Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam

  0866-7551

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  N/A

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA VAN HAI LÁ TRONG BỆNH BARLOW TẠI VIỆN TIM TP. HCM TỪ 1994 ĐẾN 2012
- 2020
Sửa van hai lá là lựa chọn đầu tay trong trong phẩu thuật điều trị bệnh lý van hai lá,đặc biệt là bệnh lý thoái hóa van ở người lớn. Với tỷ lệ thành công cao, tử vong ít và tiên lượng lâu dài tốt.Trong bệnh Barlow, mô van dư nhiều, vòng van dãn, do đó có thể đặc được vòng van lớn nên diện tích mở của lá van lớn. Tiến triển hẹp và hở lại van hai lá sau phẩu thuật tiến triển rát chậm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết quả tốt về lâu dài trong điều trị phẫu thuật bảo tồn van hai lá trong bệnh Barlow bằng kỹ thuật sửa van hai lá Carpentier ở Viện Tim TP.HCM.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH CHUYỂN VỊ ĐẠI ĐỘNG MẠCH (TGA) TẠI BỆNH VIÊN TIM HÀ NỘI
- 2019
Từ 10/2014- 10/2017, 25 bệnh nhân TGA đã phẫu thuật sửa toàn bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội.  Tuổi  nhập  viện  trung  bình  25,8  ±  28,5 ngày tuổi .Cân nặng trung bình: 3,83 ± 1,09 kg. Tỷ lệ sống ra viện là 92% (23 trường hợp); tử vong là 8% (2 trường hợp). Kết quả phẫu thuật sớm sửa toàn bộ chuyển vị đại động mạch là khả quan với tỷ lệ thành công là 92%.
Adherence to gdmt treatment for heart failure out-patients – single center registry
Tập 42 - Trang 32-42 - 2023
Hoa Tran Thanh, Thinh Do Duc, Nga Vu Quynh
 Background: GDMT treament has demonstrated to heart failure can improve heart failure survival and reduce hospital admission. Objective: This study evaluated the use of guideline-directed medical therapy (GDMT) for heart failure with reduced and mild reduced ejection fraction (HFrEF) in outpatient department in Hanoi Heart Hospitaland its impact on patients’ midterm outcome.   Method: Medical records of 1131 patients with HFrEF and HFmrEF followed at Hanoi Heart Hosspital, facility 1 From September 2019 to March 2021 were reviewed. The prescription rates of recommended pharmacological agents and their dosages were evaluated. Results: The population includes 711 male (62.9%) and 420 female (37.1%), with an average age of 64,96 ± 14,49 years. The mean and median time of follow up were 10,59 ± 2,77 month (the shortest follow-up time was 3 months, the longest was 15 months). The prescription rate of β-blockers, ACEI/ARB/ARNI, MRA were 74.36%, 80.9% and 69.5% respectively. After follow-up, these rates were 86.75%, 86.52% and 68.9%, correspondingly. After follow-up, the highest rate of prescription over 50% dosages of these drugs in the range given were Spiranolactone, it was achieved 56.15%, followed by Losartan, Bisoprolol, Nebivolol, all above 30%. The initial LVEF was 37.93 ± 8.58%, and at the end of the follow – up period, the LVEF achieved 40.26 ± 9.44%, significantly improved. 168 patients (14.85%) were admitted to the hospital at least once during the follow-up period; mong them, 133 patients (79.2%) were hospitalized once, 30 patients (17.8%) were hospitalized twice, and five patients (3.0%) were hospitalized at least three times. Mortality was 1.9% (18 patients) during the follow-up period. [1] Conclusion: The rate of heart failure GDMT drugs using for outpatients in our center is rather high but there are gaps that need to be filled to enhance the outcome of HFrEF and HFmrEF patients.
Chấn thương vết thương động mạch ngoại vi: hình thái tổn th ương và kết quả điều trị tại bệnh viện Việt Đức
- 2020
533 BN điều trị tại BV Việt Đức từ 1/2010 đến 12/2014. Mô tả hồi cứu đánh giá kết quả phẫu thuật CT-VT ĐM ngoại vi, các biến chứng và cách xử trì. Vị trì tổn thương hay gặp nhất là ĐM cánh tay 30% (160BN) và ĐM khoeo 32,8% (175BN). Tổn thương giải phẫu bệnh chủ yếu là đứt đôi ĐM (189BN≈35,4%) và đụng dập (262BN≈49,1%). Biện pháp điều trị chủ yếu với VT đứt đôi ĐM là nối trực tiếp 76,1% (144/189) và ghép mạch tự thân 51,9% (136/262) với mạch đụng dập. Vị trì có tổn thương cắt cụt chi cao nhất là ĐM khoeo 66,6% (10/15). Kết quả điều trị tốt sau mổ là 88,4%, chỉ có 0,8% có biến chứng phải cắt cụt chi thí hai. Tỷ lệ tốt sau mổ ở nhóm VTĐMNV là 91,6 % cao hơn so với nhóm CTĐMNV là 84,1%. Biến chứng sau mổ hay gặp là nhiễm trùng vết mổ gặp 33/63, cắt cụt chi thí hai 15/63BN (23,8%)
Phẫu thuật nội soi toàn bộ không có robot hỗ trợ, tim đập vá thông liên nhĩ: kinh nghiệm ở một trung tâm
- 2020
   60 bệnh nhân (người lớn/trẻ nhỏ: 41/19; tuổi trung bình: 29,1 ± 18,7, từ 2 đến 61 tuổi)với chẩn đoán TLN thứ phát được lựa chọn vào nghiên cứu.Trong đó có 38 bệnh nhân (BN)TLN đơn thuần, 5 BNTLN kèm tĩnh mạch phổi (TMP) lạc chỗ bán phần, 17 BN TLN kèm hở van ba lá (VBL) nhiều. Đặt 3 trocar 5mm và 1 trocar 12mm, chỉ thắt TMC trên, làm đầy khoang màng phổi bằng CO2, tim đập trong quá trình mổ. Lỗ thông được đóng bằng miếng vá nhân tạo hoặc khâu trực tiếp, TMP lạc chỗ được tạo đường hầm dẫn máu về nhĩ trái (NT), sửa VBL bằng cách đặt vòng van hoặc phương pháp De Vega. Không có biến chứng liên quan phẫu thuật và tử vong sau mổ. Thời gian mổ và thời gian chạy máy trung bình lần lượt là 234,2± 54,3 (phút) và 132 ± 46,9 (phút). BN được rút nội khí quản trong vòng 8 giờ đầu, dẫn lưu trong ngày đầu < 80ml. Ngày thứ 4 sau mổBN không cần dùng thuốc giảm đau và trở về với sinh hoạt bình thường sau mổ 1 tuần. Phẫu thuật NSTB vá TLN tim đập là phương pháp an toàn, người bệnh hồi phục sớm, sẹo mổ có giá trị thẩm mỹ cao đặc biệt ở phụ nữ và trẻ gái.  
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI
- 2013
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 69,18 ± 13,28 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); trong đó tuổi trung bình ở nam là 66,90 ± 13,58 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 99); tuổi trung bình ở nữ là 74,04 ± 11,20 (nhỏ nhất là 32, lớn nhất là 97) (p < 0,001). Tỷ lệ nam/nữ ở 2 nhóm tuổi có sự khác biệt (nhóm <65 tuổi là 4,23, nhóm ≥ 65 tuổi là 1,6 với p <0,001). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (75,16% so với 52,87%, với p < 0,001), hút thuốc lá ở nhóm <65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn ≥ 65 tuổi (42,21% so với 14,24%, p < 0,001), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì chiếm khá cao ở nhóm <65 tuổi so với nhóm ≥65 tuổi (22,93% so với 9,42%, với p <0,001). Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện: số bệnh nhân <65 tuổi nhập viện ≤6 giờ chiếm 55,8%, cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi chiếm 36,9%. Ngược lại, thời gian nhập viện >6 giờ thì nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm <65 tuổi, 63,1% so với 44,2%, với p <0,001. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân <65 tuổi có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥65 tuổi (72,61% so với 36,13%, p <0,001), còn tỷ lệ đau ngực không điển hình (20,38%) và không đau (7,01%) thì thấp hơn nhóm bệnh nhân ≥65 tuổi, các tỷ lệ đau ngực không điển hình và không đau ở nhóm ≥65 tuổi lần lượt là 34,19% và 29,68%, p <0,001. Những triệu chứng khác đi kèm bao gồm mệt chiếm tỷ lệ 84,48% ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn 76,03% ở nhóm <65 tuổi (p =0,031). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm <65 tuổi hơn (81,33% so với 72,53% ở nhóm ≥65 tuổi, với p =0,044). Khó thở cũng thường gặp ở nhóm ≥65 tuổi hơn (76,04% so với 54,61% ở nhóm <65 tuổi, với p <0,001).  Về phân độ Killip lúc nhập viện thì nhóm <65 tuổi có Killip I tỷ lệ Killip II, III và IV cao hơn so với nhóm <65 tuổi với p =0,001. 
#đặc điểm lâm sàng #nhồi máu cơ tim cấp #cao tuổi.
Kết quả phẫu thuật điều trị chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức
- 2021
  Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2017 đến tháng 07/2019. Có tổng số 21 bệnh nhân, 19/21 là nam giới, tuổi trung bình: 35,6 ± 13. Thời gian thiếu máu chi trung bình 22,4 ± 31,9 giờ. Mất mạch ngoại vi gặp ở tất cả bệnh nhân. 52,4% được phẫu thuật tái lập tuần hoàn bằng ghép đoạn tĩnh mạch hiển. Không có trường hợp nào tử vong, cắt cụt sau mổ. Chấn thương động mạch khoeo do trật khớp gối là tổn thương nặng, đe dọa sự sống còn của chi thể cũng như tính mạng người bệnh. Phẫu thuật cố định xương đồng thời tái lập lưu thông mạch máu cần được thực hiện cấp cứu để đạt được hiệu quả điều trị tối đa
ĐƯỜNG CONG HUẤN LUYỆN TRONG PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG MỞ NGỰC NHỎ BÊN PHẢI
- 2019
Đây là nghiên cứu theo dõi dọc tiến cứu kết hợp hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường   mở ngực nhỏ bên phải tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 1  năm 2019. Thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo, kẹp động mạch chủ, thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức được đánh giá xu hướng theo năm. Số lượng ca phẫu thuật  cần  thiết  để vượt qua đường cong huấn luyện được đánh giá bằng biểu đồ tổng tích lũy của thất bại kĩ thuật (Cumulative Sum – CUSUM). Trong thời gian nghiên cứu, có 204 trường hợp phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ bên phải. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48.5  24.9, nhóm tuổi 51 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Lý do nhập viện thường gặp nhất là khó thở khi gắng sức (94,1%). Tỉ lệ biến chứng kĩ thuật là 5,4%. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian kẹp động mạch chủ, thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức giảm dần theo thời gian và theo số lượng ca mổ tích lũy. Số lượng bệnh nhân cần để vượt qua được đường cong huấn luyện là 75 đến 100 trường hợp.
Yếu tố tiên lượng của thất bại với tuần hoàn fontan giai đoạn sớm: kết quả sau 8 năm triển khai phẫu thuật fontan
- 2021
Mục tiêu: nghiên cứu đươc tiến hành nhằm đánh giá kết quả sau phẫu thuật Fontan ở nhóm bệnh nhân tim sinh lý 1 thất, xác định tỉ lệ thất bại với tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm (early Fontan failure- EFF) và sơ bộ khảo sát các yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân này. Đối tượng và phương pháp: tổng số 145 bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật Fontan tại Trung tâm tim mạch- Bệnh viện E trong giai đoạn từ tháng 8/2012 đến 12/2019. Kết quả sau mổ được tập trung nghiên cứu và phân tích là tình trạng thất bại với tuần hoàn Fontan ở giai đoạn sớm (EFF). Kết quả: tỷ lệ gặp EFF trong nghiên cứu là 9,66% (14 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp tử vong và 1 trường hợp chấm dứt tuần hoàn Fontan). Phân tích đơn biến với các biến số trước mổ chỉ ra một số yếu tố nguy cơ liên quan với EFF bao gồm: thể bệnh giải phẫu thông sàn nhĩ thất thể không cân xứng, bất thường đảo ngược phủ tạng, tình trạng hở van nhĩ thất từ trước mổ, tuần hoàn bàng hệ chủ- phổi lớn phát hiện trên siêu âm, tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và tăng sức cản hệ mạch máu phổi trước mổ. Phân tích đơn biến với các yếu tố trong quá trình phẫu thuật có liên quan với EFF bao gồm: tiến hành tạo hình động mạch phổi hoặc sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan, tăng áp lực động mạch phổi, và tình trạng chảy máu trong mổ. Dấu hiệu phù ngay sau mổ cũng có liên quan chặt chẽ với EFF. Tổng số 22 yếu tố nguy cơ được tiến hành khảo sát và phân tích đa biến, xác định được 3 yếu tố độc lập thực sự làm gia tăng nguy cơ EFF sau mổ: tăng áp lực động mạch phổi trước mổ (OR: 1.84, 95%CI: 1.12 – 3.00, p=0.016), tiến hành sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan (OR: 65.85, 95%CI: 1.95–2228.14, p=0.020), và tình trạng tăng áp lực động mạch phổi ngay sau mổ (OR: 1.66, 95%CI: 1.19–2.33, p=0.004). Kết luận: trong nghiên cứu này, tỉ lệ EFF sau phẫu thuật Fontan còn tương đối cao, và là nguyên nhân chính của tỉ lệ tử vong sau mổ. Tình trạng tăng áp lực động mạch phổi trước và ngay sau mổ, cùng với tiến hành sửa van nhĩ thất cùng thời điểm phẫu thuật Fontan là các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến EFF sau mổ. 1  
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật maze điều trị rung nhĩ kết hợp bệnh lý van tim
- 2020
Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 45 bệnh nhân được điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật Cox- Maze kết hợp phẫu thuật van tim tại khoa Phẫu Thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 08/2017. Trong 45 bệnh nhân, có 15 nam (33%), 30 nữ (67%), tuổi trung bình 47±9 (23-70) tuổi. 06 trường hợp có tiền căn đột quỵ trước phẫu thuật chiếm 13%. Huyết khối trong nhĩ trái 21(46.7%). Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh lý van hai lá, tỉ lệ hở van ba lá kèm theo 36(80%). 100% BN được thực hiện phẫu thuật Cox-Maze với các đường đốt theo sơ đồ lập trước, không có vị trí nào trong sơ đồ định sẵn không thể đốt được. Tỉ lệ hồi phục nhịp xoang sau phẫu thuật 67%. 02 trường hợp cần phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tỉ lệ 4.4%. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ hồi phục nhịp xoang 80%, không trường họp nào bị đột quỵ. Phẫu thuật Cox-Maze điều trị rung nhĩ được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm tốt trên bệnh nhân phẫu thuật van tim.
#Rung nhĩ #phẫu thuật Cox-Maze #bệnh van hai lá #sửa/thay van hai lá.