Tạp chí Khoa học Kiểm sát

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Cơ sở áp dụng chế định quyền tùy nghi truy tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 11 Số 83 - Trang - 2025
TS. Nguyễn Quý Khuyến , TS. Đặng Văn Thực
Quyền tùy nghi truy tố là một trong những quyền năng của cơ quan công tố được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Áp dụng quyền này giúp cơ quan công tố thực hành quyền công tố một cách linh hoạt, bảo vệ được lợi ích chính đáng trong những trường hợp đặc biệt. Ở Việt Nam, quyền tùy nghi truy tố chưa được quy định áp dụng chính thức, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) cơ bản vẫn quy định theo hướng truy tố bắt buộc. Bài viết này sẽ nghiên cứu cơ sở áp dụng chế định quyền tùy nghi truy tố trong tố tụng hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới.
#Tùy nghi truy tố #Quyền công tố #Thực hành quyền công tố #Viện kiểm sát
Cách tiếp cận nhân học triết học với luật pháp
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 12 Số 84 - Trang - 2025
TS. HOÀNG ANH TUYÊN, TS. CAO MINH CÔNG
Trong bài viết này, tác giả bước đầu làm rõ nội dung cách tiếp cận nhân học triết học với pháp luật để lý giải cội nguồn và sự phát sinh luật pháp nhằm tìm ra quy luật và tính quy luật của sự tác động qua lại giữa nhân học triết học với luật pháp; nhấn mạnh vai trò của con người với tư cách là chủ thể đối với luật pháp và sự tác động trở lại của luật pháp đối với con người, vì con người và các giá trị người là trung tâm. Đây là cội nguồn của quyền con người, quyền công dân, an ninh con người trong bối cảnh hiện nay.
#Tồn tại người #nhân học triết học #nhân học triết học với luật pháp
Mục đích tác động của pháp luật hình sự
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 12 Số 84 - Trang - 2025
PGS.TS. HỒ SỸ SƠN
Từ góc nhìn lý luận và thực tiễn điều chỉnh - bảo vệ các quan hệ xã hội của pháp luật hình sự, bài viết phân tích, bình luận về mục đích tác động của pháp luật hình sự; qua đó, đề nghị xác định (quy định) trước trong Bộ luật Hình sự (BLHS) mục đích chung (liên kết) của pháp luật hình sự cũng như mục đích của một số chế định quan trọng của pháp luật hình sự.
#Pháp luật hình sự #sự tác động #mục đích #Bộ luật Hình sự #điều chỉnh pháp luật
Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự Việt Nam đối với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 11 Số 83 - Trang - 2025
TS. Hà Lệ Thủy
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ như hiện nay, các thông tin, dữ liệu riêng tư của các cá nhân hầu hết đều được lưu trữ và cập nhật trên hệ thống công nghệ thông tin. Điều này đã dẫn tới tình trạng đánh cắp dữ liệu cá nhân nhằm khai thác thông tin và trục lợi, gây tổn thất và ảnh hưởng lớn đến các cá nhân, tổ chức, xã hội và làm cản trở quá trình thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện nay. Nhằm bảo vệ quyền riêng tư đối với dữ liệu cá nhân của các chủ thể trước mọi hành vi xâm hại, việc nghiên cứu và hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự đối với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân để pháp luật có tính khả thi và đi vào cuộc sống là điều cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay.
#Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam #dữ liệu cá nhân #hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân #công nghệ thông tin #kinh tế số
Căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 12 Số 84 - Trang - 2025
TS. NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
Xử phạt viphạm hànhchính (XPVPHC) được xem làbiệnpháp hiệuquả để bảo đảm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai và giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức. Kết quả của việc XPVPHC được thể hiện thông qua quyết định xử phạt. Bài viết tập trung làm rõ những căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính XPVPHC trong lĩnh vực đất đai trên cơ sở phân tích điểm mới của quy định pháp luật hiện hành.
#Quản lý nhà nước về đất đai #khiếu kiện hành chính #xử phạt vi phạm hành chính
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến giải quyết tranh chấp dân sự và một số vấn đề đặt ra
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 11 Số 83 - Trang - 2025
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Sự phát triển của khoa học công nghệ với vai trò là bộ phận của cơ sở hạ tầng đương nhiên dẫn tới những thay đổi trong pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự nói riêng. Điều này càng rõ rệt hơn khi các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 dần dần thâm nhập vào quá trình giải quyết tranh chấp dân sự và được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia và Việt Nam. Bài viết trình bày và đánh giá quá trình thâm nhập đó và đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự nhằm phù hợp với thay đổi trên.
#Cách mạng công nghiệp 4.0 #tranh chấp dân sự #giải quyết tranh chấp dân sự #trí tuệ nhân tạo
Hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nhằm nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 12 Số 84 - Trang - 2025
TRẦN THỊ THANH MINH
Bài viết phân tích các quy định của pháp luật ngân sách nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với ngân sách địa phương, chỉ ra những điểm thành công và những vấn đề còn tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhằm nâng cao tính chủ động của ngân sách địa phương.
#Phân cấp quản lý ngân sách #ngân sách nhà nước #ngân sách địa phương
Pháp luật về kiểm soát thông tin công bố của công ty cổ phần - Động lực cho sự minh bạch thị trường
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 11 Số 83 - Trang - 2025
TS. Trương Vĩnh Xuân
Thông tin công bố của công ty cổ phần có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nhà nước, đối với các bên có liên quan và cổ đông. Hiện nay, thông tin được kiểm soát thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xét xử của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động tự kiểm tra của cổ đông và các bên liên quan khác. Tuy nhiên, hiệu quả kiểm soát thông tin công bố của công ty cổ phần chưa cao. Trong thời gian tới, cần phải có hỗ trợ kiểm soát độc lập và nâng cao trách nhiệm của tổ chức hỗ trợ kiểm soát độc lập nhằm nâng cao tính khách quan, minh bạch và trung thực của thông tin được công bố.
#Công bố thông tin #kiểm soát thông tin #Công ty cổ phần
Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn địa lý trong sử dụng chỉ dẫn thương mại theo pháp luật Việt Nam
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 12 Số 84 - Trang - 2025
TS. NGUYỄN THỊ TÌNH, ThS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý là đối tượng thường bị xâm phạm bởi các chủ thể kinh doanh nhằm lợi dụng danh tiếng của sản phẩm đặc trưng ở một địa phương nhất định làm lợi cho mình, gây tổn hại cho các chủ thể kinh doanh khác. Bài viết phân tích các dấu hiệu nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn thương mại có khả năng gây nhầm lẫn về chỉ dẫn địa lý và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
#Chỉ dẫn địa lý #cạnh tranh không lành mạnh #sở hữu công nghiệp
Góc nhìn pháp luật về phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện
Tạp chí Khoa học Kiểm sát - Tập 11 Số 83 - Trang - 2025
ThS. Trần Thị Cẩm Tú
Ở nước ta hiện nay, phản biện xã hội là một hình thức không thể thiếu nhằm phát huy dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi hoạt động phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phản biện xã hội trong bối cảnh mới.
#Phản biện xã hội #nhà nước pháp quyền #hoàn thiện pháp luật
Tổng số: 415   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10