Tạp chí Y - Dược học quân sự

  1859-0748

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Phân tích ảnh hưởng

Thông tin về tạp chí

 

Các bài báo tiêu biểu

STUDY ON CHANGES IN SERUM HBV RNA LEVELS IN PATIENTS WITH CHRONIC HEPATITIS B TREATED WITH TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE
Tập 48 Số 5 - 2023
Le Van Nam, Nguyen Trong Chinh, Nguyen Dinh Ung, Ho Huu Tho, Nguyen Hong Thang
Objectives: To determine the changes in serum HBV RNA levels in treatment-naïve chronic hepatitis B (CHB) patients who were treated with Tenofovir Disoproxil Fumarate (TDF). Methods: 77 treatment-naïve CHB patients were treated with long-term TDF monotherapy at the Department of Infectious Diseases, Military Hospital 103, Vietnam Military Medical University from 2017 to 2020. Samples were collected at several time points: At the baseline, after 3, 6, 9, and 12 months of TDF treatment. Serum HBV DNA and HBV RNA levels were quantified by the Real Time RT-PCR method. Statistical analyses were performed with Medcalc 20.019. Results: Serum HBV RNA levels tended to decrease during the TDF treatment in a biphasic pattern. In the first phase, from baseline to 3 months of treatment, HBV RNA levels decreased rapidly (the median slope of the decrease was 0.38 log copies/mL/month). In the second phase, from 3 - 12 months of treatment, serum HBV RNA levels decreased more slowly than in the first phase (the median slope of the decrease was 0.09 log copies/mL/month; p < 0.05). Serum HBV RNA levels decreased more slowly than serum HBV DNA levels in the first phase, but there was no significant difference in the second phase (p > 0.05). Conclusion: Serum HBV RNA levels decreased in a biphasic pattern with a different slope during TDF treatment. Serum HBV RNA levels decreased more slowly than HBV DNA and may complement this marker in the assessment of treatment outcomes and prognosis for chronic hepatitis B.
#Chronic Hepatitis B (CHB) #HBV pgRNA
THE ASSOCIATION BETWEEN SERUM SOLUBLE ST2 CONCENTRATION AND SOME CLINICAL AND SUBCLINICAL INDICES IN PATIENTS WITH CHRONIC HEART FAILURE
Tập 48 Số 6 - Trang 126-136 - 2023
Nguyen Van Hung, Luong Cong Thuc, Nguyen Xuan Tien, Vu Xuan Nghia, Duong Hong Nien
Objectives: To investigate the level of serum soluble ST2 (sST2) and its association with some clinical and subclinical indices in patients with chronic heart failure (HF). Methods: A prospective cohort study was performed on 116 patients diagnosed with chronic HF at the Cardiology Department, Military Hospital 103, Hanoi and Cardiology Department, 19-8 Hospital - Ministry of Public Security, Hanoi, Vietnam, and 40 control patients at General Health Examination Department, Military Hospital 103, Hanoi from November 1, 2019 to September 30, 2022. Serum sST2 was measured using an enzyme-linked immunosorbent assay. Results: The mean age (± standard deviation) of patients with chronic HF was 68.3 (± 15.9) years, with 57.8% of the total patients who showed their age was > 65 years. The median serum sST2 level in the group of patients with chronic HF (median: 5.89 ng/mL) was significantly higher than those in the control group (median: 2.39 ng/ml) (p < 0.05). Serum sST2 level increased as LVEF decreased, with the highest level in HF with reduced EF patient group, followed by HF with mildly reduced EF, and HF with preserved EF groups. Serum sST2 level had a significant, positive correlation with heart rate in chronic HF patients. The serum sST2 level in the group of NYHA class IV was significantly higher than those in the group of NYHA class III and II (p < 0.05). Conclusion: The level of serum sST2 increased in chronic HF patients. Serum sST2 level associated with left ventricular ejection fraction, and NYHA classification in chronic HF patients.
#Soluble suppression of tumorigenicity 2 #Heart failure #NYHA classification
A STUDY ON THE MORTALITY PROGNOSTIC VALUE OF NEUTROPHIL TO LYMPHOCYTE RATIO AT ADMISSION IN POLYTRAUMA PATIENTS
Tập 49 Số 4 - Trang 83-93 - 2024
Nguyen Trung Kien, Pham Thai Dung, Dang Van Ba, Pham Van Cong, Dao Trong Phuc, Tran Quoc Viet, Ta Thanh Xuan, Nguyen Dac Khoi
Objectives: To evaluate the mortality prognostic value of neutrophil/lymphocyte ratio (NLR) at admission in patients with polytrauma. Methods: A retrospective, descriptive study on 196 polytrauma patients diagnosed using the criterion of the Berlin Consensus 2014, treated at Military Hospital 103 from June 2020 to June 2023. Severity was assessed based on ISS scales, and NLR was calculated at admission prior to any treatment intervention. Results: Polytrauma predominantly affected males (80.1%) aged between 20 and 59, polytrauma cases were primarily attributed to traffic accidents (66.8%). The group experiencing mortality exhibited lower Glasgow scores, Revised Trauma Score (RTS) at admission, and length of hospital stay compared to the survival group. Additionally, the mortality group demonstrated a higher Injury Severity Score (ISS), lactate level, INR, and aPTT scores, all statistically significant. The NLR value at admission demonstrated predictive value for mortality in polytrauma patients, with an AUC of 0.724, a cut-off of 10.8, sensitivity of 80%, and specificity of 67.2%. Conclusion: Polytrauma predominantly affected working-age males, with traffic accidents being the primary cause. The NLR value at admission emerges as a meaningful predictor of mortality in polytrauma patients.
#Polytrauma #Mortality prognosis #Neutrophil to lymphocyte ratio
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ NANO RUTIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG DUNG MÔI
Tập 48 - Trang 282-295 - 2023
Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Vũ Thị Thu Giang
Mục tiêu: Bào chế hệ tiểu phân nano rutin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi và đánh giá một số đặc tính lý - hóa của hệ tiểu phân thu được. Phương pháp nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật kết tủa trong dung môi để bào chế nano rutin sau đó loại dung môi bằng kỹ thuật phun sấy. Nano rutin tạo thành được đánh giá một số đặc tính như kích thước tiểu phân, chỉ số đa phân tán và thế zeta. Kết quả: Xây dựng thành công công thức bào chế nano rutin gồm rutin (nồng độ 10 mg/mL trong methanol), HPMC E15 (nồng độ 0,8% trong nước); chất diện hoạt là natri lauryl sulfat (NaLS, nồng độ 0,2% trong nước); tỷ lệ methanol/nước (1/10, tt/tt). Lựa chọn được một số thông số quy trình gồm tốc độ bơm dịch (120 giọt/phút), tốc độ khuấy từ (1.500 vòng/phút), thời gian khuấy (5 phút), sau đó, tiếp tục siêu âm trong 5 phút. Hệ tiểu phân nano sau khi phun sấy có dạng bột màu vàng, kích thước mịn, độ xốp cao. Sau khi phân tán lại trong nước cho kích thước tiểu phân (KTTP) là 246,2 ± 20,4nm; chỉ số đa phân tán (PDI) là 0,450 ± 0,031; thế zeta là - 37,2 ± 2,3mV. Kết luận: Bào chế được nano rutin theo phương pháp kết tủa trong dung môi và đánh giá một số đặc tính lý - hóa của tiểu phân thu được.
#Rutin #Nano #Kết tủa trong dung môi
NGHIÊN CỨU TẠO GEL HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỪ MÁU ĐỘNG MẠCH DÂY RỐN NGƯỜI
Tập 48 Số 5 - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu điều chế gel huyết tương giàu tiểu cầu (platelet-rich plasma - PRP) từ máu động mạch dây rốn người. Phương pháp nghiên cứu: PRP được thu nhận từ máu động mạch dây rốn và được kích hoạt bằng hỗn dịch kích hoạt tiểu cầu CaCl2 (10%)/Thrombin tỷ lệ ½ (mL) với tỷ lệ thích hợp. Gel PRP sau điều chế được đánh giá chất lượng theo bảng phân loại DEPA của Magalon J. Kết quả: PRP thu được có số lượng tiểu cầu trung bình là 6,5 ± 1,5 × 109 tiểu cầu/mL, cao gấp 8 lần so với máu toàn phần. Tỷ lệ thu hồi tiểu cầu và độ tinh khiết đạt mức chất lượng cao theo bảng phân loại DEPA. Quá trình hoạt hoá đạt chất lượng gần như lý tưởng. Tỷ lệ PRP/CaCl2.(10%)/Thrombin tối ưu là 1/2/5. Kết luận: Điều chế thành công gel PRP từ máu cuống rốn với nồng độ tiểu cầu cao gấp 8 lần máu toàn phần, màu vàng nhạt và có độ tinh khiết 3,9+.
#PRP #Hỗn dịch kích hoạt tiểu cầu #Máu dây rốn
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO SAU BẰNG MẢNH GHÉP GÂN MÁC DÀI TỰ THÂN
Tập 48 Số 5 - 2023
Hà Thu Hương, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Tiến Thành
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo sau (DCCS) bằng mảnh ghép gân mác dài tự thân. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 34 trường hợp tổn thương DCCS đơn thuần, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Theo dõi, đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật tại thời điểm 6 tuần và 6 tháng theo các nghiệm pháp ngăn kéo sau, Lachman ngược, Godfrey và theo thang điểm Lysholm, và IKDC 2000. Kết quả: Sau phẫu thuật, 100% các trường hợp cải thiện cơ năng khớp gối và mức độ lỏng gối. Kết quả chung theo thang điểm Lysholm là 91,17  7,59, tỷ lệ rất tốt và tốt theo IKDC đạt 97,1%. Kết luận: Tổn thương đứt DCCS ảnh hưởng tới chức năng khớp gối. Hình ảnh cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán. Phẫu thuật nội soi tái tạo DCCS sử dụng mảnh ghép gân mác dài cho kết quả tốt, cần theo dõi và đánh giá kết quả với số lượng lớn hơn và thời gian dài hơn.
#Nội soi tái tạo dây chằng chéo sau #Gân mác dài tự thân
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN DẠ DÀY 105 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Tập 48 Số 5 - 2023
Hồ Cảnh Hậu, Lê Thị Huyền Trang, Nguyễn Tô Hiệu, Lê Thị Hồng Hạnh
Mục tiêu: Xác định được độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và bán trường diễn trên chuột cống trắng của Viên Dạ dày 105. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp Litchfield - Wilcoxon để đánh giá độc tính cấp trên chuột nhắt trắng. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm theo quy định OECD và Bộ Y tế Việt Nam trên đối tượng là chuột cống trắng. Kết quả: Với liều cao nhất cho chuột uống là 63,33 g/kg/24h chưa xác định được LD50 của Viên Dạ dày 105 trên chuột nhắt trắng. Chuột cống trắng uống chế phẩm liên tục trong 28 ngày với 2 mức liều 0,67 g/kg/24h và 2,02 g/kg/24h không gây ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin, hoạt độ enzym AST, ALT, hàm lượng cholesterol, albumin và creatinin, không gây biến đổi về mô bệnh học của tế bào gan, thận trên chuột nghiên cứu. Kết luận: Viên Dạ dày 105 không gây độc tính cấp trên chuột nhắt trắng với liều cao nhất cho chuột uống là: 63,33 g/kg/24h và không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan, thận của chuột cống trắng thí nghiệm sau 28 ngày nghiên cứu.
#Viên Dạ dày 105 #Độc tính cấp #Cơ quan tạo máu #Gan #Thận
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI TỪ THÁNG 6/2018 - 02/2023
Tập 48 Số 6 - Trang 40-48 - 2023
Lê Ngọc Anh, Nguyễn Minh Huyền, Nguyễn Duy Ánh, Nguyễn Thanh Thúy, Ngô Thị Ngọc Dung, Đỗ Tùng Đắc, Phan Mai Hoa, Đỗ Thị Hương, Trần Thị Thu Hằng, Trần Ngọc Tiến, Phạm Thị Tuyết Chinh, Hoàng Thị Liên, Nguyễn Thị Minh Thanh
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ tiền sản giật (TSG) so với thai phụ bình thường tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 6/2018 - 02/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên hai nhóm thai phụ là nhóm thai phụ TSG (202 thai phụ) và nhóm đối chứng (197 thai phụ bình thường). Các biểu hiện lâm sàng và chỉ số cận lâm sàng của các thai phụ được thu thập từ bệnh án lâm sàng vào bệnh án nghiên cứu. Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, protein niệu, nồng độ creatinine, ure, acid uric huyết thanh, AST, ALT huyết thanh trung bình của thai phụ TSG cao hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng (p < 0,001). Tuổi thai, cân nặng sơ sinh và nồng độ albumin huyết thanh của nhóm thai phụ TSG thấp hơn nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ phù, đau đầu, nhìn mờ của nhóm TSG cao hơn có ý nghĩa so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ thai phụ TSG bị giảm tiểu cầu cao hơn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết luận: Có sự khác biệt về một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng giữa nhóm thai phụ TSG và nhóm thai phụ bình thường.
#Tiền sản giật #Tăng huyết áp #Protein niệu
ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỎNG, CĂN NGUYÊN VI SINH VẬT VÀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ BỎNG TRẺ EM, BỆNH VIỆN BỎNG QUỐC GIA LÊ HỮU TRÁC
- 2023
Lương Quang Anh, Vũ Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Lương Tuấn Anh
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm tổn thương bỏng, căn nguyên vi sinh vật và sử dụng kháng sinh tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả bệnh án của 705 bệnh nhân (BN) điều trị từ tháng 01/2019 - 12/2019. Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 2,87 tuổi, bị bỏng nhiều nhất là từ 1 - 5 tuổi (70,64%). Diện tích bỏng trung bình là 7,82%, diện tích bỏng sâu trung bình là 0,54%. Đa phần trẻ bị bỏng nông (74,18%). Vi khuẩn gặp hàng đầu ở BN bỏng là Staphylococcus aureus (50%), Pseudomonas aeruginosa (33,33%). Các vi khuẩn phân lập được chủ yếu sau 3 - 6 ngày sau bỏng (52,38%). Các nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất theo thứ tự như sau: Penicillin và ức chế β-lactam, Aminoglycosid, Macrolid. Kết luận: Đã khảo sát các đặc điểm tổn thương bỏng, căn nguyên vi sinh vật và kháng sinh được sử dụng tại Khoa Điều trị bỏng trẻ em trong năm 2019.
#Đặc điểm #Tổn thương bỏng #Vi sinh vật #Kháng sinh
ỨNG DỤNG KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG mAbNS1-DENV1-4 PHÁT HIỆN KHÁNG NGUYÊN NS1 CỦA CÁC TÝP VIRUS DENGUE BẰNG PHƯƠNG PHÁP ELISA
Tập 49 Số 2 - Trang 174-185 - 2024
Đỗ Như Bình, Hoàng Xuân Cường, Trần Thị Hồng Thịnh, Võ Thị Bích Thủy , Trịnh Thế Sơn, Phạm Hùng Tiến
Mục tiêu: Sử dụng kỹ thuật ELISA với thành phần là kháng thể đơn dòng được tạo ra từ kháng nguyên tái tổ hợp NS1 gộp bốn týp DENV1-4 để phát hiện căn nguyên gây bệnh sốt xuất huyết. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm labo, kháng thể đơn dòng mAbNS1-DENV đặc hiệu kháng NS1 của 4 týp virus Dengue được sử dụng để phát triển và tối ưu hóa xét nghiệm ELISA gián tiếp, cho phép phát hiện chính xác DENV1-4 trong huyết thanh bệnh nhân (BN). So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu với phương pháp real-time PCR. Kết quả: Kỹ thuật ELISA sử dụng kháng thể đơn dòng mAbNS1-DENV1-4 có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 97,75%, giá trị dự đoán dương 98,37% và giá trị dự đoán âm 100%. Hơn nữa, xét nghiệm này đặc biệt phát hiện cả kháng nguyên NS1 DENV-4 trong nhóm mẫu nghi ngờ (9/63). Kết luận: Kháng thể đơn dòng mAbNS1-DENV1-4 có giá trị ứng dụng chẩn đoán nhanh các týp DENV với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
#Sốt xuất huyết Dengue #Kháng thể đơn dòng #Độ nhạy #Độ đặc hiệu