 cặp vợ chồng vô sinh đến khám tại trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và có ít nhất một trong ba rối loạn ở vợ là: 17,4%; 29,1%; 13,6% và 34,7%; ở chồng là: 7,5%; 15,5%; 5,6% và 19,2% và cặp vợ chồng là: 22,1%; 39,0%; 17,8% và 44,1%. Mức độ rối loạn nhẹ và vừa chiếm đa số. Sau khi hiệu chỉnh tuổi, trầm cảm liên quan nhẹ với rối loạn cương (OR=1,06), với xuất tinh sớm (OR=1,18). Lo âu liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,09), với rối loạn cương (OR=1,04), với xuất tinh sớm (OR=1,20). Stress chỉ liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,11).
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có nhu cầu xây dựng chiến lược chăm sóc tâm lý thích hợp, nhằm từng bước tiến tới tiếp cận toàn diện để quản lý vô sinh. Gần một nửa số cặp vợ chồng có rối loạn về tâm lý, trong đó người vợ chịu áp lực nhiều hơn chồng. Các vấn đề tâm lý nên được quan tâm đồng thời với các vấn đề về tình dục.
#Vô sinh #trầm cảm #lo âu #stress #rối loạn tình dục.
Tỷ lệ đái tháo đường thai nghén tại khoa khám theo yêu cầu Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố nguy cơ
Tập 12 Số 2 - Trang 108-111 - 2014
Đặt vấn đề: đái tháo đường thai nghén (ĐTĐTN) có xu hướng tăng tại Việt Nam nhưng các yếu tố nguy cơ, bao gồm kiến thức và thực hành của người phụ nữ mang thai còn ít được nghiên cứu. Mục tiêu: xác định tỷ lệ mắc, thực trạng kiến thức và thực hành phòng ĐTĐTN và xác định một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 429 thai phụ được phỏng vấn và làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Kết quả: Trong tổng số 429 thai phụ có 49 được chẩn đoán ĐTĐTN chiếm tỷ lệ 11,4%. Tỷ lệ có kiến thức đạt về ĐTĐTN là 76,2%. Tỷ lệ có thực hành dinh dưỡng và vận động thể lực ở mức độ ‘đạt’ là 35,4 %. Nguy cơ mắc ĐTĐTN tăng cùng với tuổi của thai phụ. Phụ nữ béo phì từ trước khi mang thai có nguy cơ ĐTĐTN cao hơn hẳn những phụ nữ khác (OR=4,1; 95% CI: 1,39 - 10,9). Nguy cơ mắc ĐTĐTN ở thai phụ không thực hành dinh dưỡng và vận động thể lực ở mức độ ‘đạt’ cao gấp 1,99 lần so với những thai phụ còn lại (OR=1,99; 95% CI: 1,1 - 4,1). Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTN là 11,4%. Tỷ lệ có kiến thức đạt về ĐTĐTN là 76,3%; trong khi 35,4 % có thực hành đạt. Tuổi thai phụ cao, chỉ số khối cơ thể cao từ trước khi có thai, và thực hành dinh dưỡng và thể lực chưa tốt của thai phụ liên quan đến tăng nguy cơ mắc ĐTĐTN.
#Đái tháo đường thai nghén #kiến thức #thực hành #yếu tố nguy cơ
Nhận xét kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2013
Tập 12 Số 2 - Trang 44-47 - 2014
Mục tiêu nghiên cứu: 1. xác định tỷ lệ các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung tại bệnh viện; 2. phân tích ưu – nhược điểm của các phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung. Đối tượng nghiên cứu: tất cả các trường hợp chửa ngoài tử cung được điều trị nội khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2013. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả. Kết quả nghiên cứu: tỷ lệ chửa ngoài tử cung chiếm 6,67% tổng số bệnh nhân điều trị; tỷ lệ điều trị nội khoa chửa ngoài tử cung là 28,33%; tỷ lệ phẫu thuật chửa ngoài tử cung là 71,66%; tỷ lệ thành công của điều trị nội khoa đơn liều là 80,4%; tỷ lệ thành công của điều trị nội khoa đa liều là 90,5%; tỷ lệ phẫu thuật nội soi là 98,8% tổng số phẫu thuật; tỷ lệ phẫu thuật nội soi bảo tồn là 6%; rất ít tai biến trong và sau điều trị.
#điều trị #chửa ngoài tử cung
Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON
Tập 15 Số 4 - Trang 69 - 75 - 2018
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
#phân loại POSEIDON #đáp ứng kém #tiên lượng thấp #tỷ lệ thai diễn tiến #thụ tinh ống nghiệm.
Nghiên cứu bệnh lý tiền sản giật nặng - sản giật và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
Tập 12 Số 3 - Trang 83-87 - 2014
Mục tiêu: Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật nặng- sản giật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 67 thai phụ tiền sản giật nặng- sản giật điều trị tại Bệnh viên Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 7/ 2013- 4/2014. Kết quả: Bệnh gặp nhiều nhất độ tuổi 25 -34 tuổi (49,3%) và con so (50,7%). Tăng huyết áp và phù gặp hầu hết bệnh nhân. Protein niệu > 3g/l chiếm tỉ lệ cao 67,2%. Sau điều trị xét nghiệm protein niệu, acid uric, tiểu cầu, ion Mg++ có cải thiện có ý nghĩa. Các biến chứng mẹ gặp 13,43%; biến chứng con gặp nhiều nhất là đẻ non (59,7%). Đình chỉ thai chủ yếu là mổ đẻ (88,1%). Chỉ số Apgar sau 5 phút > 7 chiếm tỷ lệ cao nhất 56,9%. Thời gian điều trị kéo dài tuổi thai trung bình 11 ¬± 3 ngày. Kết luận: Tiền sản giật nặng - sản giật hầu hết có đủ 3 triệu chứng: tăng huyết áp, phù và protein niệu. Các biến chứng mẹ rất nguy hiểm, biến chứng con gặp nhiều là sinh non. nếu điều trị kịp thời cho kết quả tốt cho mẹ và con.
Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON
Tập 17 Số 1 - Trang 68 - 74 - 2019
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
#phân loại POSEIDON #đáp ứng kém #tiên lượng thấp #tỷ lệ thai diễn tiến #thụ tinh ống nghiệm.
Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng năm 2015
Tập 13 Số 4 - Trang 34 - 38 - 2016
Đặt vấn đề: Đái tháo đường thai kì là một thể đặc biệt của đái tháo đường và đang là vấn đề đáng quan tâm vì số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng với hậu quả, biến chứng của bệnh cho người mẹ và thai nhi ngày càng phức tạp.
Mục tiêu: xác định tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ cho phụ nữ đến khám thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng và mô tả một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 885 thai phụ được sàng lọc đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp Glucose máu theo hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2012. Kết quả: Tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2012 tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng là 37,4%. Một số yếu tố liên quan là: tiền sử sinh con trên 4000 gr (OR = 2,40, 95%CI: 1,31 - 4,41), tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất (OR = 2,34, 95%CI: 1,37 - 4,02), hội chứng buồng trứng đa nang (OR = 2,29, 95%CI: 1,37 - 3,83), tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân (OR = 2,18, 95%CI: 1,47 - 3,22), thừa cân, béo phì (OR = 1,69, 95%CI: 1,16 - 2,48).
Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTK tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng là 37,4%. Một số yếu tố nguy cơ là:tiền sử sinh con trên 4000 gr, tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất, hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân, thừa cân, béo phì.
#Đái tháo đường thai kì #yếu tố nguy cơ #Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng.
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giá trị doppler động mạch tử cung trong dự báo tiền sản giật ở tuổi thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày
Tập 12 Số 1 - Trang 46-49 - 2014
Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và giá trị dự báo tiền sản giật của chỉ số khối cơ thể, huyết áp động mạch trung bình, các chỉ số Doppler động mạch tử cung thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 253 sản phụ mang thai tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám và theo dõi thai nghén tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đại học Y dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2013. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ mắc tiền sản giật là 5,5%, tăng huyết áp thai kì chiếm 3,2%. Tiền sử thai lưu, sẩy và tiền sử gia đình có người mắc tiền sản giật có liên quan đến tỷ lệ mắc tiền sản giật. Chỉ số khối cơ thể BMI, MAP, chỉ số PI, RI của Doppler động mạch tử cung có giá trị dự báo nguy cơ tiền sản giật. Kết luận: Trị số BMI, MAP, PI, RI Doppler động mạch tử cung là các chỉ số giúp dự báo sớm nguy cơ tiền sản giật.