Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm

  1859-0381

 

  Việt Nam

Cơ quản chủ quản:  Hội Dinh dưỡng Việt Nam

Lĩnh vực:

Các bài báo tiêu biểu

HIỆU QUẢ CỦA TĂNG CƯỜNG VI CHẤT VÀO THỰC PHẨM ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Tập 14 Số 6 - 2022
Nguyễn Đỗ Vân Anh, Lê Thị Hợp, Bùi Thị Nhung, Nguyễn Đức Vinh, Phạm Mai Anh
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, đánh giá trước và sau can thiệp với mục tiêu đánhgiá hiệu quả của sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng (VCDD) đối với sự cải thiệntình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tiểu học tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An.Nhóm can thiệp trẻ được uống sữa tươi bổ sung thêm 218 IU vitamin A, 117 IU vitaminD, 54,4 mg Axit folic, 2,88 mg sắt, 230 mg canxi, và 2,16 mg kẽm), 5 ngày/tuần trong 5tháng; nhóm chứng trẻ không uống sữa. Sau khi kết thúc can thiệp có 452 trẻ thuộc 4trường can thiệp và 445 trẻ thuộc 2 trường chứng đủ số liệu về chiều cao và cân nặng củacả 2 lần đánh giá được đưa vào phân tích kết quả. Sau 5 tháng can thiệp chỉ số Z-Scorecân nặng/tuổi, Z-Score chiều cao/ tuổi đã được cải thiện đáng kể ở nhóm can thiệp so vớinhóm chứng (p<0,05). Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở nhóm can thiệp đã giảm3,1% giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (p<0,05), tỷ lệ SDD thể thấp còi cũng giảm1,5% và SDD gầy còm giảm 1% trong khi tỷ lệ thấp còi ở nhóm chứng không nhữngkhông giảm mà còn bị tăng 0,9%.
#Tình trạng dinh dưỡng #học sinh tiểu học #tăng cường vi chất vào thực phẩm #Nghĩa Đàn
ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI NĂM 2020
Tập 18 Số 3+4 - 2022
Đỗ Thị Hải Yến, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Lân, Phí Ngọc Quyên, Phạm Việt Dũng
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng của học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 2996 học sinh từ lớp 6-9 thuộc 6 trường trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2020. Học sinh được đo chiều cao, cân nặng và được phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2007. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở nam là 0,4% và ở nữ là 1,0%. Tỷ lệ gầy còm ở nam là 1,9% và ở nữ là 2,6%. Tỷ lệ thừa cân-béo phì chung của học sinh nam cao hơn học sinh nữ (51,9% và 29,5%), của học sinh nội thành cao hơn học sinh ngoại thành ở cả 2 giới nam (55,8% so với 48,1%) và nữ (33,4% so với 25,4%), p < 0,001. Kết luận: Tỷ lệ thừa cân-béo phì chung của học sinh tại 6 trường trung học cơ sở của Hà Nội tăng cao trong khi tỷ lệ gầy còm và thấp còi ở mức thấp. Cần có giải pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho đối tượng này.
#Tình trạng dinh dưỡng #nhân trắc #học sinh trung học cơ sở #Hà Nội
KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT CỦA NGƯỜI TRỒNG RAU TẠI 2 XÃ VŨ PHÚC VÀ VŨ CHÍNH , TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2017
Tập 14 Số 2 - 2018
Lê Thị Kiều Hạnh, Đặng Thị Ngọc Anh
Với mục tiêu mô tả kiến thức của người trồng rau về việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật(HCBVTV), nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, đối tượng là 400 ngườitrồng rau ở 2 xã Vũ Phúc và Vũ Chính, tỉnh Thái Bình năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấyđa số người trồng rau đều biết tác dụng của HCBVTV là diệt trừ sâu bệnh (trên 98,0%). Trongkhi đó tỷ lệ người trồng rau biết đầy đủ các phương tiện bảo vệ cơ thể khi phun HCBVTV rất thấp(chiếm 8,0%) ở nhóm có trình độ học vấn từ THCS trở lên và 8,1% ở nhóm có trình độ học vấndưới THCS. Có 83,4% và 68,9% người trồng rau có trình độ học vấn từ THCS trở lên và dướiTHCS biết các nguyên tắc an toàn khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
#Kiến thức #hóa chất bảo vệ thực vật #Thái Bình
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO CÔNG CỤ SGA TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2015
Tập 16 Số 1 - 2020
Nguyễn Đỗ Huy, Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Đăng Trường
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khi nằm viện thường bị suy dinh dưỡng.Suy dinh dưỡng (SDD) khi nằm viện làm tăng nguy cơ mắc bệnh, kéo thời gian nằm viện và tửvong. Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh COPD trong 48 giờ đầu nhập khoavà khi xuất khoa bằng công cụ đánh giá chủ quan toàn diện (SGA). Phương pháp: Nghiên cứumô tả cắt ngang, tiến hành từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2015 tại khoa AM3 Bệnh viện Quân Y103, với tổng số 96 người bệnh. Kết quả: Độ tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứulà 67,2 ± 6,6 tuổi. Khi nhập khoa có 58,3% số người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng mức độvừa (SGA-B), 11,5 % suy dinh dưỡng mức độ nặng (SGA-C). Trong số các bệnh nhân có SGA-Bchủ yếu gặp các triệu chứng teo cơ mức độ vừa/nhẹ (50%), stress chuyển hóa nhẹ/vừa 45,8%.Bệnh nhân SGA-C tập trung chủ yếu 4 triệu chứng: thay đổi cân nặng trong 6 tháng với mức >10% (31,2%), teo cơ nặng (13,5%) và mất lớp mỡ dưới da nặng (11,4%), giảm khẩu phần ăn mứcnhiều và nặng (10,4%). Khi xuất khoa có 5 người bệnh thuộc nhóm SGA-B khi nhập khoa tiếp tụcsuy dinh dưỡng nên tình trạng dinh dưỡng khi xuất khoa ở nhóm SGA-B là 53,1% và SGA-C là16,7%). Có sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa nhập khoa với xuất khoa (p<0,001, Fisher).Kết luận: Theo công cụ SGA, tỷ lệ người bệnh COPD có nguy cơ suy dinh dưỡng khi nhập khoalà 69,8%. Tỷ lệ người bệnh COPD suy dinh dưỡng nặng tăng theo thời gian nằm viện.
#Suy dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện #công cụ SGA #bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính #Bệnh viện Quân Y 103
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2017-2018
Tập 14 Số 5 - Trang 9-16 - 2018
Nguyễn Thị Trang, Phạm Văn Phú, Nghiêm Nguyệt Thu, Ngô Trọng Toàn, Tạ Thị Thanh Nga
Người bệnh cao tuổi phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình nằm viện, bao gồm duytrì tình trạng dinh dưỡng tốt hoặc phòng chống những biến chứng do suy dinh dưỡng gây ra. Mụctiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh tại khoaHồi sức tích cực (ICU), bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 2 năm2018. Phương pháp: Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá bằng phương pháp nhân trắc đo chuvi vòng cánh tay, ước tính chỉ số BMI, đo bề dày lớp mỡ dưới da, và sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng(NRS), tính điểm NUTRIC. Kết quả: Chu vi cánh tay trung bình là 24,1±3,3 cm, bề dày lớp mỡdưới da là 11,2±6,4mm. BMI ước tính trung bình của người bệnh là 21±2,9 kg/m2. Theo bộ côngcụ NRS 2002, 86,1% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD). Theo NUTRIC Score, có83,7 % người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng thấp và 16,3 % người bệnh có nguy cơ suy dinhdưỡng cao. Tỷ lệ người bệnh thở máy có nguy cơ SDD cao theo Nutric Score cao gấp 6,2 lầnngười bệnh không thở máy. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Kết luận: Tỷ lệngười bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Lão khoa Trung ươnglà rất cao, chiếm 86,1% theo NRS 2002 và 83,7% theo NUTRIC, và đa phần người bệnh sẽ đượcnhận được lợi ích từ can thiệp dinh dưỡng trong bệnh viện, đặc biệt là những người bệnh có thởmáy.
#Tình trạng dinh dưỡng #hồi sức tích cực #Bệnh viện Lão khoa Trung ương
VALIDATION OF LC-MS/MS METHOD FOR DETERMINATION OF CYPROHEPTADINE IN DIETARY SUPPLEMENTS
Tập 18 Số 2E - 2022
Lê Hồng Dũng, Nguyễn Văn Sỹ
Aims: A rapid and sensitive liquid chromatography-tandem mass spectrometric (LC-MS/MS) method was validated for determination of prohibited cyproheptadine hydrochloride (CP) in dietary supplements. Methods: CP was extracted by sonication in methanol for 30 min. The chromatography separation of CP took place on C18 column (100 mm x 2.1 mm, 1.8 µm) with gradient mobile phase of both of acetonitrile and water containing 0.1% formic acid. Multiple reaction monitoring (MRM) in the positive mode was used to quantify and confirm CP at m/z 288.2/191.1  and 288.1/96.0, respectively. Results: The method was validated according to the AOAC requirements. The linearity ranges were found from 0.1 to 50 ng. mL-1 of CP (R2 = 1). The limit of detection and limit of quantification were 1.5 ng/g or ng/mL and 5 ng/g or ng/mL, respectively. The accuracy was within the range from 92 to 99%, with the relative standard deviation (RSD%) of 2.0-5.9%. Conclusion: The validated parameters have met the requirement of Association of Official Agricultural Chemists (AOAC). This reliable method would be useful for the monitoring of cyproheptadine in dietary supplements.
NGHIIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TIỀN HẢI NĂM 2014
Tập 12 Số 2 - Trang 50-57 - 2016
Trần Thị Giáng Hương, Tô Thị Hải, Ninh Thị Nhung, Trần Quang Trung
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số hóa sinh dinh dưỡng cho người bệnh từ 18 tuổi trở lên đang điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải năm 2014. Phương pháp: Dịch tễ học mô tả qua một cuộc điều tra cắt ngang trên đối tượng bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Tiền Hải. Kết quả: Trong 391 bệnh nhân gồm 111 bệnh nhân trên 65 tuổi, 280 bệnh nhân từ 65 tuổi trở xuống. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: theo BMI (bệnh nhân SDD có BMI<18,5), SDD là 21,3%, không có sự khác biệt giữa khoa Nội với khoa Ngoại và giới với p>0,05; đánh giá theo SGA (Subjective Global Assessment), tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ SDD khoa Nội 39,2% thấp hơn khoa Ngoại (62%), với p<0,05; theo MNA (mini nutritional assessment), người bệnh có nguy cơ SDD là 43,3%, SDD là 13,5%, không có sự khác biệt giữa khoa và theo giới với p>0,05. Tỷ lệ thiếu máu của bệnh nhân dưới 65 tuổi 25,7% thấp hơn trên 65 tuổi (34,2%), tỷ lệ thiếu Albumin bệnh nhân dưới 65 tuổi 1,1% thấp hơn bệnh nhân trên 65 tuổi (3,6%). Trong số bệnh nhân SDD (theo BMI), đánh giá bằng SGA có 35,2% bình thường. Trong số bệnh nhân bình thường (theo BMI) có 52,2% SDD và nguy cơ SDD theo SGA. Kết luận: Cần phải sử dụng các phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan: SGA, MNA và BMI phối hợp với các xét nghiệm sinh hóa huyết học để phát hiện SDD và nguy cơ SDD để đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng và phục hồi dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện
#Tình trạng dinh dưỡng #chỉ số hóa sinh dinh dưỡng #bệnh nhân nội trú
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, THIẾU MÁU, THIẾU KẼM Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI 4 XÃ, NAM ĐỊNH
Tập 13 Số 2 - 2017
Hoàng Thị Thơm, Trần Thúy Nga, Phạm Ngọc Khái
Một điều tra cắt ngang được triển khai trên 241 phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi tại 4 xã tỉnh Nam Định để đánh giá thực trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm. Kết quả : Phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 4 xã của tỉnh Nam Định đang chịu một gánh nặng kép về dinh dưỡng với tỷ lệ CED và TC-BP khá cao, trong đó cân nặng trung bình là 49,7 ± 7,9 kg; chiều cao trung bình là 154,0 ± 4,6 cm; tỷ lệ CED là 20,7% và TC-BP là 11,2%. Chủ yếu là CED độ I và ở mức thừa cân. Giá trị trung bình của hemoglobin: 125,98 ± 0,7 g/l; kẽm huyết thanh là 9,98 ± 0,13 µmol/l và giá trị trung bình của ferritin là 107,68 ± 6,35 µg/L. Có 23,2% đối tượng bị thiếu máu với 11,6% đối tượng có tình trạng dữ trữ cạn kiệt. Tỷ lệ PN có hàm lượng kẽm huyết thanh thấp là 46,5%. Không thấy sự khác biệt về tình trạng thiếu máu trong nhóm các đối tượng có tình trạng dinh dưỡng khác nhau. Như vậy, tỷ lệ thiếu máu xếp ở mức trung bình và thiếu kẽm ở PNTSĐ tại Nam Định xếp ở mức nặng về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới.
#Tình trạng dinh dưỡng #thiếu máu #thiếu kẽm #phụ nữ 15-49 tuổi
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tập 18 Số 5+6 - 2023
Phạm Thị Oanh, Đỗ Thị Hòa, Nguyễn Thị Thu Trang
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì (TC-BP) ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (T2ĐTĐ) nội trú. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 128 bệnh nhân T2ĐTĐ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà tỉnh Hưng Yên từ tháng 1/2022 - 5/2022. Tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo chỉ số khối cơ thể (BMI). Sử dụng kiểm định χ2 để xác định mối liên quan đơn biến đối với tình trạng TC-BP. Kết quả: Tỷ lệ TC-BP (BMI ≥23 kg/m2) là 22,6%, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5 kg/m2)  là 10,2%. Có mối liên quan giữa tình trạng TC-BP với thói quen ăn ngọt (OR=2,5; 95%CI=1,02-6,64), ít hoạt động thể lực (OR=2,57; 95%CI=1,01-6,85) và năng lượng ăn vào (OR=4,4; 95%CI=1,36-18,6) của đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Ở bệnh nhân T2ĐTĐ, thừa cân-béo phì tồn tại với tỷ lệ đáng chú ý và có mối liên quan đơn biến đối với thói quen ăn ngọt, ít hoạt động thể lực và dư thừa năng lượng ăn vào.
#Đái tháo đường týp 2 #thừa cân-béo phì #yếu tố liên quan #bệnh viện đa khoa Hưng Hà
TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT VÀ THIẾU VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TRƯỚC KHI MANG THAI TẠI HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ
Tập 13 Số 3 - 2017
Henri Diren, Nguyễn Thị Diệp Anh, Từ Ngữ, Phí Ngọc Quyên, Phạm Thiện Ngọc, Lê Bạch Mai, Janet King, Hoàng Thu Nga
Mục tiêu: Xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và thiếu vitamin A (Vit. A), ở phụ nữ trước khi mang thai lần đầu (PNTKMTLĐ) ở Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ (CK-PT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên 411 phụ nữ tuổi từ 18-30 chưa từng có thai sống tại CKPT. Tình trạng sắt được đánh giá bằng các chỉ số: Transferrin receptor, Ferritin, lượng sắt trong cơ thể, chỉ số CRP, AGP để loại trừ nhiễm trùng. Chỉ số Hb được dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu. Tình trạng Vit.A được đánh giá bằng các chỉ số: Vit.A huyết thanh và Retinol-Binding Protein (RBP). Kết quả: Tỷ lệ thiếu sắt cạn kiệt ở nhóm thiếu máu (10,1%) cao hơn so với nhóm không thiếu máu (3,2%) với p<0,01. Ở nhóm thiếu sắt, nồng độ RBP (1,06 ± 0,39 μmol/L) thấp hơn so với nhóm không thiếu sắt (1,15 ± 0,41 μmol/L) và nồng độ CRP: 0,3 (0,1; 0,9) mg/L cao hơn so với nhóm không thiếu sắt (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu của PNTKMTLĐ ở CK-PT là 20,7% thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, trong đó 43,0% không nhiễm trùng bị thiếu sắt; Tỷ lệ thiếu sắt: 37,9%; Tỷ lệ thiếu Vit.A:10,2%.
#Thiếu máu #thiếu sắt #thiếu vitamin A #phụ nữ 18-30 tuổi #phụ nữ trước mang thai #phú thọ