Tạp chí Nhi khoa
Công bố khoa học tiêu biểu
* Dữ liệu chỉ mang tính chất tham khảo
Sắp xếp:
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạp chí Nhi khoa - - 2023
Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả loạt ca về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhi Hội chứng thực bào máu tại Bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu các bệnh nhi nhập viện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2020 được chẩn đoán hội chứng thực bào máu thỏa tiêu chí chọn mẫu và tiêu chí loại trừ. Kết quả: Có 26 bệnh nhân thỏa các tiêu chí nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ nữ/nam=1,2; tuổi trung vị là 46,5 tháng, đa số dưới 5 tuổi. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là sốt cao 100%, gan to 100%, lách to 54%, cận lâm sàng: 89% có giảm neutrophil <1000/mm3, 54%Hb<9g/dl , 85% giảm tiểu cầu <100.000/mm3, 100% tăng ferritin và 96% tăng triglyceride, fi brinogen giảm trong 70%. Đa số các trường hợp có tăng men gan trong đó AST cao hơn ALT, trên 50% các trường hợp có tràn dịch đa màng, gỉam natri và albumin máu. 34% có rối loạn đông máu. Nguyên nhân: đa số các trường hợp có nhiễm trùng 77% (nhiễm EBV 50%, sốt xuất huyết 19%, 8% nhiễm vi khuẩn), bệnh ác tính 3,8%, bệnh tự miễn 7,4%, 11,6% chưa rõ nguyên nhân tại thời điểm điều trị. Có 17 trường hợp phải điều trị thực bào máu (65%), 9 (35%) trường hợp chỉ điều trị bệnh nền. Kết quả điều trị: 82% có đáp ứng 1 phần sau 1 tuần điều trị, các trường hợp kém ứng sau 3-4 tuần có tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ đấp ứng sau 8 tuần: 65% đáp ứng hoàn toàn 18% đáp ứng một phần, 18% tử vong tỷ lệ tử vong cao nhất trong 4 tuần đầu điều trị. Kết luận: Các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm thường gặp phù hợp y văn. Các trường hợp thực bào máu có nguyên nhân đa số chỉ cần điều trị bệnh nền, trừ trường hợp nhiễm EBV cần điều trị miễn dịch theo phác đồ HLH 1994. Tử vong thường trong 4 tuần đầu điều trị.
#Hội chứng thực bào máu
HỘI CHỨNG LY GIẢI U TRƯỚC VÀ TRONG HÓA TRỊ ĐỢT ĐẦU Ở TRẺ BỆNH HUYẾT HỌC ÁC TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Tạp chí Nhi khoa - - 2023
Tổng quan và mục tiêu: Hội chứng ly giải u (HCLGU) là một tình trạng cấp cứu, đe dọa tính mạng vì có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, co giật, suy thận và tử vong nếu không được điều trị và dự phòng thích hợp. Tình trạng này xảy ra do sự giải phóng, chuyển hóa các chất nội bào vào máu, bao gồm acid nucleic, protein và các chất điện giải. Nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị liên quan đến HCLGU ở trẻ bệnh huyết học ác tính mới được chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca ở trẻ bệnh huyết học ác tính mới được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022. HCLGU được định nghĩa theo tiêu chuẩn của Cairo - Bishop [5]. Các số liệu được nhập liệu bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần mềm STATA 14. Kết quả: Trong số 113 bệnh nhi, tuổi trung bình là 79,7 ± 50,4 tháng tuổi và tỷ lệ nam nữ là 1,6:1. Các nhóm bệnh bao gồm bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy, lymphoma không Hodgkin và lymphoma Hodgkin chiếm tỷ lệ lần lượt là 62,8%; 16,8%; 17,7% và 2,7%. Ghi nhận 33/113 ca (29,2%) được chẩn đoán HCLGU bao gồm 24 trẻ (72,7%) bạch cầu cấp dòng lympho, 3 (9,1%) bạch cầu cấp dòng tủy và 6 (18,2%) lymphoma không Hodgkin. Tỷ lệ bệnh nhi được điều trị dự phòng bằng đa truyền dịch và allopurinol là 73/113 ca (64,6%), trong đó 16/73 trường hợp (21,9%) tiến triển HCLGU. Các trường hợp này được tiếp tục điều trị đa truyền dịch, allopurinol, điều chỉnh rối loạn điện giải và theo dõi chặt chẽ. Một trường hợp cần chạy thận nhân tạo 6 lần, sau đó được người thân xin về và tử vong tại nhà do sốc nhiễm trùng. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, HCLGU xảy ra chủ yếu ở trẻbạch cầu cấp dòng lympho và lymphoma không Hodgkin. Do còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận phương pháp điều trị tiên tiến, chẳng hạn như rasburicase, nên việc phân tầng nguy cơ sớm và phòng ngừa thích hợp ở trẻ có nguy cơ cao đặc biệt quan trọng trong quản lý HCLGU.
#Hội chứng ly giải u #huyết học ác tính.
Proportion, Etiology, and clinical features in patients with anion gap based metabolic acidosis
Objectives: Determine the rate, cause and clinical characteristics of metabolic acidosisaccording to the Anion gap (AG) of the patient in the intensive care unit of the VietnamNational Children’s Hospital. Subjects and methods: This prospective descriptive study included168 patients diagnosed with metabolic acidosis in Intensive Care Unit of Vietnam NationalChildren’s Hospital from 7/2019 to 7/2020. Result: The number of patients with metabolicacidosis increased Anion gap was 127/168, accounting for 76%. The most common cause ofpatients with metabolic acidosis is shock, especially septic shock and metabolic disorders.For most groups of causes, the Anion gap usually ranges from 12-20. Symptoms of coma andrespiratory failure to support mechanical ventilation remained high, especially in the AG group.The most common group of patients with increased acid production. Conclusion: The rate ofpatients with metabolic acidosis with increased Anion gap is majority. Relying on the Anion gapand the clinical symptoms may help determine the cause of the disease.
INVESTIGATION OF HUMORAL IMMUNE DISORDERS IN CHILDREN WITH SEPSIS IN PEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT IN DA NANG HOSPITAL FOR WOMEN AND CHILDREN
Tạp chí Nhi khoa - - 2023
Background: Sepsis has a complex pathophysiology with several diverse and nonspecific mechanisms. Objective: To investigate humoral immune disorders and some related factors in the prognosis of 28-day mortality in children with sepsis. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study of 91children with sepsis treated in Pediatric Intensive Care Unit in Da Nang Hospital for women and children from January 2020 to January 2022. Results: 29 patients had low levels ofi mmunoglobulins, in which the independent decrease of IgG concentrations accounted for the highest rate of 31.1%, the lowest was a decrease of bothIgM + IgA levels(3.5%). There was a statistically signifi cant diff erence between septic shock, multiorgan dysfunction syndrome, white blood cell count, platelet count, albumin andprocalcitonin with IgG and IgM levels, p < 0.05. There was no diff erence in 28-day mortalitybetween two groups of low and high IgG levels after adjusting for some related factors (p>0.05). Conclusion: There were humoral immune disorders in children with sepsis. However, the levels of immunoglobulinshad no prognostic values for 28-day mortality.
BẠCH CẦU MẠN DÒNG TỦY Ở TRẺ EM: HIỆN TẠI VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐIỀU TRỊ
Tạp chí Nhi khoa - - 2023
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (BCMDT) thường đặc trưng với tình trạng tăng bạch cầu hạtmất kiểm soát nhưng lại giảm quá trình chết theo chương trình. Bệnh được gây ra bởi nhiễm sắcthể Philadelphia (t[9;22]), tạo điều kiện cho tổ hợp gen BCR-ABL hình thành. BCDMT ở trẻ em cómột số hình thái khác người lớn như triệu chứng không điển hình và tỷ lệ mang đột biến ASXL1kèm theo cao, có liên quan đến nguy cơ tiến triển bệnh nhanh hơn. Điều trị chủ yếu tập trungvào việc sử dụng các thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) và theo dõi đáp ứng sinh học phân tửmỗi 3 tháng trong suốt quá trình điều trị. Mặc dù thế, điều trị BCMDT trẻ em cũng gặp nhiều khókhăn như sự kém tuân thủ điều trị, tác dụng phụ lâu dài, khả năng ngưng điều trị vẫn chưa khảquan. Ghép tế bào gốc đóng vai trò quan trọng giúp trẻ em BCMDT không phải phụ thuộc TKIsuốt đời, nhưng chỉ định ghép vẫn khá hạn chế do biến chứng và tử vong còn cao.
HIỆU QUẢ CỦA HỖ TRỢ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TIM BẨM SINH TỪ 12-24 THÁNG TUỔI SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ
Tạp chí Nhi khoa - - 2022
Đặt vấn đề: Trẻ sau phẫu thuật tim bẩm sinh (TBS) đặc biệt khi bị suy dinh dưỡng (SDD) nếu không được can thiệp hỗ trợ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến kết quả phục hồi sau phẫu thuật. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm nhận xét hiệu quả của hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ tim bẩm sinh có suy dinh dưỡng sau phẫu thuật tim mở. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng trên trẻ 12-24 tháng tuổi mắc TBS bị SDD nhẹ cân sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 11/2020 đến 05/2021. Trẻ sau phẫu thuật được dùng sữa công thức đạm Whey thủy phân cao năng lượng (1kcal/ml) và chế độ ăn bổ sung phù hợp theo lứa tuổi trong thời gian nằm tại khoa Nội Tim mạch. Kết quả: Trước khi xuất viện, năng lượng và protein đạt được tương ứng là 131kcal/kg/ngày và 3,5g/kg/ngày tương đương 87% và 88% so với mục tiêu.Tăng cân trung bình là 38g/ngày. Có 26,7% trẻ có các triệu chứng đường tiêu hóa nhưng đều được cải thiện nhanh chóng. Kết luận: Việc sử dụng sữa công thức đạm Whey thủy phân có đậm độ năng lượng cao cùng với hướng dẫn chế độ ăn bổ sung đúng đã tăng lượng năng lượng và protein tiêu thụ, giúp tăng cân với khả năng dung nạp tốt.
#Phẫu thuật tim #tim bẩm sinh #suy dinh dưỡng #whey thủy phân cao năng lượng.
NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SUY TIM CẤP Ở TRẺ EM
Tạp chí Nhi khoa - - 2021
Suy tim cấp (STC) là tình trạng cơ tim mất đột ngột khả năng cung cấp lưu lượng máu nên không đáp ứng được các nhu cầu chuyển hóa của cơ thể. Nguyên nhân STC đa dạng và thay đổi theo lứa tuổi, triệu chứng thường không điển hình, vì vậy khi vào cấp cứu thường ở giai đoạn nặng, tỷ lệ tử vong cao. Mục tiêu: mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân STCở trẻ em. Đối tượng nghiên cứu: gồm 70 bệnh nhân được chẩn đoán STC tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thời gian: 1/8/2017 - 31/8/2018. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Nhóm tuổi STC gặp nhiều nhất < 12 tháng tuổi (67,2%), tỷ lệ nam/nữ là 1.2 : 1. Nguyên nhân hàng đầu gây STC là nhóm các bệnh lý về cơ tim (80%). Triệu chứng khởi phát STC chủ yếu làkhó thở chiếm tỷ lệ 82,9%, tím tái 52,9%, tiếp theo là vật vã kích thích chiếm tỷ lệ trên 30%, ho, khò khè 20%, nôn 12,86%, hôn mê 7,14%, đau bụng và tiêu chảy 8,57%, sốt. Bệnh nhân STC vào khoa cấp cứu Hồi sức với biểu hiện nhịp tim nhanh 98,6%, CVP tăng 90%, diện tim to và gan to 80%, nhịp ba, nhịp ngựa phi 64,3%. Cận lâm sàng Pro BNP tăng (100%), trung bình 5597±2258 pg/ml, Troponin I tăng (90%), trung bình 8,25±2,99 ug/l, Xquang tim to chỉ số tim ngực tăng (84,1%), siêu âm tim phân suất tống máu EF giảm < 50% (68,1%). Kết luận: STC gặp chủ yếu trẻ <12 tháng tuổi, nguyên nhân hàng đầu là nhóm bệnh lý cơ tim, triệu chứng lâm sàng đa dạng, tình trạng nặng nhập viện là suy hô hấp, suy tim nặng.
#Suy tim ở trẻ em #suy tim cấp ở trẻ em.
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHÁNG IMMUNOGLOBULIN Ở TRẺ MẮC KAWASAKI
Tạp chí Nhi khoa - - 2022
Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan kháng Immunoglobulin trẻ mắc Kawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: là nghiên cứu mô tả gồm 376 bệnh nhân mắc Kawasaki tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ 6/2019 đến 06/2021. Kết quả: Tỷ lệ kháng IVIG lần một là 11,2%, tỷ lệ tổn thương động mạch vành là 36,4%. Nhóm bệnh nhân kháng IVIG được chẩn đoán sớm hơn và có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT),C- reactive protein (CRP), alanine aminotranserase trong huyết thanh(SGPT) cao hơn nhóm đáp ứng IVIG. Đồng thời nhóm kháng IVIG có tiểu cầu, albumin và kali thấp hơn nhóm đáp ứng IVIG, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Chẩn đoán bệnh dưới 5 ngày, thời gian sốt ≥ 8,5 ngày, phần trăm BCĐNTT ≥ 69,1%, CRP ≥136,5 mg/l trước truyền Ig lần 1 là các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan kháng truyền Ig với p< 0,05. Kết luận: Chẩn đoán bệnh dưới 5 ngày, thời gian sốt ≥ 8,5 ngày, phần trăm BCĐNTT ≥69,1% và CRP ≥136,5 mg/l trước truyền Ig lần 1 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tiên lượng bệnh nhân Kawasaki kháng IVIG.
#Bệnh Kawasaki #Kawasaki kháng Immunoglobulin
TIỀM NĂNG CỦA AXIT AMIN TRONG HỖ TRỢ DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
Tạp chí Nhi khoa - Tập 16 Số 2 - 2023
Axit amin là đơn vị cấu tạo nên protein, có vai trò và chức năng sinh lý quan trọng đối với cơ thể sống. Gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu khám phá những tiềm năng tích cực của axit amin để ứng dụng trong dinh dưỡng và sức khỏe. Một số ứng dụng hiệu quả như hỗn hợp cystine và theanine có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch; glycine giúp hỗ trợ giấc ngủ; glutamate sử dụng dưới dạng gia vị bột ngọt có thể hỗ trợ tăng cảm giác ngon khi phải ăn chế độ ăn giảm muối và hỗ trợ điều chỉnh lượng ăn vào.
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TIÊU CHẢY DO ROTAVIRUS Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI
Tạp chí Nhi khoa - - 2023
Đặt vấn đề: Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các trẻ dưới 5 tuổi vào khoa nhi Bệnh viện Đức Giang điều trị từ tháng 11/2020 đến 4/2021với 2 tiêu chuẩn là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước từ 3 lần/ngày trở lên, thời gian dưới14 ngày và test nhanh Rotavirus (+) trong phân. Kết quả: Từ tháng 11/2020 đến 4/2021 có 360 trẻ tiêu chảy cấp do Rotavirus vào viện điều trị, trong đó có hơn 2/3 số trẻ dưới 2 tuổi, nam nhiều hơnnữ và tỷ số nam/nữ là 1,43/1. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là tiêu chảy (100%), đau bụng, (22,44%), sốt (18,06%) và thấp nhất là ăn kém (2,50%). Một phần ba số trẻ có dấu hiệu mất nước và chỉ có10,28% trẻ mất nước nặng. Gần một nửa số bệnh nhân (45,55%) có bệnh kèm theo, trong đó suy dinh dưỡng là nhiều nhất (26,94%), sau đó đến nhiễm khuẩn hô hấp trên (10,83%), viêm phổi (6,94%) và thấp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu (0,83%). Đặc điểm phân của trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus là phân lỏng (100%) và màu vàng (82,50%). Tuy nhiên điều đáng chú ý là có tới hơn nửa số trường hợp phân nhầy (59,72%) và bạch cầu trong phân (58,89%), thường cho là do nhiễm khuẩn thì vẫn gặp trong tiêu chảy do Rotavirus. Số lượng hồng cầu, bạch cầu máu ngoại vi đa số là bình thường. Chỉ có rất ít trường hợp hồng cầu giảm (6,94%) và bạch cầu tăng (17,22%) và kali giảm <3,5mmol/l (12,22%). Tuy nhiên đáng lưu ý là có tới hơn 1/3 trường hợp CRP tăng (36,39%). Các chỉ số điện giải khác như natri và clo đều trong giới hạn bình thường. Nguy cơ kéo dài thời gian nôn và tiêu chảy ở nhóm chưa uống vaccin Rotavius cao hơn rõ rệt so với nhóm được uống vaccin với OR=2,68 (1,19 – 6,82); P=0,010 và 20,75 (9,71 - 46,13); P=0,000. Kết luận: Tiêu chảy do Rotavirus thường gặp ở trẻ trai, 6-24 tháng tuổi. Triệu chứng hay gặp nhất là ỉa lỏng với phân màu vàng. Gần một nửa bệnh nhân có dấu hiệu mất nước. Các xét nghiệm máu hầu hết là bình thường. Trẻ uống vaccin rotavirus có thời gian nôn, tiêu chảy ngắn hơn.
#Tiêu chảy #Rotavirus
Tổng số: 239
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 10