Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ
1859-2503
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
VIỆC SỬ DỤNG CHIẾN LƯỢC ĐỌC SIÊU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 3 NGÀNH NGÔN NGỮ ANH - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Số 69 - Trang 28-38 - 2022
Nghiên cứu nhằm điều tra mức độ sử dụng thường xuyên các chiến lược đọc siêu nhận thức của sinh viên năm thứ ba ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) và tìm ra chiến lược đọc siêu nhận thức được áp dụng thường xuyên hơn. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến với sự tham gia của 80 sinh viên. Ngoài ra, để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy hơn, tác giả còn thực hiện phỏng vấn 10 sinh viên và 3 giảng viên của khoa Ngoại ngữ phụ trách giảng dạy học phần Đọc 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên sử dụng các chiến lược đọc siêu nhận thức với mức độ thường xuyên trung bình và sử dụng các chiến lược đọc thực dụng thường xuyên hơn. Bài viết hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo giúp giảng viên và sinh viên hiểu hơn về các chiến lược đọc, đặc biệt là chiến lược đọc siêu nhận thức, qua đó cải thiện kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên.
#các chiến lược đọc siêu nhận thức #chiến lược đọc phân tích #mức độ thường xuyên #chiến lược đọc thực dụng
ĐỐI CHIẾU TỰ ĐỘNG TỪ VÀ THA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ TIẾNG VIỆT
- 2022
Việc phân biệt tự động từ và tha động từ rất ít được đề cập đến trong các nghiên cứu tiếng Việt và nghiên cứu đối chiếu. Định nghĩa về tự động từ, tha động từ và tiêu chí phân biệt tự động từ tha động từ chưa được làm rõ. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ làm rõ đặc điểm, tiêu chí phân biệt tự động từ và tha động từ trong tiếng Việt.Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ làm rõ điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm ý nghĩa, đặc điểm hình thái, đặc điểm cú pháp của tự động từ và tha động từ trong tiếng Nhật và trong tiếng Việt.
#meaning feature #tha động từ #câu bị động trực tiếp #đặc điểm cú pháp #đặc điểm ý nghĩa
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ-VĂN HÓA CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT CÓ SỬ DỤNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT
Số 66 - Trang 97-115 - 2021
Thành ngữ (idioms) là sản phẩm đặc biệt của ngôn ngữ, được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, người học ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các thành ngữ nói chung và các thành ngữ sử dụng tên gọi động vật nói riêng do sự khác biệt về văn hóa. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt của các thành ngữ có sử dụng tên gọi động vật trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm giúp sinh viên Việt Nam học tiếng Anh tránh được những lỗi giao thoa ngôn ngữ.
#Thành ngữ #sự khác biệt #sự tương đồng #văn hóa #lỗi
QUAN HỆ XÃ HỘI THỂ HIỆN TRONG CỤM TỪ CỐ ĐỊNH CÓ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ITALIA: SO SÁNH NGỮ NGHĨA TỪ THUYẾT NGHIỆM THÂN
Số 71 - Trang 83 - 92 - 2023
Bài viết nghiên cứu ngữ nghĩa của các cụm từ cố định trong tiếng Việt và tiếng Italia, có thành phần cấu tạo là những từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người và động vật nhưng ý nghĩa hợp thành lại dùng để chỉ những quan hệ xã hội, những đặc trưng tính chất trừu tượng. Chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm nhận thức của người Việt Nam và người Italia trong việc tạo ra giá trị biểu đạt của các khái niệm mới. Cách tiếp cận của bài viết xuất phát từ góc nhìn của tri nhận luận để phân tích và giải thích nguồn ngữ liệu. Trong tiếng Việt và tiếng Italia đều ghi nhận những khái niệm trừu tượng từ những định danh cụ thể như một phương thức ẩn dụ, mà Lakoff và Johnson (2005) đã nhắc tới - ẩn dụ ý niệm. Và để hiểu rõ hơn nội dung ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ này, chúng tôi viện dẫn tới thuyết nghiệm thân nhằm lý giải cơ sở hình thành những nội dung nghĩa mới trên nền những nghĩa ban đầu. Kết quả nghiên cứu phác họa một bức tranh khái quát về ngữ nghĩa nhóm từ, để qua đó phản ánh những yếu tố văn hóa và tư duy của người Việt Nam và người Italia
#Ngữ nghĩa #từ vựng chỉ bộ phận cơ thể #tiếng Việt #tiếng Italia #nghiệm thân
Nghiên cứu về các loại hình ngữ nghĩa tri nhận của cấu trúc bổ ngữ khả năng “V de/bu qi” trong tiếng Hán hiện đại
Số 66 - Trang 3-13 - 2021
“Phạm trù khả năng” là một phạm trù ý niệm phổ quát trong ngôn ngữ của con người. Trong tiếng Hán hiện đại phạm trù này được thể hiện thông qua các hình thức cú pháphình thành nên cấu trúc bổ ngữ khả năng “V de/bu C”. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu một tiểu loại cấu trúc bổ ngữ khả năng “V de/bu qi” và tập trung mô tả, phân loại các loại hình ngữ nghĩa tri nhận của “V de/bu qi”trong tiếng Hán.
“Potential” is a universal conceptual category that exists in human languages. This category is demonstrated through structures that form the potential complement “V de/bu C” in modern Chinese. This paper presents an analysis on a kind of this structure and focuses on describing and categorizing the cognitive semantic forms of the Chinese potential complement “V de/bu qi”.