Tạp chí Pháp luật và thực tiễn

  2525-2666

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

7 - PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ ĐẤT ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Số 46 - 2021
Nguyễn Thành Phương
Trên cơ sở phân tích các quy định về cho thuê đất, những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục về cho thuê đất đối với đơnvị sự nghiệp công lập được giao tự chủ về tài chính, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luậtvề vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
3 - QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỊCH TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
Số 45 - 2020
Huệ Tào
Dịch thuật sẽ giúp công dân nước này muốn được tiếp cận các tác phẩm văn học và nghệ thuật của tác giả quốc gia khác trở nêndễ dàng. Dưới góc độ pháp lý, tác phẩm dịch là một tác phẩm phái sinh, liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với cả tác phẩm gốc và tác phẩm dịch. Trong bài viết này, tác giả phân tích tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ tác phẩm dịch, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm dịch.
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN
Số 44 - Trang 31 - 2020
Đào Mộng Điệp
Là một bên của quan hệ lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ chế hai bên và ba bên. Pháp luật quốc tế và quốc gia đã thiết lập một hành lang pháp lý điều chỉnh về tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vẫn còn những hạn chế và bất cập nhất định. Bài viết đánh giá thực trạng pháp luật về tổ chức đại diện người sử dụng lao động và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.
#Tổ chức #đại diện người sử dụng lao động #pháp luật
NHỮNG HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Số 54 - 2023
Hoàng Anh Tuấn
Bài viết phân tích một số hạn chế, và bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trên cơ sở đối sánh giữa Luật Đất đai năm 2013 và dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2023; trên cơ sở nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Luật Đất đai hiện hành.
#thế chấp quyền sử dụng đất #hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất #Luật Đất đai
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ GÓP VỐN VÀ XỬ LÝ CHẤM DỨT GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
Số 51 - Trang 9 - 2022
Trần Linh Huân, Phạm Thị Anh Thư
Các vấn đề về hình thức, hiệu lực của giao dịch góp vốn, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản cũng như vấn đề xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt hợp đồng góp vốn đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, thì các quy định pháp luật điều chỉnh về những vấn đề này vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập trong quy định về hình thức, hiệu lực của giao dịch góp vốn, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản cũng như vấn đề xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt hợp đồng góp vốn, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.
#Quyền sử dụng đất #góp vốn #thủ tục góp vốn #chấm dứt góp vốn #kinh doanh bất động sản.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN
Số 47 - Trang 110 - 2021
Nguyễn Duy Thanh
Trong những năm gần đây hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Các hoạt động mua bán không chỉ diễn ra trên các ứng dụng trong nước như: Lazada, Tiki, Fabook...mà còn cả trên các ứng dụng mua bán quốc tế Teesrping, Teechip, sunfog, Ebay, Amazon FBA, Dropshipping, Alibaba.... Giống như hoạt động thương mại truyền thống, trong TMĐT cũng phát sinh các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia giao dịch. Do đó, cần phải có những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tính chất của giao dịch TMĐT. Giải quyết tranh chấp trực trực tuyến được coi là phương thức thích hợp nhất để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT. Tuy nhiên cho tới nay vẫn ở Việt Nam chưa có một cơ chế đồng bộ để giải quyết tranh chấp TMĐT trực tuyến. Bài viết này tập trung vào phân tích và làm rõ khái niệm và đặc điểm của giải quyết tranh chấp trực tuyến, phân tích đánh giá thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp TMĐT ở Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
#Thương mại điện tử #Giải quyết tranh chấp #trực tuyến.
1 - ÁP DỤNG PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG TRONG XÁC ĐỊNH VÀ XỬ LÝ HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Số 46 - Trang 1-13 - 2021
Trần Linh Huân
Bài viết phân tích, đánh giá một số quy định pháp luật môi trường trong việc xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, đồng thời chỉ ra một số điểm bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện.
2 - QUYỀN SAO CHÉP VÀ TRÍCH DẪN TÁC PHẨM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Số 46 - 2021
Nguyễn Trọng Luận
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả có độc quyền trong việc sao chép tác phẩm và có quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác thực hiện sao chép tác phẩm của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chủ sở hữu quyền không có quyền ngăn cấm người khác sao chép tác phẩm. Bên cạnh đó, trích dẫn hợp lý tác phẩm của người khác để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình cũng là hành vi hợp pháp. Việc ghi nhận những ngoại lệ quyền tác giả này là một điểm rất tiến bộ của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải bàn luận xoay quanh vấn đề này. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sao chép và trích dẫn tác phẩm trong môi trường giáo dục, đồng thời chỉ ra một số bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm từ Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ DỮ LIỆU CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ CÁC CÔNG NGHỆ SỐ MỚI NỔI KHÁC
Số 50 - Trang 137 - 2022
Nguyễn Quỳnh Trang
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, điện toán lượng tử, thực tế ảo, internet vạn vật... đã thay đổi thế giới và nhận thức của con người. Trong đó, trí tuệ nhân tạo được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là về dữ liệu cá nhân. Bên cạnh những lợi ích mà AI và các công nghệ số khác đem đến chúng ta không thể phủ nhận, vẫn còn tồn tại các vẫn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người,trong đó có quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân. Bài viết tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số mới nổi khác; các quy định của pháp luật về bảo hộ dữ liệu các nhân như pháp luật Hoa Kỳ, Châu Âu (EU), pháp luật Việt Nam, từ đó đánh giá những lợi ích và rủi ro đối với các quy định bảo hộ dữ liệu cá nhân, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong sự phát triển của AI và các công nghệ số.
#Trí tuệ nhân tạo #dữ liệu cá nhân #pháp luật #bảo hộ
11 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
Số 45 - 2020
Hoài Thương
Xuất phát từ hiện trạng pháp luật cũng như bối cảnh pháp lý ở Việt Nam hiện nay, đồng thời dựa trên tinh thần kế thừa có chọnlọc những kinh nghiệm quý báu từ các quốc gia đi trước trong hoạt động áp dụng án lệ, bài viết đề xuất cách thức áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trong đó bao gồm việc xác định giá trị áp dụng của án lệ, cách thức áp dụng án lệ của Thẩm phán, việc tuân theo hoặc bác bỏ án lệ, kết hợp áp dụng án lệ và các nguồn luật khác trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.