Tạp chí Pháp luật và thực tiễn

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
ỨNG DỤNG CÁC KỸ NĂNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG (CASE STUDY) TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 49 - Trang 101 - 2021
Lê Thị Bích Phượng, Hồ Văn An, Trương Mỹ Linh
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho xã hội để kịp thời đáp ứng nhu cầu của đất nước. Vậy nên việc bắt kịp với xu thế mới của xã hội và đáp ứng nhu cầu thị trường đang là vấn đề cấp bách trong mục tiêu đổi mới giáo dục đại học toàn diện ở Việt Nam. Trong học tập cũng như trong cuộc sống, ngoài trau dồi nguồn kiến thức thì phải luôn cố gắng trau dồi thêm các kỹ năng để làm nền tảng, là cơ sở vững chắc tiến bước xa hơn trên con đường học vấn. Trường Đại học Luật, Đại học Huế từ lâu đã rất coi trọng chất lượng nguồn nhân lực là nền tảng cốt lõi tư duy đào tạo của nhà trường. Với mục tiêu này, nhà trường đã tiến hành ứng dụng phương pháp tình huống trong dạy và học đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Phương pháp này bộc lộ những ưu điểm về các kỹ năng để sinh viên rèn luyện và ứng dụng vào học tập. Tuy nhiên việc ứng dụng các kỹ năng phương pháp tình huống vào học tập của sinh viên luật vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế thông qua bài viết, nhóm tác giả nghiên cứu thực tiễn ứng dụng các kỹ năng phương pháp tình huống trong học tập của sinh viên luật, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp, giúp phát huy tối đa tính hiệu quả của phương pháp này.
#Kỹ năng #phương pháp tình huống #sinh viên #Trường Đại học Luật #Đại học Huế.
SỬ DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 53 - Trang 34 - 2022
Võ Công Khôi
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) hiện diện ngày càng sâu rộng trong khu vực công. AI mang lại các lợi ích tiềm năng cho nền hành chính nhà nước, chẳng hạn như tự động hóa quy trình xử lý công việc, xử lý thông tin nhanh hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ công hoặc tăng hiệu quả làm việc… Do những lợi ích tiềm năng này, các cơ quan nhà nước ngày càng áp dụng AI vào hoạt động quản lý, điều hành. Tuy vậy, việc ứng dụng AI trong nền hành chính nhà nước đối diện với không ít thách thức. Trên cơ sở nhận diện các cơ hội và thách thức nảy sinh từ việc ứng dụng AI, bài viết bước đầu nêu ra một số khuyến nghị đối với các chủ thể công quyền trong quá trình mở rộng quy mô ứng dụng AI trong nền hành chính nhà nước.
#Trí tuệ nhân tạo #chính phủ thông minh #quản lý nhà nước #Việt Nam.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ GÓP VỐN VÀ XỬ LÝ CHẤM DỨT GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM
Trần Linh Huân, Phạm Thị Anh Thư
Các vấn đề về hình thức, hiệu lực của giao dịch góp vốn, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản cũng như vấn đề xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt hợp đồng góp vốn đã được ghi nhận và quy định trong pháp luật đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, thì các quy định pháp luật điều chỉnh về những vấn đề này vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập, hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực tế đó, bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập trong quy định về hình thức, hiệu lực của giao dịch góp vốn, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản cũng như vấn đề xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt hợp đồng góp vốn, từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này.
#Quyền sử dụng đất #góp vốn #thủ tục góp vốn #chấm dứt góp vốn #kinh doanh bất động sản.
TỪ ĐẠO LUẬT MIỄN TRỪ QUỐC GIA NƯỚC NGOÀI CỦA AUSTRALIA ĐẾN ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG LUẬT MIỄN TRỪ CỦA QUỐC GIA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 51 - Trang 98 - 2022
Phạm Thị Hồng Mỵ
Cùng với sự phát triển hội nhập quốc tế thì quốc gia cũng là một bên chủ thể tham gia vào một số quan hệ của Tư pháp quốc tế. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia nên khi quốc gia tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định tư cách chủ thể là chủ thể đặc biệt, được hưởng quyền miễn trừ. Bài viết sẽ phân tích quyền miễn trừ của quốc gia nước ngoài trong Tư pháp quốc tế thông qua trình bày Luật miễn trừ của các quốc gia nước ngoài của nước Úc để từ đó đề xuất cơ sở việc xây dựng Luật miễn trừ quốc gia nước ngoài của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
#Quyền miễn trừ quốc gia quốc gia – chủ thể đặc biệt; Luật miễn trừ của quốc gia nước ngoài.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 47 - Trang 36 - 2021
Bế Hoài Anh, Nguyễn Văn Hợi
Sinh con bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không còn là vấn đề quá mới dưới cả góc độ pháp lý và thực tiễn. Song thực tế hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản nhất về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Từ đó có thể bảo đảm cách hiểu và áp dụng thống nhất trong thực tiễn đời sống.
#Sinh con #kỹ thuật hỗ trợ sinh sản #vô sinh.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 47 - Trang 87 - 2021
Nguyễn Duy Phương , Nguyễn Duy Thanh
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) năm 2010 đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD. Một trong những nội dung của Luật là quy định về bồi thường thiệt hại (BTTH) cho NTD. Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các quy định về BTTH cho NTD đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc nhất định. Bài viết phân tích những ưu điểm, hạn chế của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 về BTTH cho NTD, qua đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả BTTH cho NTD.
#Bảo vệ quyền lợi; bồi thường thiệt hại; người tiêu dùng
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 55 - Trang 65 - 2023
Phạm Thị Hồng Mỵ
Bài viết chỉ rõ một số bất cập, hạn chế của Tòa án Việt Nam khi áp dụng pháp luật tố tụng dân sự giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp bình luận một số bản án. Qua việc nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam hiện nay.
#vụ việc dân sự; có yếu tố nước ngoài; tố tụng dân sự; thẩm quyền
3 - QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỊCH TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
Huệ Tào
Dịch thuật sẽ giúp công dân nước này muốn được tiếp cận các tác phẩm văn học và nghệ thuật của tác giả quốc gia khác trở nêndễ dàng. Dưới góc độ pháp lý, tác phẩm dịch là một tác phẩm phái sinh, liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với cả tác phẩm gốc và tác phẩm dịch. Trong bài viết này, tác giả phân tích tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ tác phẩm dịch, pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ tác phẩm dịch.
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 49 - Trang 49 - 2021
Nguyễn Hoàng Linh Chi
Bài viết phân tích vai trò của trình tự, thủ tục ban hành đối với chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
#Văn bản quy phạm pháp luật #Hội đồng nhân dân cấp tỉnh #trình tự #thủ tục #Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
LÃI SUẤT TRẦN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Tạp chí Pháp luật và thực tiễn - Số 51 - Trang 65 - 2022
Đoàn Thị Kiều Nga, Liên Đăng Phước Hải
Tại nhiều quốc gia, việc kiểm soát lãi suất cho vay luôn được chú trọng nhằm bảo vệ người tiêu dùng, cũng như trật tự xã hội. Bài viết này tập trung phân tích nội dung liên quan tới lãi suất cho vay tiêu dùng, thông qua việc tiếp cận các quy định về lãi suất trần của một số quốc gia đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, cũng như những chính sách quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam.
#Cho vay tiêu dùng #lãi suất #lãi suất trần.
Tổng số: 235   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10