Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam

Công bố khoa học tiêu biểu

* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo

Sắp xếp:  
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CẮT U TUYẾN ỨC TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
53 bệnh nhân u tuyến ức, có và không có nhược cơ, được phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u tuyến ức tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2013 đến 07/2017. Tuổi trung bình là 46,5 – 7,1; tỷ lệ nữ/nam là 1,2; có 84,9% bệnh nhân nhược cơ, hầu hết là nhóm IIA. Không có tử vong trong thời gian nằm viện và các biến chứng phức tạp. Thời gian mổ trung bình là 65 phút; thời gian hồi sức trung bình là 22 – 5 giờ và thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 7,5 – 1,7 ngày. Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u tuyến ức đạt kết quả tốt và an toàn cho các bệnh nhân, có hoặc không có nhược cơ. 
#phẫu thuật nội soi lồng ngực #nhược cơ #u tuyến ức.
Vai trò của lược đồ dựa trên các chuyển đạo ngoại biên trong chẩn đoán cơ chế cơn tim nhanh có QRS giãn rộng
Đặt vấn đề:Tiêu chuẩn điện cực chi- limb lead là một tiêu chuẩn mới đơn giản có giá trị chẩn đoán cao phân biệt nguyên nhân cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng, dễ áp dụng trong điều kiện cấp cứu. Phương pháp:Nghiên cứu mô tả cắt ngang 61 bệnh nhân có điện tâm đồ cơn tim nhanh QRS giãn rộng tại Trung tâm tim mạch- Bệnh viện E và Viện Tim mạch Việt Nam- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01-2017 đến tháng 10-2022. Xác định giá trị tiêu chuẩn Limb – Leads và so sánh một số tiêu chuẩn khác. Kết quả:Trong 61 bệnh nhân có 43 bệnh nhân VT, 18 bệnh nhân SVT, giới nam chiểm 54,1%, tiền sử bệnh tim thiếu máu cục bộ 3,3%, suy tim 11,5%, không có tiền sử bệnh lý tim mạch cấu trúc 83,6%. Ttần số tim trung bình 182,80 ± 20,58, độ rộng QRS trung bình 137,89 ± 12,59. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính của tiêu chuẩn Brugada lần lượt là 97,7%, 88,9%, 95,5%, 94,1%; của tiêu chuẩn Pava là 53,5%, 88,9%, 92%, 44,4%; của tiêu chuẩn Vereckei tại aVR là 60,5%, 100%, 100%, 51,4%; của tiêu chuẩn Limb lead là 86,1%, 83,3%, 92,5%, 71,4%; khi kết hợp tiêu chuẩn Limb lead và tiêu chuẩn Pava là 90,9%, 82,4%, 93%, 77,8%. Kết luận:Tiêu chuẩn Limb lead là tiêu chuẩn dễ sử dụng, chỉ dùng hình thái để chẩn đoán phân biệt cơn tim nhanh QRS giãn rộng, có giá trị chẩn đoán cao nên được áp dụng trộng rãi trong cấp cứu tim mạch.
#QRS rộng #cơn tim nhanh thất #cơn tim nhanh trên thất
Kén phế quản cổ: Thông báo trường hợp lâm sàng
Kén phế quản là bệnh lý bẩm sinh ít gặp và làhậu quả do sự rối loạn phát triển của cây khí- phếquản thời kỳ bào thai, thường gặp ở phổi và trungthất. Chúng có nguy cơ gây suy hô hấp ở trẻ nhỏdo chèn ép, tuy nhiên với người lớn chúng ít khicó biểu hiện lâm sàng. Nếu có thì biểu hiện mộtcách đa dạng phụ thuộc vào mức độ chèn ép vàbội nhiễm. Chúng tôi thông báo một trường hợpbệnh nhân nữ 47 tuổi với triệu chứng đau tứcvùng cổ và đôi khi có sốt gây ra bởi một kén phếquản vùng cổ hiếm gặp
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E SAU 17 THÁNG
Trong thời gian 17 tháng kể từ khi bắt đấu đi vào hoạt động ngày 24/2/2010 trung tâm tim mạch đã mổ tổng số 1168 bệnh nhân, trong đó 1008 ca tim hở (tỉlệ tim bẩm sinh 56,4 %, mắc phải 43,6%); 160 ca tim kín. Trung tâm đã phẫu thuật các bệnh lý tim mạch với nhiều thương tổn phối hợp: thương tổn van + mạch vành, thương tổn 3 van…; các kỹ thuật khó: sửa van, mở rộng vòng van, bắc cầu chủ vành tim đập… đã được thực hiện; các bệnh tim bẩm sinh phứctạp: thất phải hai đường ra, tứ chứng Fallot trên bệnh nhân đảo ngược phủ tạng, hội chứng Shone, Ebstein, thông sàn nhĩ thất…. Bệnh nhân cao tuổi nhất 84 tuổi, nhỏ nhất 1,5 tháng, cân nặng thấp nhất 3,5 kg. Hiện tại đã triển khai 2 bàn mổ cho phẫu thuật tim hở với số lượng 6 bệnh nhân/ngày; 1 bàn mổ cho phẫu thuật tim kín: các bệnh lý về phổi, trung thất, lồng ngực và mạch máu với các kỹ thuật mới đã được triển khai thành công (nội soi cắt u trung thất, cắt thùy phổi, nội soi nâng lõm xương ức…). Khoa tim trẻ em đã thành lập với định hướng phát triển trong thời gian tới mổ thường quy trẻ sơ sinh.
Initial results of aortic valve reconstruction using autologous pericardium (Ozaki's procedure)
Introduction: This study report the clinical characteristics, surgical indications, surgical technique and initial outcomes of autologous pericardial aortic valve reconstruction using Ozaki’s procedure. Methods: The study included consecutive patients with isolated aortic valve disease who underwent Ozaki’s procedure between June 2017 and December 2019. Aortic valve cups were reconstructed by autologous pericardium using Ozaki’s procedure. Results: Seventy-two patients were enrolled (mean age 52.9 ± 13 years; 53 males) and consisted of 30 aortic stenosis cases, 20 aortic regurgitation cases, and 22 patients with a combination of both 72 patients, a bicuspid aortic valve was present in 20, and 7 patients had infective endocarditis. Surgery was performed via a full or partial sternotomy. The procedure was successful in 70 case, and two patients were converted to prosthetic valve replacement. The aortic cross-clamp time was 106.3 ± 13.8 minutes, cardiopulmonary bypass time was 136.7 ± 18.5 minutes. One patient died of cardiac tamponade in hospital, and two patients underwent reoperation due to bleeding and sternal infection, respectively,  were observed during the follow-up period of 30 days. 1-month postoperative echocardiography revealed that one patient had moderate aortic valve regurgitation, max trans-valvular pressure gradient was 16.1 ± 2.3 mmHg, and aortic valve area was 2.5 ± 0.2 cm ². Conclusions: Aortic valve reconstruction using autologous pericardium by Ozaki’s procedure was feasible, good hemodynamics, and can be applied to all lesions of the aortic valve.
Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận bằng mạch máu nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Mục tiêu: Phẫu thuật mở bụng thay đoạn động mạch chủ bụng bằng mạch máu nhân tạo trong điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới động mạch thận là một phẫu thuật phổ biến. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong và biến chứng sau mổ phình động mạch chủ bụng vẫn còn là một thách thức cho ngành phẫu thuật mạch máu, đặc biệt bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao do lớn tuổi, nhiều bệnh lý phối hợp. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đưa ra những yếu tố tiên lượng cho phẫu thuật và kết quả sớm của phẫu thuật phình động mạch chủ bụng đoạn dưới ĐM thận. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Đối tượng là bệnh nhân phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận được phẫu thuật thay đoạn động mạch bằng mạch máu nhân tạo tại Bệnh viện ĐK tỉnh Thái Bình từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Có tất cả 40 trường hợp ( 28 nam và 12 nữ) đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình của nghiên cứu là 68,7 ± 8,95 tuổi. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá Lipid. Đa số là túi phình hình thoi, đường kính  túi phình trong khoảng 5-8cm chiếm đa số, chiều dài cổ túi phình 1,8 ± 0,75cm. Tỷ lệ thành công của kỹ thuật là 100%. Biến chứng sớm sau mổ hay gặp nhất và viêm phổi. Không có biến chứng về mảnh máu nhân tạo. Có 02 trường hợp tử vong sau mổ do suy đa phủ tạng. Điểm GA (Glasgow Aneurysm) dự báo tự vong tốt. Điểm Hardman dự báo tử vong khá. Kết luận: Phẫu thuật thay đoạn ĐM chủ bụng bằng mạch máu nhân tạo là một phẫu thuật phổ biến với những trương hợp phình ĐM chủ bụng vỡ và những trường hợp phình ĐM chủ bụng không có chỉ định can thiệp nội mạch (EVAR), tuy nhiên cần xác định tốt các yếu tố tiên lượng trước mổ để tránh các biến chứng của phẫu thuật.
#Phình động mạch chủ bụng #Phình động mạch chủ bụng vỡ #mổ mở thay đoạn động phình động mạch chủ bụng
Cắt u nhầy nhĩ trái khổng lồ bằng phương pháp nội soi toàn bộ không robot hỗ trợ
Chưa có báo cáo về áp dụng phẫu thuật nội soi toàn bộ trong điều trị u nhầy nhĩ trái lớn. Bệnh nhân nữ 62 tuổi với khối u nhầy nhĩ trái lớn gây triệu chứng hẹp van hai lá nặng, phù phổi cấp, đã được phẫu thuật thành công bằng phương pháp nội soi toàn bộ không robot hỗ trợ qua 4 lỗ trocar nhỏ (3 trocar 5mm, và 1 trocar 12mm).Bệnh nhân sớm hồi phục và hài lòng với những lợi điểm về thẩm mỹ.
#u nhầy trong tim #phẫu thuật tim nội soi toàn bộ #phẫu thuật robot
PHƯƠNG PHÁP BỘC LỘ VAN HAI LÁ TRONG PHẪU THUẬT SỬA VAN HAI LÁ NỘI SOI TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E
Bộc lộ tốt van hai lá là một trong những yếu tố quyết định thành công sửa van, nhất là trong phẫu thuật tim hở nội soi.   Đã có nhiều phương pháp, dụng cụ được phát triển ứng dụng trong phẫu thuật tim hở ít xâm lấn, tuy nhiên việc bộc lộ van hai lá nhiều khi chưa đầy đủ và gặp một số khó khăn nhất định. Trải qua 5 năm áp dụng phương pháp ít xâm lấn, nội soi trong phẫu thuật tim hở, chúng tôi đã cải tiến kĩ thuật bộc lộ van hai lá với những phương tiện đơn giản, đem lại hiệu quả phẫu thuật
Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận bằng can thiệp nội mạch
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả trung hạn ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả dọc tiến cứu. Đối tượng là bệnh nhân phình động mạch chủ bụng dưới thận có kèm hoặc không kèm theo phình động mạch chậu tại khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 8/2017 được điều trị bằng can thiệp nội mạch. Kết quả: Có tất cả 95 trường hợp (71 nam và 24 nữ) đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 73,8 ± 17,6 tuổi. Thời gian theo dõi trung bình là 33 ± 19 tháng. Tỷ lệ rò nội mạch muộn là 6,3%. Không có trường hợp nào di lệch ống ghép, 6 trường hợp cần can thiệp lại. Tỷ lệ tử vong trung hạn là 21,1% trong đó có 2 trường hợp (2,1%) tử vong liên quan đến túi phình. Kết luận: Tỷ lệ tử vong trung hạn và tỷ lệ can thiệp lại trung hạn của can thiệp nội mạch động mạch chủ đều ở mức ngang bằng hoặc cao hơn so với phẫu thuật mở. Như vậy, can thiệp nội mạch động mạch chủ rất có lợi trên những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh kèm và yếu tố nguy cơ.
#phình động mạch chủ bụng dưới thận #điều trị nội mạch phình ĐMCB #ống ghép nội mạch
Đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật tăng sinh nội mạc dưới van động mạch chủ cơ học
Tổng quan: Tăng sinh tăng sinh mô xâm lấn dưới van ít gặp sau thay van động mạch chủ. Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm cận lâm sàng, tìm yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả dài hạn điều trị phẫu thuật tăng sinh mô xâm lấn dưới vanvan động mạch chủ cơ học. Phương pháp: hồi cứu các bệnh nhân được chẩn đoán xác định tăng sinh mô xâm lấn dưới van sau thay van động mạch chủ cơ học. Kết quả: Có 102 bệnh nhân (tuổi trung bình 48, 71 nữ) được mổ lại. Hình ảnh  tăng sinh mô xâm lấn dưới van xuất hiện trên siêu âm tim và rối loạn hoạt động van khi soi van  gặp trên 90% trường hợp. Yếu tố nguy cơ gồm giới nữ (OR= 2,1, P = 0,01) và thay cả hai van động mạch chủ và hai lá ở lần mổ đầu (OR= 2,98, P = 0,001). Phương thức phẫu thuật bao gồm chỉ cắt tăng sinh mô xâm lấn xuyên van, thay van mới và cắt triệt để tăng sinh mô xâm lấn dưới van, và thay van mới với mở rộng vòng van. Tử vong phẫu thuật 1, blốc nhĩ thất cần đặt máy tạo nhịp 2 trường hợp. Thời gian theo dõi trung bình sau mổ lần sau là 55,3 ± 48,8 tháng, có 5 trường hợp tăng sinh mô xâm lấn dưới van tái phát lần nữa và không có tử vong muộn.   Kết luận: Giới tính nữ, lần mổ trước thay cả hai van là hai yếu tố nguy cơ xuất hiện tăng sinh mô xâm lấn. Siêu âm phối hợp soi van cho chẩn đoán xác định tăng sinh mô xâm lấn. Điều trị phẫu thuật về dài hạn tăng sinh mô xâm lấn cho kết quả tốt. Cắt triệt để mô xâm lấn và thay van mới thay vì cắt mô xâm lấn đơn thuần nhằm tránh tái phát.
#tăng sinh mô xâm lấn #van động mạch chủ #bệnh van hậu thấp #soi van
Tổng số: 550   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10