Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
Việt Nam là một đất nước thống nhất, đa dân tộc với nền văn hóa nhiều màu sắc. Nhằm bảo tồn tính đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, có tác dụng tích cực đối với việc kế thừa, phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời thúc đẩy bình đẳng, đoàn kết, tiến bộ toàn dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các cấp chính quyền và người dân địa phương đã gặp không ít khó khăn trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo tồn văn hóa, gìn giữ sự phong phú đa dạng của văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, là cơ sở quan trọng đối với việc kế thừa, phát triển văn hóa, trong đó có các dân tộc ít người, các dân tộc rất ít người.
#Bảo tồn và phát huy #Giá trị văn hóa truyền thống #Các dân tộc rất ít người #Dân tộc thiểu số #Vấn đề cần quan tâm
BẢO TỒN SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA VÀ ĐA DẠNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
Văn hóa (trong đó ngôn ngữ là một thành tố quan trọng) của các dân tộc là di sản chung của nhân loại. Trong quá trình phát triển xã hội, ở nhiều quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa, sự đa dạng ấy không mất đi mà ngày càng được tôn vinh nhờ tính thống nhất trong chiến lược quản lý và phát triển văn hóa quốc gia. Tuy nhiên, trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên mọi mặt của đời sống xã hội, việc bảo vệ sự đa dạng của văn hóa và ngôn ngữ đang trở thành một vấn đề cấp bách. Bài viết phân tích sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, thực trạng bảo tồn sự đa dạng văn hóa, đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
#Bảo tồn #Đa dạng văn hóa #Đa dạng ngôn ngữ #Các dân tộc thiểu số #Việt Nam #Hội nhập quốc tế
HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA TRẺ EM MỒ CÔI TẠI CÁC CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Nghị định số 20-NĐ-CP, ngày 15/3/2021, Nghị định “quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội” đã nêu rõ nguyên tắc “Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch”. Các Làng trẻ em đã thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi theo đúng quy định. Trẻ em được tham gia vào học tập, hướng nghiệp, chăm sóc y tế và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, việc tăng cường cơ hội, nguồn lực trong hòa nhập xã hội cho trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội vẫn là những thách thức đối với các Làng trẻ em. Kinh phí hạn hẹp, thiếu cơ sở vật chất, nguồn lực và đặc điểm riêng của trẻ em mồ côi vẫn đang là những khó khăn trong hòa nhập xã hội cho trẻ. Từ thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi, bài viết sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, khảo sát định lượng, định tính tại hai Làng trẻ em SOS và Birla, thành phố Hà Nội với mục tiêu đánh giá sự hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hòa nhập xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
#Hòa nhập xã hội #Trẻ em mồ côi #Cơ sở trợ giúp xã hội #Chính sách trợ giúp xã hội #Làng trẻ em SOS #Làng trẻ em Birla #Thành phố Hà Nội
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHÀ Ở CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bài viết mô tả, phân tích, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Tác động của quá trình đô thị hóa, kinh tế thị trường, hội nhập đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đó. Qua đó, nhận diện giá trị văn hóa nhà ở của người Mường xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
#Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa #Nhà ở của người Mường #Xã Yên Trung #huyện Thạch Thất #thành phố Hà Nội
CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE Y TẾ CỘNG ĐỒNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Để phát triển tốt thể lực, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng thì việc không ngừng chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng đã và đang đóng vai trò then chốt. Nhận thức rõ vấn đề đó, trong nhiều năm qua, bên cạnh các chính sách an sinh xã hội khác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua hệ thống chính sách về chăm sóc y tế. Trên cơ sở đó, nhận diện những vấn đề đặt ra của công tác này đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
#Chăm sóc sức khỏe #Y tế cộng đồng #Đồng bào dân tộc thiểu số #Thực trạng #Vấn đề đặt ra
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
Từ sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách, mọi cơ hội xuyên tạc chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta nhằm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong giai đoạn hiện nay. Bài viết sẽ làm rõ những yếu tố tác động đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.
#Đảng Cộng sản Việt Nam #Nền tảng tư tưởng #Quan điểm sai trái #Thế lực thù địch
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TẠI TỈNH LAI CHÂU - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm” cùng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Lai Châu đã triển khai nhiều chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn và đạt một số thành tựu đáng ghi nhận. Trong giai đoạn từ năm 2011-2020, Lai Châu đã giải quyết cho 67.000.000 việc làm, bình quân mỗi năm đạt 6.700 việc làm mới trong đó đưa người lao động ra nước ngoài đạt 0,029%, tỷ lệ tạo việc làm mới giữa nam và nữ có tương đối tỷ lệ cân bằng. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho người lao động vẫn là một thách thức với Lai Châu, thị trường lao động nội tỉnh chưa phát triển, chưa có các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp sản xuất... nên chưa tạo được việc làm tại chỗ, người lao động chủ yếu tìm việc ở ngoài tỉnh. Các yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả triển khai, thực hiện chính sách tạo việc làm của tỉnh. Từ thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn hiện nay, bài viết sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ các báo cáo, các bài viết liên quan cùng chủ đề và sử dụng kết quả thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm và đưa ra một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Lai Châu hiện nay.
#Chính sách tạo việc làm #Thanh niên nông thôn #Thực trạng và giải pháp #Tỉnh Lai Châu
CẦN TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA NƯỚC TA
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, phát triển kinh tế xanh là xu hướng tất yếu của tất cả các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, mặc dù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh và đối ngoại, nhưng kinh tế của vùng này chủ yếu là kinh tế nâu với nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức; chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình; làm hạn chế vào kết quả phát triển chung của cả nước. Bài viết tập trung nhận diện một số vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
#Kinh tế xanh #Phát triển kinh tế xanh #Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi #Việt Nam
GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA CÁC NGHI LỄ DÂN GIAN TRONG LỄ HỘI THEN KIN PANG CỦA NGƯỜI THÁI Ở XÃ KHỔNG LÀO, HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU
Là một trong số 53 dân tộc thiểu số, có lịch sử phát triển lâu đời, đồng bào dân tộc Thái ở Việt Nam đã lưu giữ và thực hành những lễ hội dân gian vô cùng độc đáo, trong đó có lễ hội Then Kin Pang được tổ chức vào ngày 8-10/3 Âm lịch hàng năm ở xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Việc nghiên cứu ý nghĩa nhân văn của các nghi lễ dân gian trong lễ hội không chỉ khẳng định giá trị to lớn của lễ hội trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái mà qua đó còn giúp nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý về chính sách nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Thái nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
#Giá trị nhân văn #Lễ hội Then Kim Pang #Người Thái #Xã Khổng Lào #huyện Phong Thổ (Lai Châu) #Nghi lễ dân gian
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SÁNG TẠO THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN TRONG CÁC DỰ ÁN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sự phát triển, mở rộng các quan hệ giao lưu, hội nhập trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục… đã có tác động không nhỏ đến hệ thống các giá trị của xã hội, trong đó có các giá trị thẩm mỹ. Trước tình hình đó, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: hiện nay vấn đề xây dựng, giữ gìn và phát huy hệ giá trị tốt đẹp về thị hiếu thẩm mỹ trong quá trình xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện và nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trở nên cấp bách. Nghiên cứu sự biến đổi của hệ thống giá trị trong văn hóa Việt Nam thông qua nghiên cứu về nghệ thuật, về thị hiếu thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Bài viết này đánh giá thực trạng năng lực sáng tạo thẩm mỹ của sinh viên qua các dự án học tập tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
#Năng lực sáng tạo #Thẩm mỹ #Dự án học tập #Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng số: 315
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10