Tạp chí Khoa học Kiến trúc và Xây dựng

  1859-350X

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Phân tích ảnh hưởng

Thông tin về tạp chí

 

Tạp chi Khoa học Kiến trúc – Xây dựng là Tạp chí khoa học của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tên tiếng Anh: Science Journal of Architecture & Construction
Tạp chí bắt đầu hoạt động xuất bản từ năm 2010. Cho đến nay đã xuất bản được 42 số.
Tạp chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí số 184/GP-BTTTT ngày 5 tháng 2 năm 2010 và được Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ số: ISSN 1859 – 350X.
Tạp chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mới Giấy phép hoạt động báo chi in số 651/GP-BTTTT ngày 19 tháng 11 năm 2015.
Tôn chỉ mục đích của Tạp chí là phổ biến và cung cấp thông tin trong lĩnh vực đào tạo kiến trúc – xây dựng và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan tới các ngành đào tạo của Trường.
Phạm vi phát hành: Trong toàn quốc
Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt và Tiếng Anh
Kỳ hạn xuất bản: 01 kỳ/03 tháng.
Tổng biên tập: PGS.TS KTS. Lê Quân
Trụ sở tòa soạn:

  • Địa chỉ: Km 10 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại 04.38542521 Fax: 04. 38541616
  • Email: [email protected] Website: hau.edu.vn

TẠP CHÍ HIỆN ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM

Các bài báo tiêu biểu

Ứng dụng công nghệ BIM trong thiết kế kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực cho công trình lắp ghép:
Số 50 - Trang 9 - 2023
Lê Anh Dũng, Đào Minh Hiếu, Cao Minh Tâm
Mô hình thông tin công trình(BIM) đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã khảo sát và đánh giá những lợi ích cũng như khó khăn khi áp dụng BIM trong dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, khả năng áp dụng của BIM trong công tác thiết kế xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế và luôn là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp xây dựng. Nghiên cứu này nhằm mục đích hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ BIM trong khâu thiết kế kết cấu ứng suất trước cho công trình lắp ghép. Khác với kết cấu bê công cốt thép truyền thống, kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước yêu cầu nhà sản xuất phải có những thông tin chính xác về thông tin mô hình để có một dự án đầu tư hiệu quả. Nghiên cứu này tìm thấy ba lợi ích lớn nhất mà BIM mang lại cho dự án xây dựng bê tông cốt thép ứng lực trước, đó là: dễ hình dung ý tưởng thiết kế, sớm phát hiện ra các xung đột giữa các bản vẽ thiết kế và rút ngắn thời gian thiết kế. Abstract Building Information Modeling (BIM) has been widely applied around the world. Many domestic and foreign studies have surveyed and evaluated the benefits and difficulties of applying BIM in construction investment projects. However, the applicability of BIM in construction design is still limited and has always been a big challenge for the construction industry. This study aims to complete the application of Building Information Modeling (BIM) technology in the pre-stressed structural design phase for precast construction projects. Unlike traditional reinforced concrete structures, precast concrete structures require manufacturers to have accurate model information to have an effective investment project. These researchers have found the biggest benefit that BIM brings to pre-stressed reinforced concrete construction projects: easy visualization of design ideas, early detection of conflicts among drawings. design and shorten the designing time.
#Mô hình thông tin công trình #kết cấu BTCT dự ứng lực #lắp ghép công trình #Building Information Modeling #pre-stressed reinforced concrete structure #precast construction projects
Thực trạng triển khai các chương trình đào tạo về hình thức PPP tại Việt Nam:
Số 53 - Trang 91 - 2024
Trần Hải Nam, Nguyễn Minh Nhất, Nguyễn Vũ Bảo Minh
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Public-private partnership - gọi tắt là PPP) là một xu thế tất yếu của giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng sâu rộng, với sự dịch chuyển ngày càng năng động của các nguồn vốn, nhân lực giữa các thành phần kinh tế, các quốc gia. Tại Việt Nam hình thức PPP đã và đang được Chính phủ chú trọng và hết sức quan tâm. Tuy nhiên, chất lượng các dự án PPP tại Việt Nam trong những năm vừa qua chưa thực sự hiệu quả, một trong những nguyên nhân là chất lượng nguồn nhân lực trong một số các dự án PPP còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Chính vì vậy cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực PPP nhằm cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ cao về PPP, có kiến thức chuyên sâu về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng trên từng phương diện cụ thể. Để làm được điều đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng triển khai các chương trình đào tạo hiện có về hình thức PPP tại Việt Nam là rất ý nghĩa và cấp thiết đối với thực tế Việt Nam. Abstract Investment in the form of public-private partnership (PPP) is an inevitable trend of the current period, in the context of deeper international integration, globalization and regionalization with the increasingly dynamic movement of capital and human resources among economic sectors and countries. In Vietnam, the PPP form has been focused and paid great attention by the Government. However, the quality of PPP projects in Vietnam in recent years has not been really effective, partly due to the fact that the quality of human resources in some PPP projects has not yet met the requirements of the task. Therefore, it is necessary to improve the quality of PPP human resource training to provide a team of highly qualified PPP staff with in-depth project knowledge and construction investment project management in each specific aspect body. To achieve this goal, it is imperative to conduct research, analysis, and evaluation of the actual implementation of PPP training programs in Vietnam.
#Đào tạo #chương trình đào tạo #dự án #PPP #dự án PPP #quản lý dự án #Training #training program #project #PPP project #project management
Các kỹ năng cơ bản nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong dự án xây dựng:
Số 53 - Trang 64 - 2024
Phạm Như Quỳnh
Bài báo này đi sâu vào cách thức hoạt động phức tạp của các nhóm xây dựng, với mục tiêu tối ưu hóa vòng đời bằng cách tìm hiểu các chiến lược và yếu tố tác động. Qua nghiên cứu và phân tích, bảy yếu tố chính đóng vai trò then chốt trong việc điều hành hiệu quả một nhóm xây dựng như sau: Giao tiếp; Quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp; Môi trường và cơ cấu nhóm; Thiết lập mục tiêu và kỳ vọng; Lập kế hoạch và phân bổ nhiệm vụ; Quản lý hiệu suất; Huấn luyện và nâng cao kỹ năng. Tất cả yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công và sự phát triển liền mạch xuyên suốt vòng đời của một dự án. Tiếp theo, nghiên cứu đã liệt kê các kỹ thuật và chiến lược tác động đến từng yếu tố, cung cấp cho các nhà quản lý dự án một bộ công cụ cần thiết để phát triển hoạt động nhóm; cũng như các chuyên gia xây dựng có thể nâng cao khả năng xử lý các biến số trong một vòng đời. Điều này giúp các nhà quản lý triển khai dự án hiệu quả, củng cố mối quan hệ với đối tác và cuối cùng, dẫn tới thành công của toàn bộ dự án. Abstract This research delves into the complex working methods of construction teams, with the goal of optimizing the lifecycle by understanding strategies and influencing factors. Through the research and analysis, the seven key factors that play a key role in effectively running a construction team are as follows: communication, conflict management and dispute resolution, team environment and structure, goal setting and expectations, planning and task allocation, performance management, coaching and upskilling. All of the above factors play an important role in ensuring success and seamless development throughout the lifecycle of a project. Next, this study has listed techniques and strategies that impact each factor, providing project managers with a set of tools needed to develop team performance; as well as construction professionals can improve their ability to handle life-cycle variables. This helps managers deploy projects effectively, strengthen relationships with partners and, ultimately, lead to the success of the entire project.
#đội xây dựng #các yếu tố ảnh hưởng #chiến lược hiệu quả #quản lý xung đột #quản lý hiệu suất #construction teams #influential factors #effective strategies #conflict management #performance management #skills enhancement #project managers #quản lý dự án #nâng cao kỹ năng
Phương pháp điều tra khảo sát và đánh giá di sản kiến trúc thuộc địa Pháp và khả năng vận dụng cho các công trình kiến trúc xây dựng đầu thế kỷ XX tại Tiên Yên:
Số 53 - Trang 8 - 2024
Lê Duy Thanh
Di sản kiến trúc Pháp ở Việt Nam đang ngày càng được xã hội và các nhà chuyên môn quan tâm nhưng chủ yếu sự quan tâm đó lại nằm ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh. Tiên Yên là một ví dụ minh họa cho một đô thị nhỏ vẫn còn giữ những giá trị kiến trúc Pháp. Bài viết này trình bày về phương pháp tiếp cận và đánh giá các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp và nhận định những khả năng để áp dụng vào điều kiện thực tế tại Tiên Yên. Abstract The French architectural heritage in Vietnam gains increasingly attention from society and professionals, but mainly in large urban areas such as Hanoi or Ho Chi Minh City. Tien Yen is an example of a small city that still holds French architectural values. This paper presents the process of approaching and evaluating French colonial architecture, and the potential for its application in Tien Yen’s real-life conditions.
#Tien Yen #French colonial architecture #di sản kiến trúc thuộc địa Pháp #Tiên Yên
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và học môn lịch sử kiến trúc phù hợp với chương trình đào tạo K+ ngành kiến trúc:
Số 53 - Trang 86 - 2024
Đặng Hoàng Vũ
Những nền văn minh với văn hóa và các công trình vĩ đại còn lưu truyền đến ngày nay đều dựa trên nền tảng các truyền thống kiến trúc bản địa mạnh mẽ, gắn chặt với bối cảnh môi trường của từng địa phương. Chính vì thế, môn học Lịch sử kiến trúc (LSKT) có vai trò và vị trí khá quan trọng trong chương trình đào tạo kiến trúc sư (KTS) tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Hiểu biết và nắm vững về LSKT giúp các KTS tương lai có thể tận dụng được các lợi thế về văn hóa, truyền thống, lịch sử và địa hình đa dạng của Việt Nam cho mục tiêu phát triển kinh tế và du lịch lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, dạy và học môn LSKT cần có những thay đổi thích hợp về nội dung và phương pháp. Việc tiến hành đổi mới về nội phương pháp dạy và học môn học LSKT trong chương trình đại trà cần thời gian, kinh phí và rất nhiều cố gắng. Vì thế, việc thí điểm đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy và học tập môn LSKT với chương trình đào tạo K+ ngành kiến trúc là cách tiếp cận khả thi hơn cả. Trước mắt có thể thí điểm áp dụng với chương trình K+ và sau đó mở rộng áp dụng cho chương trình đào tạo đại trà ngành kiến trúc của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Abstract With the view that architecture is the product of society, culture, religions and political forces, great societies and civilization have created great building and architectural works. They have also strengthened local indigenous architecture traditions, by tying the local context and environment of each locale to the building projects of today. Therefore, architectural history is an important part of the architect education programs. A solid understanding of architecture history will help future architects to better use comparative advantages, history and traditional and diverse topography of Vietnam for their design for development, especially tourism development of the country. To achieve this objective, the teaching methodologies of architectural history must be reformed. The reform will take time, money and a lot of efforts. Therefore, updating the content and changing teaching methodologies of the architecture history in the high quality specialized in architecture is necessary. Initially, it can be introduced and tested from the first year and then can be expanded to the general architecture education programs.
#Lịch sử kiến trúc #chất lượng cao #học trải nghiệm #học cùng cộng đồng #architecture history #high quality education #hand-ons learning #services learning
Giải pháp quản lý kỹ thuật hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp Quế Võ 3, tỉnh Bắc Ninh:
Số 53 - Trang 73 - 2024
Nghiêm Vân Khanh, Nguyễn Đình Uyển
Nghiên cứu xem xét và đánh giá thực trạng công tác quản lý kỹ thuật đối với hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước mưa và thoát nước thải tại khu công nghiệp (KCN) Quế Võ 3. Một số bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý kỹ thuật như các vị trí đấu nối hạ tầng từ các nhà máy sản xuất vào hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp còn thiếu và chưa phù hợp dẫn đến không có vị trí đỗ xe tạm cho nhà máy khi giao nhận hàng hóa, ngập úng dềnh nước khi mưa lớn, khó khăn khi kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước cấp, nước thải từ nhà máy xả ra hệ thống đường ống chung của khu công nghiệp…. Bài báo trình bày các giải pháp về hoàn thiện hệ thống đường giao thông, vỉa hè, quản lý đấu nối thoát nước mưa, thoát nước thải, lắp đặt các trạm quan trắc tự động nước cấp, nước thải tự động,… đã được đưa ra nhằm khắc phục các hạn chế và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp về kinh tế cũng như chất lượng môi trường và an ninh xã hội. Abstract The study reviewed and evaluated the current status of technical management for traffic, water supply, sewerage and drainage systems in Que Vo 3 industrial park. A few shortcomings exist in the technical management here, including: the locations connected from the plants to the technical infrastructure of the industrial park are lacking and inappropriate, leading to no temporary parking space for the factory when delivering and receiving goods, waterlogging during heavy rain, difficulties in controlling the flow and quality of water supply, wastewater from the factories discharged into the pipeline system of the industrial park... The paper presents solutions on completing the system of roads, sidewalks, managing connections for rainwater and wastewater, installing automatic monitoring stations for water supply and wastewater, etc. Those have been proposed to overcome the problems and optimizing the operation of the technical infrastructure system, ensure the sustainable development of the industrial park in terms of economy as well as environmental quality and social security.
#Quản lý kỹ thuật #Hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) #Khu công nghiệp (KCN) #Điểm đấu nối #Hệ thống giao thông #Hệ thống cấp nước #Thoát nước mưa #Thoát nước thải #Technical Management #Engineering Infrastructure System #Industrial Parks #Connection Works #Transportation System #Water Supply System #Drainage System #Sewerage System
Ảnh hưởng của xỉ lò cao đến tính chất của xi măng:
Số 53 - Trang 39 - 2024
Lê Xuân Hậu
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng xỉ lò cao đến các tính chất của xi măng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước tiêu chuẩn có xu hướng giảm không đáng kể, từ 28% xuống còn 27,6% khi thay xi măng bằng 60% xỉ lò cao. Thời gian bắt đầu đông kết và thời gian kết thúc đông kết của xi măng đều kéo dài hơn khi dùng xỉ lò cao thay thế cho xi măng. Cường độ nén giảm dần ở tuổi 3 và 7 ngày khi tăng hàm lượng xỉ lò cao, lần lượt từ 36,82 MPa xuống 13,3 MPa và 43,5 MPa xuống 25,2 MPa. Ở tuổi 28 ngày, cường độ nén của các mẫu thay đổi không đáng kể, đặc biệt với tỷ lệ thích hợp (dùng 30% xỉ lò cao thay cho xi măng) sẽ có cường độ nén lớn nhất (54,8 MPa). Abstract This paper presents research results on the influence of granulated blast furnace slag on the properties of cement. The research results showed that the normal consistency tended to decrease insignificantly, from 28% to 27,6% when replacing cement with 60% granulated blast furnace slag. The initial and final setting times of cement are both longer when blast furnace slag is used. The compressive strength gradually decreased at the age of 3 and 7 days with increasing blast furnace slag content, from 36,82 MPa to 13,3 MPa and 43,5 MPa to 25,2 MPa, respectively. At the age of 28 days, the compressive strength of the samples did not change significantly, especially with the appropriate ratio (using 30% blast furnace slag instead of cement) will have the maximum compressive strength (54,8 MPa).
#xi măng #clanhke #xỉ lò cao #cường độ nén #thời gian đông kết #lượng nước tiêu chuẩn #cement #clinker #granulated blast furnace slag #compressive strength #setting time #normal consistency
Kết nối di sản và các không gian công cộng trong quy hoạch đô thị:
Số 53 - Trang 13 - 2024
Lê Minh Ánh
Việc bảo tồn di sản văn hoá đã được công nhận là bộ phận hợp nhất của sự nghiệp phát triển môi trường và văn hoá. Các chiến lược quy hoạch để có thể đứng được trước mọi sự biến đổi mà vẫn tôn trọng di sản văn hoá cần phải hội nhập việc bảo tồn vào các mục tiêu kinh tế và xã hội đương đại. Trong quá trình đô thị hóa dường như đang bị mất dần đi các không gian di sản, hoặc các di sản không được chú trọng quan tâm. Để công tác bảo tồn thành công, điều quan trọng là không nên “đóng băng” các di tích, di sản mà cần xem xét quy hoạch chiến lược bảo tồn một phần cụ thể và kết nối với các không gian công cộng của đô thị để tạo những trục không gian động lực tạo nên điểm nhấn và kết nối giữa các di sản và các công trình công cộng tạo nên hình ảnh đặc trưng cũng như bộ mặt cho các đô thị. Abstract The conservation of cultural heritage has been recognized as an integral part of environmental and cultural development. Planning strategies that can withstand any change while respecting cultural heritage need to integrate conservation with contemporary social and economic goals. In the process of urbanization, it seems that heritage spaces are gradually lost, or heritage sites are not given much attention. For conservation to be successful, it is important not to “freeze” monuments and heritage sites, but to consider strategic planning to preserve a specific part and connect with the public spaces of the city to create dynamic spatial axes that create accents and connections between heritages and public works, thus creating a characteristic image as well as a face for cities.
#cấu kiện chịu nén đúng tâm #lựa chọn tiết diện tối ưu #conservation #public #heritage
Khảo sát một số nguồn vật liệu tại chỗ sử dụng trong xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc:
Số 53 - Trang 55 - 2024
Đào Ngọc Khánh Vy
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao gồm cả đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi phía Bắc (DTTS & MNPB) là một phần quan trọng của dân tộc Việt Nam. Họ có những nét văn hóa đặc sắc, góp phần làm phong phú di sản văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống, do địa hình núi cao, khí hậu khắc nghiệt và thiếu thốn cơ sở hạ tầng. Trong xây dựng nhà ở, đồng bào các dân tộc vùng núi phía bắc đã sử dụng nhiều loại vật liệu tại chỗ trong xây dựng nhà. Bài viết trình bày kết quả khảo sát các loại vật liệu cơ bản của địa phương được sử dụng trong xây dựng nhà ở và tiền đề phát triển các loại vật liệu này nhằm giải quyết vấn đề xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc từ vật liệu địa phương một cách bền vững và thân thiện với môi trường. Abstract The community of ethnic groups in Vietnam, including the compatriots of the ethnic groups in the northern mountainous region, is an important part of the Vietnamesesociety. They have distinctive cultural features which enrich the country’s cultural heritage. However, they also face many difficulties and challenges in their lives due to the high terrain, harsh climate, and lack of infrastructure. Inhousing construction, ethnic minorities in the northern mountainous region have used many types of local materials in construction. The paper presents the results of a survey of local basic materials used in housing construction and the premise for developing these materials to solve the problem of building houses for ethnic minorities using local materials in a sustainable and environmentally friendly way.
#Nhà ở #vật liệu #người dân tộc #miền núi phía Bắc #Housing #materials #ethnic minority #the Northern mountainous region
Kinh nghiệm phát triển kiến trúc công trình chợ - ứng dụng cho Thị trấn Tiên Yên mở rộng (Quảng Ninh):
Số 53 - Trang 4 - 2024
Trần Nhật Khôi
Thị trấn Tiên Yên đang phát triển nhanh chóng, với cơ cấu đặc thù như đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh và các tuyến giáp biên phía Đông Bắc. Năm 2020, Tiên Yên đã trở thành đô thị loại IV, quỹ đất lên tới gần 1500ha, mở ra các hướng phát triển, thay đổi toàn diện các lĩnh vực Kinh tế - xã hội nói chung và kiến trúc chợ trong khu vực nói riêng. Kiến trúc loại hình chợ của các khu mới phát triển là vấn đề cần xem xét cụ thể, đánh giá hiện trạng, dự báo các xu hướng dịch chuyển về cơ cấu tổ chức trong điều kiện mới. Abstract Tien Yen town is developing rapidly with a specific structure such as an important transportationhub of Quang Ninh province and the northeastern border. In 2020, Tien Yen town became the 4th-level urban area with a land fund of nearly 1500 hectares, opening up development orientations, comprehensively changing socio-economic fields in general and market architecture in the region in particular. The market architecture of newly developed zones is a matter that needs to be specifically considered, assessed the current status, and forecasted trends in organizational structure shifts in the new conditions.
#kiến trúc chợ #Thị trấn Tiên Yên #market architecture #Tien Yen town