Tạp chí Khoa học Kiểm sát

  2354-063X

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Phân tích ảnh hưởng

Thông tin về tạp chí

 

Tạp chí Khoa học Kiểm sát là Cơ quan báo chí thuộc Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập vào năm 2013. Tạp chí là diễn đàn trao đổi nghiệp vụ kiểm sát, phương pháp, kỹ năng đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân; thông tin, giới thiệu về các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong và ngoài nước. Từ năm 2020 đến nay, Tạp chí Khoa học Kiểm sát xuất bản 10 kỳ/năm bằng ngôn ngữ tiếng Việt, các bài viết là các công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh và chuyên sâu trong lĩnh vực luật pháp, kiểm sát, đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và các lĩnh vực có liên quan khác.

Các bài viết đều được xuất bản ở dạng bản in và bản điện tử.

Các bài báo tiêu biểu

Phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng dưới góc độ của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Tập 5 Số 61 - 2022
Nguyễn Thị Long
Phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đã được Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 – gọi tắt là BLHS năm 2015) của nước ta quy định khá chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập so với thực tiễn áp dụng nên quá trình giải quyết những vụ việc, vụ án liên quan đến phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết xem xét quy định của BLHS năm 2015 về phòng vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhằm đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
#Phòng vệ chính đáng #vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng #trách nhiệm hình sự.
Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc quản lý lao động nước ngoài
Tập 6 Số 44 - 2020
Khúc Thị Trang Nhung, Phạm Thị Hương Giang
Pháp luật quản lý lao động nước ngoài đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện nay về việc quản lý lao động nước ngoài và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
#Lao động nước ngoài #quản lý lao động nước ngoài #Bộ luật lao động.
Mục lục
Tập 5 Số 51 - 2021
Tòa soạn TCKHKS
Mục lục Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 05 (51)/2021
Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về chuẩn bị xét xử phúc thẩm và một số kiến nghị hoàn thiện
Tập 1 Số 55 - 2022
Phan Thị Thanh Mai
Mặc dù những quy định về chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS năm 2003), tuy nhiên, vẫn còn có những quy định chưa thực sự hợp lý, tồn tại những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử phúc thẩm, xác định những nội dung còn bất cập, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định về chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Mục lục
Tập 5 Số 42 - 2020
Tòa soạn TCKHKS
Mục lục Tạp chí Khoa học Kiểm sát số 05 (42)/2020
Những điểm mới và một số kiến nghị nâng cao chất lượng áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Tập 2 Số 46 - 2021
Phan Thị Thu Lê
Thực tiễn cho thấy các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người đang diễn ranghiêm trọng với diễn biến ngày càng phức tạp, gây mất ổn định trật tự xã hội. Tuy Bộluật hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi năm 2017 (gọi tắt là BLHS năm 2015) đã được sửađổi một cách khá toàn diện, khắc phục được các hạn chế và bất cập trong BLHS năm 1999nhưng một số quy định vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện để phòng chống loại tội phạmnguy hiểm này.
#Điểm mới #giải pháp #các tội xâm phạm nhân phẩm #danh dự
Bàn về “quyền về lối đi qua” tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015
Tập 2 Số 64 - 2023
Bùi Ai Giôn
Lối đi tạo lập trên bất động sản của chủ sử dụng, người sử dụng liền kề làm cho người này phải tự hạn chế những quyền năng nhất định trên tài sản nhưng điều đó không làm mất đi quyền sử dụng, sử dụng của họ. Trong phạm vi bài viết, tác giả bàn về quyền về lối đi qua trong Bộ luật Dân sự năm 2015, nêu ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
#Quyền về lối đi qua #bất động sản liền kề #Bộ luật Dân sự
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức
Tập 1 Số 55 - 2022
Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Kim Thơ
Thời gian gần đây, các vụ án về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức có dấu hiệu gia tăng cả về số lượng, tính chất nguy hiểm, thủ đoạn thực hiện hành vi... Trong bài viết này, các tác giả đưa ra quan điểm để góp phần nhận thức chính xác, từ đó giải quyết hiệu quả đối với vụ án hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
#Tội làm giả con dấu #Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức #Bộ luật Hình sự năm 2015
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
Tập 3 Số 65 - 2023
Nguyễn Thị Mai
Người bị buộc tội dưới 18 tuổi là đối tượng rất đặc biệt cần được bảo vệ để tránh những tổn thương và những hành vi xâm hại do quá trình tố tụng gây ra. Trên cơ sở tiếp thu nội dung của các Công ước quốc tế về bảo vệ quyền con người của trẻ em, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung tiến bộ nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền con người của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự, đặc biệt là người bị buộc tội. Bài viết làm rõ các quy định điển hình của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, chỉ ra những hạn chế và đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật.
#Tố tụng hình sự #người bị buộc tội dưới 18 tuổi #quyền con người
Một số vấn đề về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015
Tập 2 Số 46 - 2021
Nguyễn Thị Phương Hải
Bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợpđồng mua bán tài sản. Mặc dù Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã quy định nhưng vẫncòn bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần hoàn thiện để biện pháp này được áp dụng hiệuquả trên thực tiễn.
#Bảo lưu quyền sở hữu #hợp đồng mua bán tài sản #tài sản