Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2615-9414
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ 25 năm sau bình thường hóa
Số 8 - 2020
Tháng 7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức bình thường hóa quan hệ, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước. Khai thông quan hệ chính trị - ngoại giao giúp quan hệ kinh tế - thương mại đôi bên gia tăng tương ứng. Việc ký Hiệp định Thương mại song phương (năm 2000), Hoa Kỳ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam (năm 2006) và Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (năm 2007) đã tạo khuôn khổ, động lực và mang tới các cơ hội tiếp tục phát triển hợp tác thương mại song phương. Đặc biệt, với sự kiện hai nước nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện (năm 2013), chủ trương coi thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư thành trụ cột trong quan hệ song phương, việc hợp tác trong lĩnh vực này đã phát triển tích cực, đạt nhiều thành tựu và có nhiều triển vọng trong thời gian tới.
#Hợp tác thương mại #quan hệ Việt - Mỹ
Khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học của giảng viên
Số 13 - Trang 14 - 2021
Nghiên cứu khoa học kế toán - thành công và bài học
Số 12 - Trang 62 - 2020
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - vai trò và giải pháp phát triển
Số 18 - Trang 47 - 2022
Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn trong hơn 35 năm đổi mới đất nước có phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân. Từ những thực tiễn sinh động đó,Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nguồn cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới và sáng tạo, tạo sức sống và đột phá ,thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới
#Kinh tế tư nhân #động lực #vai trò #giải pháp.
Áp lực kinh tế khiến châu Âu chần chừ chặn Covid-19
Số 7 - Trang 90 - 2020
Một châu Âu không biên giới, thông thương tự do đang phải thay đổi vì Covid-19. Từ cuối tuần qua, nhiều quốc gia bắt đầu hạn chế đi lại nội địa và kiểm soát biên giới. Sau Italy, Tây Ban Nha cũng đã phong tỏa toàn quốc, Czech yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà. Cùng với đó, biên giới các nước được thắt chặt. Đức kiểm soát biên giới với các nước láng giềng. Tương tự với Đan Mạch, Ba Lan và nhiều nước khác.
#Kinh tế châu Âu; Covid-19
Một số nội dung cần quant âm khi xây dựng Luận án tiế sĩ trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh
Số 3 - Trang 59 - 2019
Một luận án tiến sĩ cần đạt được những tiêu chuẩn gì? Đó là câu hỏi hết sức thực tế đang đặt ra không chỉ cho các nghiên cứu sinh (NCS) mà còn cho cả những người hướng dẫn, phản biện và chấm luận án. Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, quản trịkinh doanh (QTKD), vấn đề này hiện chưa có câu trả lời thống nhất.
Xu hướng phát triển hình ảnh trong đồ họa áp phích quảng cáo thương mại
Số 14 - Trang 55 - 2021
Quảng cáo là một trong những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế thị trường, trong đó quảng cáo thương mại có vị trí đặc biệt. Loại hình quảng cáo này ra đời từ lâu ở các nước tiên tiến và cũng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Bài báo nêu lên những đặc điểm của quảng cáo thương mại, đặc biệt chú ý tới các hình ảnh nghệ thuật, tính thẩm mỹ trong cách thể hiện và trách nhiệm của các nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng, việc đào tạo họ và sự phối hợp của các đối tác liên quan trong lĩnh vực này.
Dịch vụ ngân hàng điện tử, thời cơ và thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số 7 - Trang 30 - 2020
Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) xuất hiện từ những năm 40 của thế kỷ XX tại Mỹ, bắt đầu bằng dịch vụ thẻ thanh toán. Đến những năm 80 thuật ngữ “Dich vụ ngân hàng điện tử” mới được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực từ tháng 03/ 2006 là cơ sở pháp lý quan trọng cho dịch vụ ngân hàng điện tử hình thành và phát triển. Bài viết giới thiệu về thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở nước ta, những lợi ích, thành công cũng như những hạn chế, thời cơ, thách thức của nó đối với các ngân hàng thương mại.
#Dịch vụ ngân hàng điện tử #E-Banking #Internet Banking #Mobile Banking #thời cơ #thách thức
Bariers in development of private economic sector in Vietnam
Số 9 - Trang 33 - 2020
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất. Dù đóng góp 40% GDP cho nền kinh tế, tuy nhiên sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản, chưa phát huy được hết tiềm năng để thực sự đóng vai trò là “động lực” quan trọng của nền kinh tế. Trên cơ sở nhìn nhận về những trở ngại và thách thức đối với khu vực kinh tế tư nhân, bài viết gợi mở một số vấn đề nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam trong thời gian tới.
#Kinh tế tư nhân #cải cách thủ tục hành chính #khuôn khổ pháp lý
Đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến
Số 16 - Trang 135 - 2021
Trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã triển khai dạy trực tuyến từ 2019. Ngày 17/2/2021 trường ra Thông báo số 913/TB-KDCN-ĐT yêu cầu tiếp tục giảng dạỵ trực tuyến các học phần trong 9 tuần đầu học kỳ 2 năm học 2020-2021 nhằm đảm bảo sức khỏe của sinh viên, học viên và giảng viên, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo đã đề ra. Bàiviết đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của dạy và học trực tuyến khi sử dụng phần mềm Zoom và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hình thức đào tạo này.
#Giảng dạy #học tập trực tuyến