Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ
2815-5599
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
NGHIÊN CỨU NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUY TRÌNH BIOFLOC VỚI MẬT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN KHÁC NHAU
- Trang 44-53 - 2014
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng- Trường Đại học Tây Đô, từ tháng 3-4/2013, nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ và độ mặn lên sự phát triển và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng theo quy trình Biofloc. Thí nghiệm được thực trên 36 bể nhựa có thể tích 60L/bể với mức nước nuôi là 50L, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo 2 nhân tố với 3 nghiệm thức mật độ (100 con/m3, 300 con/m3, 500 con/m3), 4 nghiệm thức độ mặn (5?, 10?, 15?, 20?) với 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi mật độ nuôi tăng lên thì vật chất trong môi trường tăng theo như TSS, TAN, NO2-, lượng biofloc và năng suất tôm nuôi, nhưng làm pH, kích cỡ hạt biofloc tỷ lệ sống giảm. Khi độ mặn tăng làm gia tăng hàm lượng TSS và giảm sự đa dạng phong phú vi sinh vật. Qua phân tích kết quả thí nghiệm cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc ở độ mặn 15? với mật độ từ 100-300 con/m3 cho kết quả tốt nhất, với tỷ lệ sống đạt 79,1-100%.
#mật độ #độ mặn #biofloc #tôm thẻ chân trắng
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU
Số 23a - Trang 89-99 - 2012
Nghiên cứu về thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả xác định được 232 loài thực vật nổi thuộc 79 giống của 4 ngành tảo phân bố ở vùng nghiên cứu. Trong đó, ngành tảo silic (Bacillariophyta) có số loài nhiều nhất với 173 loài (chiếm 74,57% tổng số loài), kế đến là ngành tảo giáp (Dinophyta) có 54 loài (23,28%), ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có 03 loài (1,29%), ngành tảo Lục (Chlorophyta) có 02 loài (0,86%). Biến động thành phần loài thực vật nổi theo mùa không lớn: mùa mưa có 198 loài (85,34%) và mùa khô có 174 loài (75%). Ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm ưu thế ở cả hai mùa. Hàm lượng chlorophyll-a trung bình ở vùng nghiên cứu là 1,67àg/L. Đã tìm thấy 246 loài động vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu. Nhóm giáp xác chân mái chèo (Copepoda) có số loài phong phú nhất (105 loài, chiếm 42,68%); kế đến là nguyên sinh động vật (Protozoa) (60 loài, chiếm 24,39%); trùng bánh xe (Rotatoria) (31 loài, chiếm 12,60%); giáp xác râu ngành (Cladocera) có 24 loài, chiếm 9,76%; các Nhóm động vật nổi còn lại có từ 2-6 loài, chiếm 0,81-2,44%. Mật độ trung bình động vật nổi ở vùng nghiên cứu đạt 654 cá thể/m3. Mùa khô mật độ động vật nổi đạt gấp 2,74 lần so với mùa mưa. Nhóm copepoda đóng vai trò quyết định mức độ biến động số lượng động vật nổi trong vùng nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mưa.
#Phytoplankton #Zooplankton #ven biển #Sóc Trăng #Bạc Liêu
Ứng dụng biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với mật độ khác nhau kết hợp với cá rô phi (Oreochromis niloticus)
Số 38 - Trang 44-52 - 2015
Nghiên cứu nhằm xác định mật độ tôm thẻ chân trắng thích hợp trong mô hình nuôi ghép với cá rô phi kết hợp với biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mật độ tôm thẻ gồm: (i) 150 con/m3; (ii) 200 con/m3; (iii) 250 con/m3 và (iv) 300 con/m3; cá rô phi được nuôi ghép ở tất cả các nghiệm thức với mật độ 4 con/m3 và kết hợp với biofloc (C:N = 15:1); mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể thí nghiệm có thể tích 2 m3/bể với mức nước bố trí là 1,5 m3, độ mặn 15 ‰, khối lượng trung bình tôm bố trí là 0,006 g. Sau 60 ngày nuôi, các yếu tố môi trường nước nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng và cá rô phi. Tôm nuôi ở mật độ 150 và 200 con/m3 đạt khối lượng trung bình lần lượt là 6,76; 5,97 g/con và có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh, tỷ lệ sống cao, FCR thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức ở mật độ 250 và 300 con/m3. Tuy nhiên, năng suất thu được ở các mật độ nuôi khác nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
#Tôm thẻ chân trắng #mật độ #cá rô phi #biofloc
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA ARTEMIA FRANSISCANA VĨNH CHÂU
Số 32 - Trang 94-99 - 2014
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp bổ sung chế phẩm sinh học (CPSH) đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản của Artemia franciscana Vĩnh Châu. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của Artemia đạt cao nhất khi bổ sung đồng thời CPSH vào tảo và môi trường nuôi (94,3 3± 0,6%) và cao hơn rất rõ so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Sức sinh sản của Artemia biến động từ 100-126 phôi/con cái và đạt cao nhất khi CPSH được bổ sung trực tiếp vào môi trường nuôi Artemia (p<0,05). Phương thức sinh sản của Artemia thay đổi theo các phương pháp bổ sung CPSH, trong đó tỷ lệ sinh trứng bào xác cao nhất ởcác nghiệm thức đối chứng, bổ sung CPSH vào tảo hoặc bổ sung vào môi trường nuôi Artemia (từ 90-100%) và khác biệt rất rõ (p<0,05) so với phương pháp bổ sung kết hợp (58,3%).
#Artemia franciscana #chế phẩm sinh học #chiều dài #sinh sản
KHả NăNG Sử DụNG CáC LOạI SINH KHốI ARTEMIA TRONG ƯƠNG NUÔI MộT Số LOàI Cá NƯớC NGọT
Số 15a - Trang 241-252 - 2010
Ba loài cá nước ngọt tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm cá lóc đen (Channa striata), cá thát lát còm (Notopterus chitala) và cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) có trọng lượng và chiều dài ban đầu là 0,35± 0,08g và 3,4± 0,3cm; 0,45± 0,18g và 4,16± 0,41cm; 0,2± 0,09g; 2,2± 0,17cm theo thứ tự tương ứng được ương từ giai đoạn hương lên giống trong các xô nhựa 60-100l với với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau là: 100% Artemia sinh khối tươi sống (I); 100% Artemia sinh khối đông lạnh (II); 50% Artemia sinh khối tươi sống + 50 % thịt cá tạp (III); 50% Artemia đông lạnh + 50% thịt cá tạp (IV); 100% thịt cá tạp được sử dụng như nghiệm thức đối chứng. Mật độ ương là 1con/lít với thời gian ương kéo dài 40 ngày. Kết quả sau 40 ngày ương cho thấy, Artemia sinh khối tươi sống và Artemia đông lạnh là loại thức ăn rất được ưa thích của cả ba loài cá. Tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá mặc dù khác nhau tùy theo loài nhưng đều theo một quy luật là ở tất cả các nghiệm thức có sự hiện diện của Artemia đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p
#Artemia sinh khối #cá lóc #cá thát lát #cá bống tượng #tỷ lệ sống #tăng trưởng
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Số 18a - Trang 258-266 - 2011
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 210 khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ thống khách sạn ở Tp. Cần Thơ là môi trường cảnh quan, cơ sở vật chất, sự thân thiện của nhân viên. Trong đó, môi trường cảnh quan là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng.
#khách hàng #mức độ hài lòng #hệ thống khách sạn
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG CUA BIỂN Ở ĐỔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- 2009
Trong vài năm gần đây, đã có nhiều trại sản xuất giống cua biển được thành lập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Chỉ riêng ở Cà Mau có gần 100 trại sản xuất giống cua biển. Qua khảo sát, phỏng vấn về các khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả sản xuất của 28 trại sản xuất giống cua ở Cà Mau bằng biểu mẫu soạn sẵn, kết quả cho thấy, hầu hết các trại đều là các trại sản xuất giống tôm sú trước đây, nay chuyển sang sản xuất giống cua hoàn toàn hoặc luân phiên với sản xuất giống tôm sú theo thời vụ. Các trại áp dụng qui trình nước trong hở, sử dụng Artemia và thức ăn nhân tạo cho ương nuôi ấu trùng mà không dùng luân trùng. Tỷ lệ sống từ Zoea 1 đến C1 đạt khá cao từ 5-11%, trung bình 7,68 ±1,55%. Sản lượng trung bình mỗi trại 0,62 ± 0,49 con cua giống/trại/năm, đạt lợi nhuận 182,15 ± 181,95 triệu đồng/trại/năm. Kết quả này cho thấy nghề sản xuất giống cua biển hiện rất năng động, góp phần quan trọng vào phát triển nghề nuôi cua ở Cà Mau cũng như ĐBSCL nói chung.
#Cua biển #Scylla paramamosain #ương Ấu trùng #trại cua biển
Đánh giá khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang (Ipomoea batatas) trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc
- 2017
Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thay thế thức ăn viên công nghiệp bằng khoai lang trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các mức thay thế khoai lang khác nhau gồm: (i) 100% thức ăn công nghiệp (đối chứng), (ii) thay thế 10%, (iii) 20% và (iv) 30% thức ăn công nghiệp bằng khoai lang. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300 L với độ mặn 15 ‰và mật độ 150 con/m3, tôm có khối lượng ban đầu là 0,76±0,13 g và chiều dài 4,43±0,05 cm. Các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm trong thời gian nuôi 90 ngày,. Nghiệm thức thay thế 10% khoai lang cho kết quả tốt nhất với tỉ lệ sống 72,2±11,0%, tốc độ tăng trưởng 3,9±0,02 %/ngày, sinh khối 2,7±0,4 kg/m3, tuy nhiên thành phần sinh hóa và chất lượng của tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p>0,05).
#Biofloc #khoai lang #tôm thẻ chân trắng
ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU
Số 15a - Trang 232-240 - 2010
Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,72%); Bộ cá Trích (Clupeiformes) 27 loài (11,29%); Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 18 loài (7,53%); Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,76%); Bộ cá Chình (Anguilliformes) 8 loài (3,35%); Bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài (3,35%); Các Bộ cá còn lại có từ 1 đến 6 loài (
#Thành phần loài cá #tôm #ven biển #Sóc Trăng #Bạc Liêu
ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN PHÂN NPK ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA ĐƯỜNG TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN HẬU GIANG
Số 19b - Trang 145-157 - 2011
Cây mía đường từ lâu được trồng trên đất phèn và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân ở Đồng bằng sông Cửu long. Những thông tin về ảnh hưởng của phân bón NPK trên sinh trưởng của mía đường trên đất phèn vẫn còn hạn chế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm các nghiệm thức phân bón (NPK, PK, NK, NP) và giống mía (DLM24, ROC16, R570, QĐ11, CR74-250). Mục tiêu của đề tài là sử dụng kỹ thuật lô khuyết để đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất NPK và sinh trưởng của một số giống mía đường trên đất phèn Hậu Giang. Kết quả cho thấy so với không bón N, liều lượng 300 kgN/ha làm tăng năng suất mía đáng kể (39-54%). Trong khi việc bón P và K chỉ làm tăng năng suất của mía đường trong khoảng 10% so với không bón. Tuy nhiên, bón K cho thấy làm tăng độ Brix nước ép của mía đường. Giống mía DLM24 cho năng suất cao (140-145 t/ha) nhất trong số 5 giống mía được thử nghiệm ở đất phèn Hậu Giang. Cần xác định giống mía đường thích hợp với vùng đất để đạt năng suất đồng thời với độ Brix cao.
#bón NPK #kỹ thuật lô khuyết #sinh trưởng của mía đường #giống mía đường #độ Brix #đất phèn