Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
Phân lập và xác định đặc tính vi khuẩn nội sinh trong rễ cây khoai lang (Ipomoea batatas) trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 36 - Trang 6-13 - 2015
Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Mộng Huyền
Ba mươi sáu dòng vi khuẩn được phân lập trên môi trường LGI từ các mẫu rễ cây khoai lang trồng ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều có dạng hình que và có khả năng chuyển động. Thực hiện các phép thử sinh hóa đã xác định được các dòng KL9, KL11, KL39a, KL39b là các vi khuẩn nội sinh có đủ 3 đặc tính tốt là cố định đạm, hòa tan lân khó tan, tổng hợp IAA; Ba dòng KL9, KL39a, KL39b còn có khả năng sản xuất siderofores. Khi giải trình tự đoạn gen 16S-DNA của 4 dòng vi khuẩn này, nhận diện được dòng KL9 có tỉ lệ đồng hình của đoạn gen 16S-DNA với loài Burkholderia sprentiae và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL39a với loài Burkholderia ambifaria và Burkholderia vietnamiensis là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-rDNA của dòng KL39b với loài Enterobacter ludwigii và Enterobacter cloacae là 99%; tỉ lệ đồng hình đoạn gen 16S-DNA của dòng KL11 với loài loài Klebsiella pneumoniae là 99%. Bốn dòng vi khuẩn có các đặc tính tốt này được đề nghị đưa vào sản xuất phân vi sinh cho cây khoai lang trồng trên đất phèn vùng Hòn Đất.
#Cây khoai lang #cố định đạm #hòa tan lân #IAA #siderofores #vi khuẩn nội sinh
TÁC ĐỘNG CỦA KHOẢNG CÁCH THỂ CHẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 40 - Trang 58-65 - 2015
Võ Văn Dứt
Bài viết này điều tra tác động của khoảng cách thể chế đến xuất khẩu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Dựa vào “Lý thuyết chi phí giao dịch” của Hennart (1991), tác giả bài viết giả thuyết rằng, khoảng cách thể chế giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu có mối quan hệ nghịch biến với xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Để kiểm định giả thuyết, dữ liệu trích từ Bộ dữ liệu điều tra của Tổng cục thống kê tại 175 doanh nghiệp có xuất khẩu đang hoạt động tại Việt Nam và mô hình hồi quy phi tuyến Tobit được sử dụng. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng, với sự kiểm soát các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp, giả thuyết của nghiên cứu đề ra được ủng hộ hoàn toàn. Những ngầm định về quản trị cũng được cung cấp trong bài viết.  
#khoảng cách thể chế #xuất khẩu #doanh nghiệp
Ảnh hưởng của quá trình chế biến đến chất lượng của nấm rơm thanh trùng trong môi trường acid
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 56 Số 6 - Trang 164-171 - 2020
Võ Tấn Thành, Nguyễn Bảo Lộc, Huỳnh Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Hoàng Minh
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến chất lượng nấm rơm thanh trùng trong môi trường acid.  Nấm rơm được hút chân không trong thời gian 10 phút và chần ở nhiệt độ 100oC trong dung dịch glucono-delta-lactone (GDL) có pH = 3 đến nhiệt độ tâm sản phẩm đạt 90oC. Nấm sau chần được cho vào bao bì nhựa và rót dung dịch GDL có nồng độ 1%,  tỉ lệ nấm rơm: nước rót là 40:60. Nấm rơm chứa trong bao bì nhựa được thanh trùng trong hệ thống thanh trùng dạng phun nước có lưu lượng nước phun 0,6 m3/h với nhiệt độ thanh trùng 90oC, sản phẩm đạt giá trị Fvalue  bằng 18 phút, có  màu sắc và cấu trúc tốt. Sau 4 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường (khoảng 30oC) sản phẩm có mật số vi sinh vật hiếu khí là 6,0Í101 cfu/g cho thấy quá trình thanh trùng đảm bảo được an toàn về mặt vi sinh cho sản phẩm.
#Chần #Chân không #Glucono-delta-lactone (GDL) #Nấm rơm #Thanh trùng
Ảnh hưởng của liều lượng kali bón kết hợp với đạm đến chất lượng củ khoai lang tím nhật ở tỉnh Vĩnh Long
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 42 - Trang 38-47 - 2016
Lê Thị Thanh Hiền, Nguyễn Bảo Vệ, Lê Vĩnh Thúc
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón kết hợp với đạm đến chất lượng củ khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở tỉnh Vĩnh Long được thực hiện nhằm tìm ra liều lượng kali và đạm bón thích hợp để khoai lang cho củ có phẩm chất tốt và tăng thời gian bảo quản. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp lại, gồm 7 nghiệm thức, mỗi lần lặp lại là 35 m2. Các nghiệm thức là 100 kg N/ha và 80 kg P2O5/ha kết hợp với 5 liều lượng bón kali (0, 100, 150, 200 và 250 kg K2O/ha) và nghiệm thức bón 80 P2O5 - 250 K2O kết hợp với 2 liều lượng đạm (125 kg N/ha và 187 kg N/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy kali bón ở mức 200 kg K2O/ha cho khoai lang Tím Nhật có phẩm chất củ như hàm lượng đường tổng số, tinh bột, hàm lượng anthocyanin cao nhất, chất xơ thô thấp và có thời gian bảo quản dài. Vì vậy, trong canh tác khoai lang Tím Nhật ở tỉnh Vĩnh Long, nông dân có thể bón kali ở mức 200 kg K2O/ha kết hợp với 100 kg N/ha - 80 kg P2O5/ha để tăng phẩm chất và thời gian bảo quản củ.
#kali #đạm #khoai lang Tím Nhật #phẩm chất củ
Tính chất điện tử của dãy nano penta-graphene biên răng cưa sai hỏng dạng khuyết
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 57 Số 5 - Trang 70-77 - 2021
Nguyễn Thành Tiên, Lê Võ Phương Thuận, Đào Hoàng Chương, Võ Thị Ngọc Huyền
Trong bài báo này, tính chất điện tử của các dãy penta-graphene dạng răng cưa (SSPGNR) sai hỏng dạng khuyết (DSSPGNRs) được nghiên cứu bằng cách tính năng lượng liên kết, cấu trúc vùng điện tử và mật độ trạng thái bởi phương pháp nguyên lý ban đầu. Ba kiểu khuyết được khảo sát trong nghiên cứu này là khuyết đơn nguyên tử C1, C2 và khuyết đồng thời hai nguyên tử C2. Kết quả nghiên cứu cho thấy DSSPGNR có độ rộng vùng cấm giảm đáng kể so với mẫu không khuyết. Trong đó, DSSPGNRs  khuyết đồng thời hai nguyên tử C2 có độ rộng vùng cấm giảm nhiều hơn so với DSSPGNRs khuyết đơn nguyên tử. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng cho việc phát triển ứng dụng penta-graphene trong lĩnh vực vi điện tử.
#Dãy nano penta-graphene #nguyên lý ban đầu #sai hỏng #tính chất điện tử
Tìm hiểu nhận thức của học sinh về khái niệm phân số thông qua một thực nghiệm sư phạm
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 39 - Trang 16-22 - 2015
Dương Hữu Tòng
Trong lịch sử hình thành khái niệm phân số, nó được tiếp cận theo các cách: dựa trên số phần / toàn thể, dựa trên phép chia, dựa trên tia số, dựa trên lí thuyết tập hợp, dựa trên tỉ số. Tuy nhiên, sách giáo khoa toán 4 hiện hành chưa có nội dung nào yêu cầu học sinh biểu diễn phân số trên tia số. Điều đó có thực sự tạo điều kiện cho học sinh hiểu đúng về khái niệm phân số hay chưa? Do vậy, bài báo sẽ triển khai một thực nghiệm sư phạm để tìm hiểu nhận thức của học sinh về khái niệm phân số.
#phân số #nhận thức của học sinh #thực nghiệm sư phạm
Hiện trạng khai thác và nguồn lợi ốc cà na (Tomlinia frausseni Thach, 2014) khu vực biển ven bờ tỉnh Trà Vinh
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Tập 57 Số 3 - Trang 219-228 - 2021
Trần Văn Tiến, Ngô Thị Thu Thảo, Lê Thị Cẩm Hà, Nguyễn Văn Tú
Tomlinia frausseni Thach, 2014 - ốc Cà na, loài có giá trị làm thực phẩm, phân bố chủ yếu ở khu vực vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu hiện trạng khai thác ốc Cà na khu vực biển ven bờ tỉnh Trà Vinh được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2018 thông qua phỏng vấn trực tiếp 42 ngư dân về khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính và những khó khăn, thuận lợi. Nguồn lợi ốc Cà na được ước tính dựa trên phương pháp Sản lượng-Cường lực khai thác (Catch–Effort methods) trong khoảng thời gian từ 12 tháng 5 đến 19 tháng 9 năm 2019.  Kết quả cho thấy nghề khai thác ốc bắt đầu từ năm 2011, mùa vụ khai thác từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch, và khu vực khai thác chính tại vùng biển ven bờ. Phương thức khai thác chủ yếu là sử dụng bẫy lồng với công suất tàu trung bình 31,36 ± 2,23 CV và trọng tải trung bình 2,85 ± 0,13 tấn/tàu. Sản lượng khai thác trung bình năm đạt 6.432,74 ± 207,98 kg. Tổng chi phí trung bình cho một chuyến đi biển 1,33 ± 0,03 triệu đồng và tổng doanh thu 1,87 ± 0,10 triệu đồng. Tỉ suất lợi nhuận của nghề là 0,40 ± 0,07 triệu đồng cho một chuyến biển. Nguồn lợi ốc Cà na vùng biển ven bờ tỉnh Trà Vinh là 73.904 ± 6.684 kg...
#Khả năng khai thác #ốc Cà na #Tomlinia frausseni #Trà Vinh #vùng ven bờ
TìM HIểU SAI LầM CủA HọC SINH KHI HọC CHủ Đề PHÂN Số THÔNG QUA MộT THựC NGHIệM SƯ PHạM
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 25 - Trang 8-17 - 2013
Dương Hữu Tòng
Trong dạy học toán, một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với người giáo viên (GV) là giúp học sinh (HS) phát hiện ra và khắc phục các sai lầm mắc phải. Từ đó, HS được tạo cơ hội để phát triển tư duy, củng cố kiến thức, kĩ năng, ngày càng ý thức hơn trong khi làm bài tập. Qua bài báo này, chúng tôi đã thiết kế một thực nghiệm sư phạm nhằm tìm hiểu sai lầm của HS khi học chủ đề phân số và một phần nào đó giúp các em phát hiện và sửa chữa các sai lầm vướng phải.
#Sai lầm #phân số #thực nghiệm sư phạm
Ảnh hưởng của glucose trong quá trình bảo quản sò huyết (Anadara granosa) giống
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 36 - Trang 81-87 - 2015
Ngô Thị Thu Thảo, Lê Thị Thu Anh
Thí nghiệm được thực hiện trên sò huyết giống với kích thước nhỏ (9,73 ± 0,95 mm) và lớn (15,85 ± 1,04 mm). Sò huyết được bố trí trong các rổ nhựa (12 con/rổ, 3 rổ/nghiệm thức) và phun nước biển 25‰ đơn thuần hoặc được pha glucose 50, 75 và 100 mg/L để giữ ẩm trong vòng 5 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của sò nhỏ đạt cao nhất khi tưới nước biển + glucose 100 mg/L (91,6%) và sò lớn với nước biển + glucose 50 mg/L (36.1%). Khối lượng hao hụt của sò huyết cùng một loại kích thước trong quá trình bảo quản không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p>0,05). Sau 21 ngày nuôi, tỷ lệ sống của sò huyết giống nhỏ đã được phun nước biển + glucose ở các hàm lượng 50, 75 và 100 mg/L (75.5 – 80.6%) cao hơn rất rõ so với phun nước biển thông thường (p
#Sò huyết #Anadara granosa #bảo quản giống #glucose
RèN LUYệN Và PHáT TRIểN TƯ DUY CHO HọC SINH QUA DạY HọC KHáI NIệM TOáN Ở TIểU HọC
Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 32 - Trang 7-17 - 2014
Dương Hữu Tòng, Nguyễn Đào Ngọc Linh
Trong dạy học toán, một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên (GV) là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh (HS). Từ đó, HS có được kĩ năng quan trọng cho việc học tập, giúp ích cho quá trình khám phá tri thức trong môn toán cũng như các môn học khác. Theo Marzano, trong kiến thức toán học phổ thông có hai loại chủ yếu: kiến thức thông báo (bao gồm dạy học các khái niệm) và kiến thức qui trình. Do vậy, dạy học khái niệm là một phần rất quan trọng trong giáo dục tiểu học. Từ đó, việc rèn luyện và phát triển tư duy cho HS qua dạy học khái niệm là rất cần thiết. Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu điều tra đối với GV và HS nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của 4 biện pháp sư phạm được đề ra để rèn luyện và phát triển tư duy cho HS qua dạy học khái niệm toán ở tiểu học.
#Rèn luyện #phát triển tư duy #dạy học khái niệm
Tổng số: 330   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10