Tạp chí Nhi khoa
1859-3860
Việt Nam
Cơ quản chủ quản: N/A
Lĩnh vực:
Các bài báo tiêu biểu
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ SƠ SINH
- 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng não nhiễm khuẩn (VMNNK) ở trẻ sơ sinh. Đối tượng nghiên cứu: 133 trẻ sơ sinh được chẩn đoán và điều trị VMNNK tại khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2019 đến 30/06/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Trong số 133 bệnh nhân, 32 trẻ sơ sinh đượcchẩn đoán VMNNK sớm chiếm tỷ lệ 24%. Trẻ đẻ non mắc VMNNK sớm nhiều hơn trẻ đủ tháng. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: thay đổi nhệt độ (63,1%), vàng da (53,3%) hay gặp ở trẻ đủ tháng; suy hô hấp (60,2%), thay đổi nhịp tim (60,2%), bú kém (95,5%), bỏ bú (61,7%), li bì (42,8%) hay gặp ở trẻ non tháng. Giá trị CRP tăng với trung vị là 31,4(81,6) mg/l. Đặc điểm dịchnão tủy với số lượng tế bào có trung vị là 78 (49-415) tế bào/mm3 , protein là 1,37 (0,97-2,27) g/l, glucose là 2,55 (1,75-3,18) mmol/l. 6/133 (4,5%). Bệnh nhân có kết quả cấy dịch não tủy dương tính. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng của VMNNK sơ sinh thường không đặc hiệu và giống bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết. Trẻ sơ sinh có biểu hiện nhiễm trùng cần được nghĩ tới nguyên nhân VMNNK và nên được chọc DNT sớm. Kết quả nuôi cấy DNT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhưng tỷ lệ dương tính còn thấp.
#Viêm màng não nhiễm khuẩn #nhiễm khuẩn sơ sinh #sơ sinh.
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP BIỆT HÓA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
- 2022
Ung thư tuyến giáp hiện vẫn là bệnh lý ác tính hiếm gặp ở trẻ em ước tính chiếm khoảng 0,7% tất cả các ung thư ở trẻ em[1], có xu hướng tăng lên. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp ở trẻ em. Đối tượng: 85 bệnh nhân ≤18 tuổi được phẫu thuật tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 01/2018 đến 12/2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 15,02±3,098 (từ 3-18 tuổi), nữ chiếm đa số 82,4%, phần lớn các bệnh nhân không có triệu chứng (83,5%), kích thước nhân ≥ 2cm chiếm 56,5%, 19 bệnh nhân (22,4%) nhân phá vỏ bao tuyến giáp, có 2 bệnh nhân nghi ngờ di căn phổichiếm 2,4%. 73 bệnh nhân được cắt toàn bộ tuyến giáp và hoặc nạo vét hạch chiếm 85,9%, tỷ lệ di căn hạch trung tâm là 55,3%, di căn hạch khoang bên là 37,6% với các yếu tố khối u ≥2cm, phá vỏ, hạch nghi ngờ trên siêu âm là yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ di căn hạch. Biến chứng sau mổ hay gặp là suy cận giáp tạm thời chiếm 17,6%, khàn tiếng tạm thời 10,6%, 4 bệnh nhân rò ống ngực (1 phải mổ lại).
#Ung thư tuyến giáp trẻ em #phẫu thuật tuyến giáp.
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ QUY TRÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT TẠI HAI KHOA SỌ MẶT & TẠO HÌNH VÀ CHỈNH HÌNH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tập 16 Số 2 - 2023
Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, sử dụng kháng sinh dự phòng là một trong các phương pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng này.Mục tiêu: Khảo sát và đánh giá tỷ lệ tuân thủ việc sử dụng kháng sinh dự phòng trước và sau can thiệp tại khoa Sọ mặt và Tạo hình và khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương thông qua các hoạt động của Chương trình quản lý sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước-sau, không có nhóm chứng, thu thập dữ liệu hồi cứu trên 129 bệnh nhân.Kết quả: 100% phẫu thuật được sử dụng kháng sinh dự phòng trước khi rạch da trong khoảng thời gian khuyến cáo. Tỷ lệ chỉ định kháng sinh dự phòng phù hợp với khuyến cáo tăng từ 77,2% lên 94,4%, tỷ lệ bệnh nhân được dùng liều chênh lệch nhỏ hơn 10% so với khuyến cáotăng từ 54,4% lên 59,7% và tỷ lệ tuân thủ liệu trình điều trị kháng sinh giảm nhẹ từ 80,7% xuống 79,2% ở hai khoa sau can thiệp.Kết luận: Cần có các can thiệp sâu hơn để nâng cao chất lượng thực hành kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại hai khoa này.
#kháng sinh #dự phòng phẫu thuật #phẫu thuật chỉnh hình #phẫu thuật sọ mặt
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC NINH
- 2023
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi COVID-19 và nhận xét kết quả điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Mô tả, cắt ngang 749 bệnh nhi được chẩn đoán xác định là nhiễm COVID-19 điều trị nội trú tại khoa Bệnh nhiệt đới - Tiêu hóa Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Ninh từ tháng 2 đến hết tháng 4 năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,75/1; 74,8% trẻ < 5 tuổi, 67,3% có tiền sử tiếp xúc với F0 (91,6% là người thân sống trong cùng gia đình). 6,5% trẻ có tiền sử mắc bệnh mạn tính. Điều trị: thở oxy (3,9%) và thở máy (0,1%). 494/749 trẻ sử dụng kháng sinh (66,0%). Trong đó, 12,6% sử dụng kháng sinh tiêm, truyền. 114 trẻ sử dụng corticoid (15,2%), enoxaparin (0,7%) và remdesivir (0,8%). Kết quả: 78,9% có thời gian điều trị dưới 1 tuần, 19,1% trẻ điều trị 1-2 tuần và 2,0% trẻ có thời gian điều trị > 2 tuần. Thời gian điều trị trung bình là 5,47 ± 3,4 ngày. Nhóm trẻ bị viêm phổi có thời gian điều trị dài hơn nhóm không bị viêm phổi là 2,969 ± 0,318 (ngày) với p < 0,05 và 95%CI = (2,342-3,596); 99,9% trẻ điều trị bệnh ổn định, ra viện. Kết luận: Bệnh COVID-19 có triệu chứng lâm sàng đa dạng, đa số ở mức độ nhẹ và trung bình.
#COVID-19 #trẻ em #Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Ninh
NGUYÊN LÝ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRẺ EM
- 2022
Với nhiều tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, ung thư trẻ em được coi là bệnh có thể chữa khỏi. Nguyên lý cơ bản chung trong điều trị ung thư trẻ em như sau:* Đầu tiên phải có chẩn đoán chính xác bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh, để lựa chon phương pháp trị liệu thích hợp, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ bất lợi.* Lựa chọn liệu pháp toàn diện thích hợp, điều trị sớm, đúng liệu trình, điều trị đặc hiệu cơ bản và hỗ trợ, kết hợp điều trị nội và ngoại trú hợp lý.* Đánh giá đầy đủ tiến triển, khả năng tái phát, tác dụng phụ bất lợi cấp và lâu dài của phương pháp điều trị.* Điều trị ung thư trẻ em đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, gồm ung thư lâm sàng nhi, mô bệnh học, huyết học, sinh học phân tử, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật, xạ trị, điều dưỡng ung thư và nhiều hỗ trợ khác về dinhdưỡng, dược lý, tâm lý, xã hội.* Cần có các trung tâm chuyên sâu ung thư nhi, có sự phối hợp nhiều trung tâm và y tế địa phương có liên quan.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM PHỔI DO VIRUS Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
- 2023
Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân viêm phổi do virus ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh viêm phổi do virus tại Bệnh viện nhi Trung ương từ 01/06/2020 đến ngày 30/05/2021. Tất cả bệnh nhân được đánh giá lâm sàng, xét nghiệm công thức máu, CRP, X-quang tim phổi, xét nghiệm dịch tỵ hầu tìm nguyên nhân. Kết quả: Có 117 bệnh nhân viêm phổi do virus, 51,3% trẻ dưới 12 tháng tuổi, nam là chủ yếu. Một số virus được tìm thấy với tỉ lệ RSV chiếm 62,4% (73/117), cúm A/B 31,6%, Adenovirus và rhinovirus chiếm tỷ lệ như nhau là 5,1%.
Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất trong viêm phổi do virus là: Ho 94,7%, khò khè 91,5%, sốt 89,7%, mệt, tím nhẹ quanh môi, thở nhanh, ran bệnh lý tại phổi, các trường hợp suy hô hấp vào viện hay gặp nhất là suy hô hấp nhẹ (mức độ 1 chiếm 46,2%).
Cận lâm sàng: Hình ảnh tổn thương hay gặp trên X-quang của viêm phổi do virus không đặc hiệu và khó phân biệt được nguyên nhân, chủ yếu là hình ảnh tổn thương dạng đám mờ/nốt và hình ảnh tổn thương phổi kẽ. Xét nghiệm máu: 75,2% bệnh nhân có số lượng BC ≤ 10 G/L và 53% bệnh nhân có chỉ số CRP > 6mg/l.
#Viêm phổi #trẻ em duới 5 tuổi #virus
Current situation of child health in Vietnam and interventions to improve health and reduce mortality of children under 5 years old, moving forward achieving the Sustainable Development Goals by 2030
Tập 13 Số 6 - Trang - 2020
Review for Millennium Development Goals, Viet Nam was recognised by global communityas a bright spot in achieving the goals of maternal and child health indicators. During 15 yearof MDGs implementation, the mortality rate of children under five years old (U5MR) in Viet Namdeclined by more than 60%, dropping from 58 to 22.1 deaths per 1,000 live births between 1990and 2015 (1).Despite the Goal 4 to reduce 2/3 of U5MR was still not attained (at 19.3‰), the reduction ofU5MR in Viet Nam was quicker than many other countries. That resulted to the U5MR in Viet Namin 2015 was much lower than the global figure (2). That leads to goal to reduce U5MR towardsachieving the 2030 Agenda for Sustainable Development Goals (SDGs) in Viet Nam is confirmedas lower than the global target (22.1‰). The Resolution No. 20 of the Sixth Central CommitteeMeeting, Session XII specifies that by 2030, the U5MR must be reduced to less than 15‰ (3).In order to achieve the goal of reducing U5MR as planned by the Government, Vietnam needsto make more efforts in terms of both resource investment and professional improvement.Analyzing the current situation, identifying advantages and disadvantages as well as lookingfor opportunities to improve health and reduce U5MR is the right approach to effectivelyimplement interventions.This review is carried out with 3 objectives: 1) Situation analysis of U5MR in the beginningstage of SDGs implementation; 2) Identify challenges and risks to health and child mortality and3) Describe a number of successful interventions to reduce U5MR and propose for applicationand expansion in Viet Nam.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ COVID - 19 TRẺ EM
- 2022
Tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, xuất hiện một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, được liên kết chủ yếu với người làm việc tại chợ hải sản Hoa Nam được báo cáo. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáovào ngày 31/12/2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào ngày 08/12/2019. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã phân lập được một loại virus Corona hoàn toàn mới (ban đầu WHO ký hiệu là 2019-nCoV, sau đó chính thức đặt tên SARS-CoV-2, bệnh là COVID-19), được phát hiện có trình tự gen giống ít nhất 70% với SARS-CoV
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA TỶ SỐ PROTEIN/CREATININE NIỆU Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT
- 2023
Mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Trẻ emHải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.2. Phân tích giá trị của tỷ số protein/creatinine niệu trong dự đoán nồng độ protein niệu 24 giờ ở các bệnh nhân trên.Đối tượng nghiên cứu: 103 trẻ được chẩn đoán HCTHTP điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình mắc là 5,56 ± 3,05 tuổi. Trẻ nam mắc nhiều hơn so với trẻ nữ với tỷ lệ 2,3/1. HCTHTP thường phân bố chủ yếu ở nông thôn chiếm 72,8% so với thành thị và hải đảo lần lượt là 23,3% và 3,9%. Có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên và protein niệu 24 giờ với r = 0,88; p< 0,001. Pr24h= 0,47 x P/C-43,03. Đơn vị: Pr24h (mg/kg/ngày) P/C (mg/mmol). Kết luận: Bệnh nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát gặp phần lớn ở trẻ nam, chủ yếu lứa tuổi học đường, triệu chứng chủ yếu là phù, giảm nặng albumin máu và protein niệu tăng cao. Nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên và giá trị protein niệu 24 giờ. Từ đó trong sàng lọc phát hiện, chẩn đoán và theo dõi hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em có thể dùng tỷ số protein/creatinine niệu ngẫu nhiên thay thế cho protein niệu 24 giờ trong đánh giá protein niệu.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI AN GIANG NĂM 2022
- 2023
Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhi nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành từ 01/2022 đến 07/2022 tại Bệnh viện Sản - Nhi An Giang. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm COVID-19 ở nam/nữ =1,2/1, nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 1-5 tuổi chiếm 42%. Có 5,1% số bệnh nhân mắc bệnh có bệnh lý nền, trong số bệnhnhân có bệnh nền thì 80% có mức độ nặng và nguy kịch. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (71%), ho (39,4%) và ói (34,3%)… Thời gian điều trị trung bình là 4 ngày, với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh khỏi bệnh 97,7%, tử vong 2,3%. Tỷ lệ sử dụng kháng virus là 1,9%, corticoid là 18,1%, kháng sinh 45,4%, hỗ trợ hô hấp 7,4%. Trong số ca tử vong ghi nhận 100% ≥ 12 tháng tuổi, 80% có bệnh lý nền, 83,3% mức độ nặng và nguy kịch. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (71%), ho (39,4%) và ói (34,3%). Số lượng bạch cầu, tiểu cầu bình thường chiếm đa số lần lượt là 63,1% và 97,7%. Thời gian điều trị trung bình là 4 ngày. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh 97,7%, tử vong 2,3%. Bệnh nền là yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
#COVID-19 #ARS-CoV-2