
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc
0866-773X
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
CẤU TRÚC CÂU TRONG VIỆC HỌC TIẾNG ANH
Tập 12 Số 3 - Trang 51-56 - 2023
Học cấu trúc câu là một yếu tố quan trọng trong việc nắm bắt tiếng Anh, vì nó cho phép người học truyền đạt suy nghĩ và ý tưởng một cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc nắm vững cấu trúc câu trong tiếng Anh có thể gây khó khăn cho người học tiếng Anh (ELLs), vì tiếng Anh có hệ thống cấu trúc câu độc đáo khác với các ngôn ngữ khác. Nghiên cứu này nhằm khám phá vai trò của cấu trúc câu trong việc học tiếng Anh, những thách thức mà ELLs phải đối mặt khi nắm vững cấu trúc câu và các chiến lược giúp ELLs vượt qua những thách thức này. Nghiên cứu sẽ tập trung vào những thách thức mà ELLs phải đối mặt khi nắm vững cấu trúc câu, như ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, sự phức tạp của cấu trúc câu tiếng Anh và tác động của trình độ thành thạo tiếng Anh. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về vai trò của cấu trúc câu trong việc học tiếng Anh và cung cấp thông tin cho việc phát triển các phương pháp và chiến lược giảng dạy ngôn ngữ hiệu quả hơn. Kết quả của nghiên cứu này có thể hữu ích cho giảng viên tiếng Anh và các nhà phát triển chương trình giảng dạy quan tâm đến việc cải thiện chất lượng giáo dục tiếng Anh cho ELLs. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc câu trong việc học tiếng Anh và cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách hỗ trợ ELLs trong việc nắm vững khía cạnh quan trọng này của tiếng Anh.
#Cấu trúc câu #Người học tiếng Anh #Nắm vững #Phương pháp giảng dạy #Mẫu cú pháp #Kỹ năng giao tiếp
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
Tập 12 Số 2 - Trang 112-116 - 2023
Tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và tín ngưỡng dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang nói riêng là hết sức đa dạng, phong phú. Tín ngưỡng dân gian là sinh hoạt văn hóa tâm linh, món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng các dân tộc. Trong quá trình vận dụng cần xác định, ngoài các giá trị tích cực, tín ngưỡng dân gian còn có những mặt tồn tại, hạn chế, đặc biệt là tính duy tâm, mê tín, dị đoan… Chính vì vậy, khi vận dụng tín ngưỡng dân gian cần có sự cân nhắc, chọn lọc để tìm ra các yếu tố phù hợp không chỉ với đồng bào dân tộc thiểu số mà phải đúng quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo thực hiện thành công bài toán định hướng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh trong quá trình xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay đối với đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng.
#Tín ngưỡng dân gian #Cộng đồng các dân tộc thiểu số #Tỉnh Hà Giang #Hội nhập và phát triển
BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ ĐA DẠNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
Tập 12 Số 2 - Trang 80-85 - 2023
Văn hóa (trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng) của các dân tộc là di sản chung của nhân loại. Trong quá trình phát triển xã hội, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, việc bảo vệ sự đa dạng của văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết phân tích sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, thực trạng bảo tồn sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
#Bảo tồn #Đa dạng văn hóa #Đa dạng ngôn ngữ #Các dân tộc thiểu số #Việt Nam #Hội nhập quốc tế
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG Ở BẬC ĐẠI HỌC
Tập 12 Số 1 - Trang 69-75 - 2023
Giáo dục quốc phòng an ninh là môn học đặc thù trong các nhà trường bậc đại học và giáo dục chuyên nghiệp; môn học có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Môn học giáo dục quốc phòng an ninh cơ bản đã cung cấp cho học sinh những hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, truyền thống vẻ vang của quân đội và Nhân dân Việt Nam; nắm bắt những kỹ năng quân sự cần thiết về điều lệnh, hiểu biết bản chất, cấu tạo, những tính năng kỹ, chiến thuật và sử dụng một số loại vũ khí bộ binh thông thường. Bài viết này tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn giáo dục quốc phòng ở bậc đai học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn.
#Học tập trải nghiệm #Giáo dục quốc phòng an ninh #Bậc đại học
MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP, CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tập 12 Số 1 - Trang 128-134 - 2023
Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc thực hiện quyền tư pháp, được hệ thống tòa án nước ta đã và đang vận hành trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế, thẩm phán, hội thẩm có thể bị tác động từ phía luật sư, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà nước, làm sai lệch quá trình tố tụng, làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động tố tụng nhằm hướng tới việc xét xử có lợi cho mình và làm cản trở việc thực hiện nguyên tắc này. Bài viết này đề cập hai vấn đề: (i) Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quy định nguyên tắc này; (ii) Các yếu tố tác động đến việc thực hiện nguyên tắc này, dựa trên kết quả khảo sát 100 vụ án hình sự ngẫu nhiên thông qua các bản án, biên bản nghị án và tiến hành phỏng vấn 50 vị thẩm phán, hội thẩm để lấy ý kiến về việc thực thi nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao việc thực hiện nguyên tắc này.
#Nguyên tắc #Độc lập xét xử #Chỉ tuân theo pháp luật #Tư pháp #Tố tụng hình sự
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tập 12 Số 1 - Trang 56-60 - 2023
Sự phát triển, mở rộng các quan hệ giao lưu, hội nhập trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… đã có tác động không nhỏ đến hệ thống các giá trị của xã hội, trong đó có các giá trị thẩm mỹ. Trước tình hình đó, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: hiện nay vấn đề xây dựng, giữ gìn và phát huy hệ giá trị tốt đẹp về thị hiếu thẩm mỹ trong quá trình xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở nên cấp bách. Nghiên cứu sự biến đổi của hệ thống giá trị trong văn hóa Việt Nam thông qua nghiên cứu về nghệ thuật, về thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Bài viết này đánh giá thực trạng năng lực sáng tạo thẩm mỹ của sinh viên qua các dự án học tập tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
#Năng lực sáng tạo #Thẩm mỹ #Dự án học tập #Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA UNESCO VÀ VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Tập 11 Số 1 - Trang 87-92 - 2023
Các công ước của UNESCO về lĩnh vực văn hóa một lần nữa khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng trong đời sống đương đại. Đây cũng là những khung pháp lý quốc tế quan trọng để Việt Nam có cơ sở pháp lý vận dụng linh hoạt trong quá trình ban hành và thực thi các quy định pháp luật, chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
#Bảo vệ và phát huy; Giá trị văn hóa; Di sản văn hóa; Dân tộc thiểu số
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Tập 11 Số 3 - Trang 14-20 - 2022
Đảm bảo sự phát triển toàn diện của quyền con người luôn là nội dung rất quan trọng trong sự nghiệp của cách mạng, của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bài viết này giúp nhận diện rõ một số thế lực phản động cũng như một số những luận điểm mà bọn chúng sử dụng để chống phá, xuyên tạc các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề quyền con người nhất là đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Bài viết cũng nêu lên những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quyền chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hơn 35 năm đổi mới của đất nước ta nhằm bác bỏ, phản bác lại những luận điệu sai trái về vấn đề quyền con người chống phá cách mạng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
#Quyền con người #Dân tộc thiểu số và miền núi #Đấu tranh #Phản bác
BẢO TỒN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG Ở BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ - NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
Tập 11 Số 2 - Trang 105-109 - 2022
Thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam có giá trị nổi bật về sự phổ cập rộng rãi và sự đóng góp tích cực của cộng đồng người dân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Hiện nay, tại Bình Dương có hàng chục điểm thờ cúng Hùng Vương phân bố đều khắp trên địa bàn. Ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm (10/3 âm lịch) là dịp để người dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học... tổ chức các hoạt động lễ hội hướng về cội nguồn dân tộc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Đây cũng là một trong những hoạt động thể hiện được ý thức của nhân dân Bình Dương trong nỗ lực giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống còn lại tại địa phương trong quá trình đô thị hoá. Trên cơ sở các thông tin thu thập được qua tài liệu và quá trình điền dã, bài viết phân tích các hoạt động thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Bình Dương như là một điển hình trong nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống cần nhân rộng và học tập.
#Hùng Vương; Tín ngưỡng; Thờ cúng; Văn hóa truyền thống; Việt Nam.
ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI HIỆN NAY
Tập 13 Số 1 - Trang 51-56 - 2024
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin cho phát triển kinh tế là xu hướng chung của toàn xã hội. Cùng với xu thế chung đó, việc chuyển đổi số hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho phát triển kinh tế thời gian qua cũng đang được đẩy mạnh và thu được những kết quả có ý nghĩa và quan trọng. Tuy nhiên, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc tiếp cận, nắm bắt và công nghệ thông tin còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ để việc chuyển đổi số cho phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt được kết quả tốt hơn trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
#Ứng dụng công nghệ thông tin #Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội #Vùng dân tộc thiểu số và miền núi #Cách mạng công nghiệp lần thứ tư