Tạp chí Phụ Sản

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Mối tương quan giữa kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn và sự phân mảnh DNA tinh trùng được đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA)
Tạp chí Phụ Sản - Tập 14 Số 4 - Trang 70-74 - 2017
Phan Thị Kim Anh, Nguyễn Trương Thái Hà, Nguyễn Minh Tài Lộc, Dương Nguyễn Duy Tuyền, Mã Phạm Quế Mai, Nguyễn Ấn Bình, Hồ Mạnh Tường, Nguyễn Thị Quỳnh Tiên
Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) được đo bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng (SCSA) và kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu Bệnh nhân: 65 bệnh nhân điều trị ICSI Kết quả chính thu nhận: DFI và kết quả ICSI Kết quả: Chỉ số DFI tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICI có ý nghĩa thống kê (r = -0,28; p = 0,02). Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI > 15% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân có DFI ≤15% (91% so với 84%; p = 0,03). Không tìm thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số DFI và chất lượng phôi. Tỷ số nguy cơ (ORs) được ước tính cho kết quả thai sinh hóa không có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm bệnh nhân có chỉ số DFI > 15%. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy khi ước tính ORs cho kết quả thai lâm sàng sau 8 tuần. Kết luận: Kết quả DFI – SCSA có sự tương quan nghịch với tỷ lệ thụ tinh sau ICSI
#Khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng #vô sinh nam #phân mảnh DNA tinh trùng #ICSI #sự thụ tinh #sự mang thai.
Tỉ lệ hiện mắc stress trên nhân viên y tế đang công tác tại các trung tâm IVF
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 1 - Trang 142 - 149 - 2018
Lê Đăng Khoa, Kirsty Foster, Trần Nhật Quang, Đặng Quang Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hồ Mạnh Tường
Đặt vấn đề: Điều kiện làm việc căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ và tinh thần của nhân viên y tế cũng như kết quả điều trị bệnh nhân hiếm muộn. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tỉ lệ hiện mắc và bản chất của các yếu tố stress trên nhân viên y tế đang công tác tại các trung tâm IVF. Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Tất cả nhân viên y tế tại 7 đơn vị IVF miền Nam Việt Nam được mời tham dự. Thông tin sẽ được thu thập trực tiếp thông qua bảng thu thập chỉ số stress nghề nghiệp (OSI). Kết quả: Có 35 y tá, 19 bác sỹ và 51 nhân viên phòng lab tham gia. Trong đó, nhóm y tá có điểm số stress nghề nghiệp cao nhất. Điểm số này có mối liên hệ chặt chẽ với “yêu cầu công việc cao” (p<0.01). Một vài chỉ số thống kê (như mức thu nhập, số giờ làm việc kéo dài, không gian làm việc riêng) cho thấy nguồn gốc gây nên stress nghề nghiệp. Kết luận: Trong nhóm nhân viên y tế tham gia khảo sát, chỉ số OSI đặc biệt cao nhất ở nhóm y tá trong số 3 nhóm tham gia. Nghiên cứu cũng cho thấy khía cạnh “yêu cầu công việc cao” khi có mối tương quan chặt chẽ với điểm số OSI.
#Stress nghề nghiệp #IVF #nhân viên y tế.
So sánh thai diễn tiến cộng dồn giữa chuyển phôi ngày 3 so với chuyển phôi ngày 5 ở bệnh nhân thụ tinh trong ống nghiệm
Tạp chí Phụ Sản - Tập 15 Số 1 - Trang 69 - 73 - 2017
Phạm Dương Toàn, Hà Thị Diễm Uyên, Hồ Mạnh Tường, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Huỳnh Gia Bảo
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn của chuyển 2 phôi ngày 3 so với chuyển 2 phôi ngày 5 nhằm xác định chiến lược chuyển phôi tốt nhất cho các bệnh nhân đến thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại IVFMD, bệnh viện Mỹ Đức trong thời gian từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015. Tiêu chuẩn nhận bệnh: tuổi từ 18 - 42 tuổi, kích thích buồng trứng bằng GnRH antagonist, số chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm ≤ 2, số phôi hữu dụng ngày 3 (loại I và II) ≥ 8, chuyển 2 phôi ngày 3 hoặc ngày 5. Tiêu chuẩn loại: Các chu kỳ trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM), chu kỳ xin-cho trứng, kích thích trưởng thành noãn bằng GnRH agonist. Yếu tố đánh giá kết quả chính: tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn và yếu tố phụ: tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ đa thai, tỷ lệ sảy thai, tỷ lệ thai ngoài tử cung. Kết quả: 210 bệnh nhân thỏa điều kiện được chọn vào nghiên cứu được chia làm 2 nhóm với 78 bệnh nhân thực hiện chuyển phôi vào ngày 3 và 132 bệnh nhân chuyển phôi ngày 5. Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm bệnh nhân về các thông số độ tuổi, BMI, thời gian vô sinh, độ dày nội mạc tử cung (32,2 so với 31,9; 21,3 so với 21,2; 4,3 so với 4,3; 11,8 so với 11,9; tương ứng với mỗi nhóm). Tỷ lệ thai diễn tiến ở các trường hợp chuyển phôi ngày 5 cao hơn đáng kể có ý nghĩa thống kê so với chuyển phôi ngày 3 (29,5% so với 46,2%; P=0,02). Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm chuyển phôi ngày 3 và ngày 5 (60,3 so với 71,2; P>0,05). Kết luận: Mặc dù tỷ lệ thai diễn tiến ở trường hợp chuyển phôi ngày 5 là cao hơn đáng kể so với chuyển phôi ngày 3, nhưng tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn là tương đương ở cả 2 nhóm.
Surveillance of pregnancy outcome of monochorionic twins at Tu Du Hospital
Tạp chí Phụ Sản - Tập 21 Số 1 - Trang 34-39 - 2023
Pham Cong Toan, Vo Thi Hue, Trinh Nhut Thu Huong, Nguyen Hong Hoa, Tran Nhat Thang
Background: Monochorionic twins are a high risk pregnancy and are associated with special complications that are unique to sharing a placenta and because of the hemodynamic imbalance caused by placental vascular anastomoses. Therefore, the outcome of monochorionic twins is still being researched and reported to looking for the best evidence to perform the optimal interventions. Objectives: To describe the outcome of monochorionic twins to determine the proportion of special complications. Moreover, exploring the rate of fetal death in uterus, premature delivery, the successful vaginal birth in complicated monochorionic twins after bipolar cord coagulation. Materials and Methods: Case series report of monochorionic twins which was managed pregnancy and delivered at Tu Du hospital between January 2018 and January 2019, comprised 166 cases with 81 complicated monochorionic twin pregnancies. Results: The series comprised 85 uncomplicated monochorionic twins (51.2%) and 81 complicated cases (48.8%) with 15% twin-twin transfusion syndrome (TTTS) and 28.3% selective intrauterine growth restriction (sIUGR). Nineteen cases of bipolar cord coagulation perfomed included seven TTTS, eight sIUGR, three cases with serious malformation, and one twin reversed arterial perfusion sequence (TRAP). Conclusions: TTTS and sIUGR are complications unique to monochorionic twins and diagnosed in the early stage after 23 week’s gestation. Bipolar cord coagulation is an effective procedure in complicated monochorionic pregnancies to improve pregnancy outcome.
Hội chứng Fragile X
Tạp chí Phụ Sản - Tập 13 Số 1 - Trang 11 - 14 - 2015
Nguyễn Bảo Trâm, Nguyễn Thị Minh Vân
Hội chứng Fragile X (Fragile X Syndrome - FXS) là một rối loạn di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm thần và có tỷ lệ mắc phải cao. Gen FMR1 đột biến qua sự gia tăng số lần lặp lại của bộ ba nucleotide CGG tại vùng 5’ UTR (5’ unstranlated region), hậu quả là tình trạng giảm hoặc không được biểu hiện gen dẫn đến thiếu hụt protein FMR (FMRP). Sự thay đổi mức độ biểu hiện của FMR1 dẫn đến các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, phổ biến nhất là hội chứng Fragile X, rối loạn thoái hoá thần kinh khởi phát muộn (Fragile X tremor/ataxia syndrome - FXTAS), suy buồng trứng sớm (Fragile X primary ovarian insufficiency – FXPOI). Bài tổng quan này hệ thống những thông tin cơ bản về cơ sở di truyền, hình thái giải phẫu, tỉ lệ mắc phải, triệu chứng cũng như chỉ định chẩn đoán và tư vấn di truyền của FXS.
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV
Tạp chí Phụ Sản - Tập 12 Số 4 - Trang 10-17 - 2014
Cao Ngọc Thành, Nguyễn Mạnh Hoan
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nhiễm HIV có liên quan đến sự phát triển của TCSS. Tại VN, chưa có báo cáo về tỉ lệ TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV.Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến TCSS ở các phụ nữ nhiễm HIV (H). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc thực hiện tại Đồng Nai và Bình Dương từ 30/11/2012 đến 30/3/2014. Tất cả 135 phụ nữ nhiễm H và 405 phụ nữ không nhiễm H (tỉ lệ 1: 3) đồng ý tham gia đã được sàng lọc TCSS bằng cách sử dụng thang Edinburgh (EPDS) từ khi nhập viện sinh đến 1 và 6 tuần sau khi sinh. TCSS được đánh giá ở tất cả các lần, các EPDS có điễm cắt ≥ 13 được sử dụng để xác định trầm cảm có thể xảy ra. Mẫu có EPDS ≥ 13 ở thời điểm nhập viện được loại khỏi nghiên cứu. Phiếu thu thập số liệu được sử dụng để thu thập các đặc điểm của tất cả các mẫu nghiên cứu. Kết quả: Trong bài này chúng tôi chỉ trình bày đánh giá ở thời điểm sau sinh 6 tuần. Tỉ lệ TCSS tại thời điểm 6 tuần ở nhóm nhiễm H là 61% so với tỉ lệ 8,7% ở nhóm không nhiễm (p < 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa 2 nhóm ở một số đặc điểm: học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tiền căn trầm cảm, hôn nhân, sức khỏe con, bú sữa mẹ. Phân tích đa biến xác định có sự liên quan giữa TCSS với các yếu tố: nhiễm H, sống trong tỉnh, tiền căn trầm cảm và tình trạng sức khỏe con. Phân tích đơn biến xác định các yếu tố: phát hiện bệnh trễ trong chuyển dạ, con bị nhiễm H, mặc cảm mang bệnh H và cảm thấy có lỗi với gia đình có liên quan đến TCSS ở phụ nữ nhiễm H. Kết luận: Người nhiễm HIV có nguy cơ bị trầmcảm sau sinh cao gấp 6,4 lần người không nhiễm HIV với p<0,001. Sản phụ sống trong tỉnh ít nguy cơ hơn sản phụ nhập cư với RR 0,72 (KTC 95% 0,53-0,98); Sản phụ có tiền căn trầm cảm nguy cơ cao gấp 1,72 lần sản phụ không có tiền căn này (KTC 95% 1,02-2,89); Sản phụ sinh con yếu hoặc chết nguy cơ TCSS gấp 1,75 lần người sinh con khỏe mạnh (KTC 95% 0,96-3,18).
#HIV
Tương lai sản khoa sau phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ
Tạp chí Phụ Sản - Tập 19 Số 1 - Trang 11-15 - 2021
Vương Thị Ngọc Lan, Đinh Thế Hoàng, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Khánh Duy
Thai ngoài tử cung đoạn kẽ là một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng và tương lai sản khoa của người bệnh. Can thiệp phẫu thuật là một chọn lựa điều trị quan trọng, đôi khi là chỉ định tuyệt đối trong một số trường hợp. Hiện chưa có những đồng thuận về việc quản lý thai kỳ tiếp theo sau phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ, trong thực hành lâm sàng việc cung cấp thông tin chính xác cho người bệnh về những nguy cơ tiềm ẩn trong lần mang thai tiếp theo vẫn là một thách thức. Bài tổng quan nhằm mục đích đề cập đến những nguy cơ đáng ngại và đề xuất kế hoạch quản lý thai kỳ phù hợp sau phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung đoạn kẽ dựa trên những bằng chứng y học hiện tại.
#Thai ngoài tử cung đoạn kẽ #phẫu thuật xén góc hình chiêm #phẫu thuật cắt góc #phẫu thuật xẻ góc #tương lai sản khoa
Hiệu quả khởi phát chuyển dạ của ống thông Foley đặt qua lỗ trong cổ tử cung ở thai ≥ 37 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng
Tạp chí Phụ Sản - Tập 16 Số 4 - Trang 50 - 55 - 2019
Trần Thị Dùng, Nguyễn Văn Hiền, Trần Đình Vinh, Phạm Chí Kông
Mở đầu: Khởi phát chuyển dạ là sự kích thích gây ra cơn co tử cung trước khi quá trình chuyển dạ tự nhiên bắt đầu. Hiện tại, ở Việt Nam trong khi các phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng hoá học còn chưa được áp dụng rộng rãi do các lo ngại về tính an toàn và chi phí cao, thì các phương pháp cơ học được sử dụng chủ yếu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ KPCD thành công bằng ống thông foley. Xác định tỉ lệ biến chứng và tác dụng không mong muốn của phương pháp. Đánh giá kết cuộc thai kỳ sau KPCD bằng thông Foley. Phương pháp: nghiên cứu báo cáo loạt ca (dọc tiến cứu) trên 78 thai phụ đơn thai, tuổi thai từ 37 tuần, có chỉ định khởi phát chuyển dạ từ 11/2016 đến 09/2017 vào khoa Sinh BV Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Tất cả các thai phụ đều được KPCD với ống thông Foley 16 Fr qua lỗ trong cổ tử cung, bơm 60 ml nước muối sinh lý, theo dõi trong 12 giờ. Kết quả: Tỷ lệ KPCD thành công là 89,7%. Tỷ lệ sinh ngả âm đạo là 39,7%, tỷ lệ sinh mổ là 60,3%. Thời gian trung bình từ lúc KPCD đến chuyển dạ 9.36±3,23 giờ. Không có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng, ghi nhận có 27 TH (34,6%) có cảm giác khó chịu hoặc đau khi đặt thông. Sau sinh, tình trạng với Apgar <7 điểm/1 phút chỉ có 5 TH, đó là những trường hợp thai tử lưu được khởi phát chuyển dạ. Không có TH nào bị ngạt cần phải hồi sức. Kết luận: KPCD với thông Foley qua lỗ trong cổ tử cung là phương pháp cơ học an toàn và hiệu quả cao cho thai kỳ có tuổi thai ≥ 37 tuần. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai.
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung kiến thức cập nhật
Tạp chí Phụ Sản - Tập 11 Số 3 - Trang 26 - 27 - 2013
Trần Thị Lợi
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng misoprostol trong sản phụ khoa
Tạp chí Phụ Sản - Tập 11 Số 4 - Trang 70 - 74 - 2013
Jennifer Tang, Monica Dragoman, Nathalie Kapp, Joan Paolo de Souza
Tổng quan: Misoprostol là một đồng vận Prostaglandin E1 có tác dụng gây co thắt tử cung và làm mềm cổ tử cung. Đã có một số lượng đáng kể các thử nghiệm ngẫu nhiên và các tổng quan hệ thống đánh giá về vai trò của Misoprostol trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Misprostol hiện sẵn có ở trên 80 quốc gia, giá thành không đắt, ổn định ở nhiệt độ phòng, vì vậy đây có thể là một lựa chọn hữu dụng đặc biệt ở những quốc gia có nguồn lực còn hạn chế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận vai trò quan trọng của Misoprostol và đã đưa ra khuyến cáo hướng dẫn sử dụng tập trung chủ yếu vào 4 vấn đề sức khỏe sinh sản bao gồm: khởi phát chuyển dạ, phòng ngừa và điều trị băng huyết sau sinh, quản lý sẩy thai tự nhiên và phá thai. Phương pháp nghiên cứu và kết quả: Tất cả các hướng dẫn đưa ra đã được xây dựng và trình bày trong Cẩm nang Hướng dẫn của WHO (WHO handbook for guideline development). Quá trình này bao gồm: Xác định những thắc mắc ưu tiên và các kết quả quan trọng; thu hồi chứng cứ; đánh giá và tổng hợp các bằng chứng; xây dựng và thống nhất các khuyến cáo; kế hoạch phổ biến, thực hiện, đánh giá hiệu quả cũng như cập nhật. Báo cáo này tổng hợp các khuyến cáo về sử dụng Misoprostol phù hợp đối với mỗi hướng dẫn. Kết luận: Các tài liệu tham khảo hiện tại được thiết kế để các nhà lâm sàng và các nhà hoạch định chính sách có thể nhanh chóng đánh giá cũng như so sánh các khuyến cáo sử dụng Misoprostol trong các tình huống khác nhau.
#Sẩy thai #hướng dẫn #khởi phát chuyển dạ #Misoprostol #băng huyết sau sinh #khuyến cáo
Tổng số: 983   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10